Trang chủBệnh tai mũi họngChảy tai (chảy mủ tai) - Nguyên nhân, cách khám và điều...

Chảy tai (chảy mủ tai) – Nguyên nhân, cách khám và điều trị

Là chứng rất quan trọng, gặp trong các bệnh ờ tai, xương chũm. Thường có kèm với các chứng cơ năng đã kể trên.

CẦN THỰC HIỆN

Hỏi bệnh: cần hỏi tỉ mỉ để phát hiện đầy đủ.

  • Tính chất chảy tai

-Chảy từ khi nào: cấp, mạn, thời gian.

-Chảy nhiều hay ít, liên tục hay từng đợt.

-Chảy ra: dịch (loãng), mủ (đặc thối), nhầy (trong như mũi).

-Có mùi: tanh, hôi, thối, mức độ.

Chảy mủ tai qua lỗ
Chảy mủ tai qua lỗ

-Có màu: trong, vàng chanh, xanh, nâu.., đục thủng màng nhĩ bẩn.

-Có váng, mảng sáng óng ánh: lổn nhổn như bã đậu; có lẫn máu.

  • Các chứng kèm theo: sốt, đau tai, nghe kém….

Khám tai

  • Dùng que bông ngoáy tai để xem chất chảy ra, đặc biệt phải ngửi để xác định mức độ thối của chất đọng ở ống tai và chất mới chảy ra (sau khi đã lau).
  • Dùng ống soi tai và đèn Clar (hoặc gương trán) để xác định tình trạng màng tai, lỗ thủng hay qua nội soi tai.

Chụp X-quang

Khi có mủ tai thối rõ, đặc biệt khi có váng óng ánh như váng mỡ hay mảnh trắng mỏng như xà cừ.

Khi thấy lỗ thủng rộng, bờ sát khung xương.

Đo sức nghe: để xác định mức độ nghe kém

CÁC NGUYÊN NHÂN

Chảy dịch: loãng, trong hay có màu vàng chanh, không có mùi hay hơi tanh.

Viêm ống tai ngoài toả lan: có bệnh tích ở ống tai

Viêm tai giữa cấp hay viêm tai giữa xuất tiết tuỳ theo bệnh tích ở màng tai.

Chất nhày: trống, không có mùi, chảy từng đợt, thường gặp ờ trẻ em: viêm tai giữa mủ nhầy.

Chảy mủ

  • Có mùi thối màu bẩn; chảy thường xuyên

Viêm tai giữa mủ mạn. Viêm xương chũm cấp và mạn

  • Có mùi thối khẳn, có váng hay mảnh trắng óng ánh. Viêm tai xương chũm có cholestéatom.
  • Có mùi thối rõ, có lẫn máu, nghĩ tới:

Lao tai, ung thư tai, xương chũm.

HƯỚNG XỬ LÝ

Điều trị căn nguyên

  • Xử trí các viêm, tắc ở mũi, họng, vòi Eustachi
  • Làm sạch, ngừng chảy tai
  • Phẫu thuật loại bỏ bệnh tích xươngy cholesteatom

Điều trị chứng

  • Dẫn lưu tốt: phải đảm bảo để dịch, nhày hay mủ chảy thoát ra dễ dàng.

-Chích rộng màng tai.

-Loại bỏ các bít tắc như vẩy, cục mủ, pô lip…

  • Làm thuốc tai hàng ngày cho đến khi hết mủ

CẦN NHỚ

Phải xác định cụ thể các tính chất chảy tai

Bao giờ cũng phải ngửi mủ tai: mủ càng thối càng nghĩ đến nhiều bệnh tích ở xương

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

3 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây