Trang chủBệnh ngoại khoaGãy xương bàn tay ở trẻ

Gãy xương bàn tay ở trẻ

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy xương bàn tay là gãy xương  trong vùng bàn tay, thường gặp gãy xương đốt bàn ngón tay và đốt ngón tay.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Bệnh sử

  • Cơ chế chấn thương
  • Thời gian chấn thương
  • Điều trị trước đó.

2. Triệu chứng lâm sàng

  • Sưng đau vùng chấn thương
  • Vết bầm máu.
  • Hạn chế vận động
  • Biến dạng
  • Cử động bất thường
  • Tiếng lạo xạo xương

3. Cận lâm sàng

X-quang bàn tay thẳng, nghiêng.

4. Chẩn đoán xác định

Dựa vào lâm sàng và X-quang giúp chẩn đoán xác định gãy xương.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  • Xương lành vững chắc
  • Không giới hạn vận động nơi gãy xương

2. Điều trị trước phẫu thuật

  • Nẹp cố định chỗ gãy.
  • Thuốc giảm đau paracetamol 15mg/kg/6giờ.
  • Kháng sinh dự phòng cefazolin nếu có phẫu thuật

3. Điều trị gãy xương bàn tay

  • Gãy xương bàn ngón tay

+  Thường nắn kín, cố định với nẹp hoặc bó bột.

+  Phẫu thuật khi di lệch xoay, gãy nhiều xương bàn, gãy đầu xương bàn ngón có tổn thương khớp.

+ Đối với gãy nền xương bàn ngón I bó bột với ngón I dạng, phẫu thuật khi gãy Salter – Harris type III cố định với kim Kirschner.

– Gãy xương đốt ngón tay

+  Gãy nền xương:

Salter-Harris type I và II nắn kín, cố định với nẹp hoặc bó bột Salter-Harris type III và IV nắn kín, cố định với nẹp hoặc bó bột. Phẫu thuật cố định với kim Kirschner khi nắn kín thất bại, di lệch > 25% bề mặt khớp.Gãy xương bàn tay

A, gãy Salter-Harris type II. B, gãy Type III. C, gãy type IV, hiếm

+ Gãy thân xương: nắn kín, cố định với nẹp hoặc bó bột. Nếu thất bại phẫu thuật cố định với kim Kirschner.

+ Gãy chỏm xương: thường phẫu thuật cố định với kim Kirschner vì chỏm thường di lệch xoay và gập góc nặng.

+ Gãy kèm tổn thương khớp: không di lệch nắn kín, cố định với nẹp hoặc bó bột. Nếu di lệch, phẫu thuật cố định với kim Kirschner.

4. Kỹ thuật mổ gãy đầu xương bàn tay hay xương đốt ngón tay

  • Rạch da đường dọc bên qua đầu xương gãy.
  • Cắt mô mềm, bóc tách thần kinh, mạch máu.
  • Bộc lộ đầu xương gãy, không làm tổn thương đầu xương, vòng sụn và màng xương
  • Lấy máu tụ và các mảnh xương gãy vụn
  • Nắn xương thẳng trục
  • Xuyên 2 kim Kirschner qua hành xương hay đầu xương
  • Đóng vết mổ từng lớp
  • Nẹp hoặc bó bột cố định

IV. THEO DÕI

  • Tái khám mỗi tuần
  • Rút kim Kirschner sau 4 tuần
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây