3TC – Lamivudine (Epivir™) – thuốc điều trị HIV

Thuốc Tân dược

3TC – Lamivudine (Epivir) là thuốc nhóm NRTI thứ 5 được cấp phép ở châu Âu vào tháng 8/2006.  Nó là một dẫn xuất của cytidine có khả năng dung nạp rất tốt nhưng nhược điểm chính của thuốc là khả năng bị kháng nhanh, chỉ cần đột biến ở một vị trí (M184V) là đủ để thuốc mất hiệu lực. Đột biến này dẫn tới kháng thuốc sau chỉ một vài tuần nếu dùng đơn trị (Eron 1995). Tác dụng đầy đủ của 3TC chỉ thể hiện rõ khi nó được phối hợp với các NRTI khác. Nằm trong thành phần của Combivir™ và Trizivir™ nên 3TC trở thành thuốc kháng virus được dùng nhiều nhất. Thực vậy, một số nghiên cứu lớn như NUCB 3002 hoặc CAESAR đã chứng tỏ tác động làm chậm diễn biến bệnh và cải thiện tiên lượng tử vong khi phối hợp thêm 3TC vào liệu trình điều trị chứa NRTI (Staszewski 1997).

Đột biến ở vị trí M184V thậm chí có thể làm  tăng tính nhạy cảm của một số chủng virus kháng AZT và còn làm suy yếu virus (Miller 2002). Duy trì 3TC đơn trị ở những bệnh nhân đã điều trị nhiều loại thuốc và có đột biến M184V dẫn đến làm giảm mức tăng tải lượng virus và làm chậm quá trình giảm số lượng CD4 so với việc dừng hoàn toàn HAART (xem mục “Phác đồ cứu  cánh”).  Để 3TC trong thành phần của thuốc phối hợp cho dù đã biết nó đã bị kháng giúp bảo tồn đột biến ở vị trí M184V và do vậy làm giảm khả năng nhân bản của HIV.

Trong nghiên cứu Atlantic, 3TC phối hợp cùng với d4T+ddI tỏ ra kém hiệu quả về mặt virus so với indinavir hoặc nevirapine (Van Leeuwen 2003). Phối hợp với abacavir và tenofovir nay cũng không còn được khuyến cáo (xem mục “Triple Nuke”). Độ mạnh kháng virus của thuốc tương đương với “đối thủ chính” FTC (Rousseau 2003, Benson 2004).

Cho dù thời gian bán hủy ngắn hơn so với FTC, liều dùng một lần mỗi ngày cũng đã được cấp phép (DeJesus 2004). Một tác dụng có lợi khác nữa là 3TC có hiệu lực kháng virus viêm gan B dù rằng tác dụng này cũng bị hạn chế vì thuốc dễ bị kháng nhanh.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận