Maninil 5

Thuốc Tân dược
Thuốc Maninil-5
Thuốc Maninil-5

MANINIL 5

Viên nén 5 mg: lọ 120 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Glibenclamide 5 mg

CHỈ ĐỊNH

Bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi (bệnh tiểu đường loại II không phụ thuộc insulin) khi đã điều trị bằng chế độ ăn kiêng mà không đủ.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Với những bệnh nhân tiểu đường loại I phụ thuộc insulin (bệnh tiểu đường ở người trẻ); có rối loạn nặng sự chuyển hóa đường với sự toan chuyển hóa máu; suy giảm nặng chức năng của gan và thận; phụ nữ có thai và cho con bú; quá mẫn cảm với glibenclamide.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chú ý đề phòng:

Maninil 5 làm hạ đường máu.

Hạ đường máu có thể xảy ra khi uống thuốc quá liều, ăn kiêng quá mức (không ăn, ăn bỏ bữa), uống rượu và tập luyện quá sức. Đói, ra mồ hôi, chân tay bồn chồn, đau đầu, mất tập trung và hung hăng là những dấu hiệu của hạ đường máu. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp dẫn đến mất ý thức và bị co giật. Nếu có dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp, nên uống ngay khoảng 20 g đường. Nếu lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp gây mất ý thức, nên cho nhập viện khẩn cấp.

Thận trọng lúc dùng:

Trước khi lượng đường trong máu đã được điều chỉnh một cách tốt nhất, hay khi uống thuốc không đều đặn, thời gian phản ứng thuốc có thể bị thay đổi dẫn đến ảnh hưởng khi lái xe hay vận hành máy móc.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Các thuốc sau đây làm tăng tác dụng hạ đường huyết của glibenclamide, do đó có thể gây hạ đường huyết: insulin, các thuốc tiểu đường dạng uống, ức chế men chuyển, các steroid đồng hóa và nội tiết tố sinh dục nam, chloramphenicol, dẫn xuất coumarin, cyclophosphamide, disopyramide, fenfluramine, fenyramidol, fibrate, fluoxetin, ifosfamide, ức chế MAO, miconazole, para-aminosalicylic acid, pentoxifylline (liều cao dạng tiêm), phenylbutazone, azapropazone, oxyphenbutazone, probenecid, quinolones, salicylates, sulfinpyrazone, sulfonamide, các thuốc ức chế giao cảm ví dụ như ức chế bêta và guanethidine, tetracycline, tritoqualine,

Các thuốc sau đây làm giảm tác dụng hạ đường huyết của glibenclamide, do đó có thể gây tăng đường huyết: acetazolamide, barbiturates, corticosteroids, diazoxide, lợi tiểu, epinephrine (adrenaline) và các thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm khác, glucagon, nhuận  trường (sau khi điều trị dài hạn), acid nicotinic (liều cao), estrogen và progesterone, phenothiazine, phenytoin, nội tiết tố tuyến giáp, rifampicin.

Các thuốc đối kháng thụ thể H2, clonidine, và reserpine có thể làm tăng hay giảm tác dụng hạ đường huyết của

Dưới ảnh hưởng của các thuốc ức chế giao cảm như ức chế bêta, clonidine, guanethidine và reserpine, các dấu hiệu điều hòa ngược của hệ giao cảm đối với hạ đường huyết có thể giảm hoặc biến mấ

Uống một lúc nhiều rượu hoặc uống rượu lâu ngày có thể làm tăng hay giảm tác dụng hạ đường huyết của

Glibenclamide có thể làm giảm hay tăng tác dụng của các dẫn xuất của coumarin.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Maninil 5 thông thường không có tác dụng phụ. Đôi khi gây rối loạn tiêu hóa hay có những phản ứng quá mẫn, đặc biệt với da, và trong một vài trường hợp đặc biệt có thể gây nên thay đổi hệ thống tạo máu.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Liều dùng Maninil 5 được quyết định cho mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào lượng đường trong máu. Liều dùng tăng lên dần kể từ khi bắt đầu điều trị, bắt đầu dùng nửa viên Maninil 5 và tăng đến liều cần thiết trong vòng vài ngày. Liều hàng ngày lên tới 10 mg glibenclamide (2 viên Maninil 5) thường được uống một lần vào buổi sáng trước khi ăn sáng, liều cao hơn được chia ra uống vào buổi sáng và buổi tối.

Nói chung hiệu quả tối đa khi uống 3 viên Maninil 5 mỗi ngày.

BẢO QUẢN

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 25oC

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận