Cù mạch

Tên khoa học:

Dianthus caryophyllusLinn. Họ khoa học: Caryphyllaceae.

Tên tiếng Trung: 瞿 麥

Tên thường gọi:

Cẩm chướng thơm, Cẩm nhung, Cồ mạch (Cồ là lớn, mạch là lúa. Vị này giống như hạt lúa mạch mà lớn hơn nên gọi là Cù mạch). Ngoài ra Cù mạch còn được gọi là Cự câu mạch (Bản Kinh), Đại lan (Biệt Lục), Cự mạch, Tư nuy (Quảng Nhã), Đại cức (Nhĩ Nhã), Thạch trúc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Lạc dương nam thiên trúc thảo (Bản Thảo Cương Mục), Địa miến, Lung tu, Đại cúc tử, Đại lan tử, Tứ thời mỹ, Đổ lão thảo tử, Thánh lung thảo tử, Nam thiên trúc thảo tử (Hòa Hán Dược Khảo).

Mô tả:

Thân mọc bò trên mặt đất rồi mọc đứng, màu xanh lam. Hoa đơn độc hay tụ họp thành những xim 2 ngã, có một tổng bao gồm 4 lá bắc. Đài hợp thành ống dài, có 5 răng. Nhị to. Bầu 1 ô, 2 vòi. Quả nang hình trụ có 4 mảnh vỏ. Hạt giẹp. Ra hoa vào mùa xuân, mùa hạ.

Cù mạch
Cù mạch

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây hay thân cành mang lá và hoa, thu hái khi cây chớm ra hoa, thường vào sau tiết lập thu, phơi âm can cho khô, có thể dùng sống hoặc sao qua, tán bột để dùng.

Khí vị:

Vị đắng, cay, hàn, không độc, có ít âm ở trong dương, Đan bì làm sứ, ghét Phiêu tiêu.

Chủ dụng:

Dùng làm quân thì lợi tiểu tiện, làm tá thì có tác dụng khơi thông nhọt sưng, khỏi màng mắt, trục thai chết, thông huyết bế, hút gai từ trong thịt ra. Sách bản thảo nói: nuôi khí của Thận, ngăn hoắc loạn, dài râu tóc, cũng là tác dụng trị thấp nhiệt đó thôi.

Cấm kỵ:

Phàm khí của Thận hư mà không có đại nhiệt, thủy thũng cổ trướng thuộc Tỳ hư, thai tiền sản hậu, người thuộc hư, tiểu tiện không thông lợi, thảy đều cấm dùng. Lại nói tiêu trường hư thì cấm dùng.

Cách chế:

Không lấy cây và lá, chỉ lấy hột cả vỏ tẩm Trúc lịch 1 giờ, phơi khô dùng.

Nhận xét:

Cù mạch cây lên thẳng, cao hơn 1 thước, lá nhọn sắc xanh, gốc màu tím đen, tháng 5 âm lịch nở hoa tím đỏ giống như Ánh hồng sơn, tháng 7 thì kết bông như bông lúa mạch cho nên gọi là Cù mạch, nhiều nơi có trồng.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Bài Bát chính tán (Hòa tễ cục phương)

Hoạt thạch 16-40g, Mộc thông 4-8g, Bán hạ 4-8g, Hậu phác 12-20g, Xa tiền tử 12-20g, Biển súc 12g, Cù mạch 12g, Cam thảo 4-12g, Sơn chi tử 8-12g, Đại hoàng 8-12g. Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 8-12g với nước sắc Đăng tâm, ngày 2 lần. Cũng có thể chuyển thành thuốc thang.

Có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, lợi tiểu thông lâm.

Trị thấp nhiệt hạ chủ ở Bàng quang, tiếu gắt, tiếu nhỏ giọt, tiểu buốt, nước tiếu đỏ, niệu đạo viêm nóng đau, lười đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoat sác.

Có thể dùng chữa các bệnh viêm cầu Thận cấp, viêm Thận, bể Thận cấp, có hội chứng thấp nhiệt, để thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu phù. Nếu tiêu lỏng bỏ Đại hoàng. Bài này chỉ định chính là chứng lâm thực nhiệt, nếu chứng lâm đã lâu ngày, cơ thể hư yếu cần chú ý phù chính mà gia giảm cho phù hợp.

“Phổ tế phương”

Bài Thạch vi tán

Xa tiền tử 12g, Thạch vi 8g, Du bạch bì 8g, Mộc thông 6g, Xích phục linh 12g, Hoạt thạch 12g, Cù mạch 2g, Đông quỳ tử 8g, Cam thảo 4g. sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, bài thạch, thông lâm.

Trị bụng dưới đau âm ỉ, đau trong đường niệu, tiểu ra sỏi.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Tư thận hoạt huyết thang

Xa tiền thảo 12g, Trúc diệp 10g, Hoàng bá 10g, Đào nhân 10g, Tri mẫu 10g, Hồng hoa lòg, Ngưu tất 12g, Cù mạch 12g, Tạo giác thích 10g, Ô dược 10g, Cam thảo tiêu 5g, Xích thược 12g, Vương bất lưu hành 10g, Nhục quế 2g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa phì đại Tiền liệt tuyến

Gia giảm: Người khí hư thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm. Người nhiêt thinh, mạch sác thêm Song hoa, Công anh, Bại tương thảo. Người vị khí sung lên gây nấc ợ thêm Toàn phúc hoa, Đinh hương, Thị đế. Người ngực đầy, ho hen thêm Tử uyển, Tô tử. Người đái ra máu thêm Bạch mao căn, Đại tiểu kế. Người đại tiện bí thêm Đại hoàng, Huyền minh phấn.

Theo kinh nghiệm của tôi, với bệnh phì đại Tiền liệt tuyến tốt nhất là dùng bài Bát vị thận khí hoàn gia giảm mà chữa, dù bệnh nặng mấy, dù tuổi cao đều khỏi cả.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây