Viêm tủy cắt ngang cấp (acute transverse myelitis): sự tổn thương vùng chất trắng hay chất xám của tủy ở một đoạn hay vài đoạn tủy kế cận nhau
* Nguyên nhân :
+ Thường là do siêu vi.
+ Cơ chế bệnh sinh liên quan đến miễn dịch, và một số liên quan đến viêm mạch.
+ Phần lớn là không tìm thấy nguyên nhân.
I. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Đặc điểm lâm sàng
Xuất hiện đột ngột: đau cục bộ ở lưng, cảm giác và vận động bị rối loạn từ hai chi dưới lan lên.
Tiến triển qua nhiều giờ, nhiều ngày và trở nên nặng nề với Hội chứng cắt ngang tủy cấp hoàn toàn hay không hoàn toàn.
Có thể tiến triển hướng lên : gây suy hô hấp và rối loạn nuốt.
* Triệu chứng cắt ngang tủy cấp
+ Đột ngột, trong vài giờ hay trong ngày với liệt mềm.
+ Mất tất cả cảm giác và hoạt động phản xạ (gồm cả chức năng tự chủ), rối loạn cơ vòng. Dễ gây hoại tử đa vùng “tì” hay vùng tiếp xúc rất nhanh từ vị trí tổn thương trở xuống
+ Trong nhiều ngày sau (trung bình 4 tuần): liệt mềm chuyển qua qua liệt cứng: & Trương lực cơ, & Px gân cơ, 2 chân duỗi cứng, Babinski (+), dấu ba co.
* Triệu chứng cắt ngang tủy không hoàn toàn
+ Liệt không hoàn toàn, sức cơ giảm một phần, rối loạn vận động hữu ý.
+ Tùy thuộc đường dẫn truyền bị ảnh hưởng:
Tổn thương cột sau : mất hoặc giảm cảm giác định vị tư thế, cảm giác rung.
Tổn thương bó gai đồi thị: Mất hoặc giảm cảm giác đau, nhiệt, cảm giác xúc giác tinh vi và thô sơ.
+ Những tổn thương cắt ngang nửa tủy sống bên gây hội chứng Brown Sequard.
+ Tổn thương phía trước tủy: rối loạn vận động, ít rối loạn cảm giác (do tổn thương động mạch tủy sống trước).
2. Các dấu hiệu lâm sàng để xác định vị trí tổn thương tủy sống
C5 trở lên : liệt hô hấp, liệt tứ chi thể trung ương.
C6-C7 : liệt trung ương 2 chi dưới, liệt vận động cổ tay, bàn tay nhưng hoạt động cơ vai và khuỷu tay bình thường.
C8-T1 : gây hội chứng Horner (co đồng tử, hẹp khe mi, giảm tiết mồ hôi mặt)
T11-T12 : ảnh hưởng vận động các cơ ở chân phía trên và phía dưới đầu gối.
T12- L1 : gây liệt hai chi dưới kèm tổn thương rễ thần kinh.
Chùm đuôi ngựa : liệt ngoại biên 2 chi dưới, rối loạn cảm giác vùng hội âm, rối loạn cơ vòng.
II. CÂN LÂM SÀNG
- Xét nghiệm huyết học, sinh hóa : tầm soát các bệnh giang mai, lao, HIV
- Dịch não tủy: màu trắng trong, protein tăng nhẹ, tế bào tăng bạch cầu đơn nhân, cấy vi trùng âm tính.
- MRI : cho thấy thương tổn lan rộng ngoài tủy sống. MRI và chụp tủy sống có cản quang : tủy sống phù nề, lớn hơn bình thường “sưng phồng” vùng tổn thương, đôi khi còn tạo ra một khối choáng chỗ chèn ép màng tủy một hay hai bên.
III. CHẨN ĐOÁN
- Chẩn đoán xác định : Tiêu chuẩn lâm sàng:
Xảy ra đột ngột : vài giờ hay vài ngày không có chấn thương. Lâm sàng : hội chứng cắt ngang tủy.
Dịch não tủy :
+ tăng tế bào đơn nhân,
+ protein tăng nhẹ,
+ cấy vi trùng âm tính.
MRI : phù nề tủy vùng tổn thương, loại trừ các nguyên nhân khác.
2. Chẩn đoán phân biệt
a. Nhồi máu tủy:
> Chụp động mạch tủy : có giá trị chẩn đoán trong nhồi máu tủy.
b. Hội chứng ép tủy cấp và bán cấp:
> MRI : phân biệt giữa chèn ép tủy cấp và viêm tủy cắt ngang cấp.
IV. ĐIỀU TRỊ
+ Điều trị triệu chứng: truyền dịch, bù điện giải, chống táo bón, kháng sinh khi có nhiễu khuẩn niệu (Augentin 625mg,.2 viên/ngày)
+ Trường hợp xác định dược nguyên nhân do lao : lao điều trị kháng lao
+ Corticoid:
+ Methylprednisolone (Solumedrol) 10 – 15mg/kg tiêm tĩnh mạch, 7 ngày.
+ Prednisolone 1 – 1,5mg/kg trong 3 – 4 tuần, giảm dần liều rồi ngừng.
+ Những bệnh nhân có nguy cơ cao về đường tiêu hóa có thể sử dụng kháng H2 (famotidin,…) hoặc ức chế bơm proton (lomac, pantoprova,….)
+ Vitamin nhóm B: B1, B6, B12. 2 viên/ ngày x 14 ngày
+ Gabapentin (neurontin, tebantin,…) 300mg, 2 viên/ngày x 14 ngày
V. TIEN LƯỢNG
– 60% có triệu chứng hồi phục sau 2 – 12 tuần, bệnh sau 3 tháng không hồi phục có tiên lượng xấu.
- 15% không có triệu chứng hồi phục.
- 3% có thể chuyển thành xơ cứng rải rác tuỷ