Thuốc kích thích miễn dịch

Tác dụng thuốc

Interferon alfa

INTERFERON ALFA-2A Laroferon ® (Roche)

Roferon – A ® (Roche). INTERFERON ALFA – 2B

Introna ® (Schering-Plough) Viraferon ® (Schering-Plough).

Tính chất: interferon alfa – 2a và interferon – 2b giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở một acid amin, được tạo ra nhò kỹ nghệ sinh học (rlFN-a) từ một chủng E.Coli bị biến đổi di truyền và có AND mang mã tổng hợp protein này của người.

Chỉ định và liều lượng

Viêm gan c mạn tính đang hoạt động:

Interferon alfa – 2b được khuyên dùng với liều 3 triệu UI, 3 lần mỗi tuần trong 18 tháng. Người ta thấy có một nửa số bệnh nhân bị tái phát sau khi ngừng thuốc.

Leucemi bạch cầu có lông (tricholeucocyte):

Interferon alfa-2a: 1,7 triệu UI/m2/ngày, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da trong 4 – 7 tháng, sau đó 3 lần mỗi tuần trong ít nhất là 5 tháng.

Interferon alfa-2b: 2 triệu UI/m2/ ngày, tiêm dưới da 3 lần/tuần.

ư hắc tố ác tính di căn:

Interferon alfa-2a: 10 triêu UI/m2/ngày, tiêm bắp 3 lần/tuần trong 5 tháng.

Interferon alfa-2b: 5 -10 triệu UI/m2/ngày, tiêm dưới da 3 lần/tuần.

Sarcoma Kaposi ở người bị AIDS: Interferon alfa-2a: 10 triệu UI/m2/ngày, tiêm bắp trong 3 tháng.

Interferon         alfa-2b:    50     triệu UI/m2/ngày, truyền tĩnh mạch trong 30 phút trong 5 ngày liền, cách tuần truyền 1 lần. Hai đợt cách nhau 9 ngày.

Condylom nhọn đỉnh (do Papillomavirus):

Interferon alfa-2b: tiêm vào đáy condylom 1 triệu UI, 3 lần/tuần trong 3 tuần.

Viêm gan B mạn tính hoạt động:

Interferon alfa-2b: 5 triệu Ul/ngày trong 4 tháng có tác dụng trong 1/3 số trường hợp.

Chống chỉ định

Dị ứng với interferon.

Bệnh tim, thận hoặc gan nặng.

Động kinh hoặc có bệnh ở hệ thống thần kinh trung ương.

Tuỷ xương bị ức chế nặng.

Có thai (cần tránh thai trong suốt thời gian điều trị và 3 tháng sau khi ngừng điều trị) và cho con bú.

Tác dụng phụ

Hội chứng giả cúm (nhất là trong tuần điều trị đầu tiên):

sốt, rét run, nhức đầu, đau cơ, đau khóp.

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Độc với máu (khi điều trị dài ngày): giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu (hồi phục được).

Huyết áp giảm, huyết áp tăng.

Làm bệnh vẩy nến thêm nặng; ít gặp gây độc cho da.

Rụng tóc (dùng dài ngày).

Rối loạn nhịp tim.

Lú lẫn, rối loạn tâm thần, loạn cảm, rối loạn tuyến giáp do tự miễn.

Interferon beta

Avonex ® (Biogen) [beta-la] Beteferon ® (Schering) [beta-lb]

Thuốc được khuyên dùng để làm giảm tần suất và độ nặng của các đợt của bệnh xơ cứng từng mảng.

Interferon gamma

INTERFERON GAMMA – 1B

Imukin ® (Boehringer Ingelheim)

Thuốc được dùng kết hợp với kháng sinh để làm giảm tần suất nhiễm khuẩn nặng ở bệnh nhân bị tăng bạch cầu hạt mạn tính.

CÁC THUỐC KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH KHÁC

Levamisol

Solaskil ® (Specia)

Metisoprinol (acedobene)

Isoprinosine ® (Synthelabo).

Được khuyên dùng trong sởi nặng và viêm não chất trắng bán cấp gây xơ hoá.

Chú ý: các biệt dược dưới đây có chữa các mẩu vi khuẩn mang tính kháng nguyên và được coi là thuốc “điều biến miễn dịch” (immunomodulator) dùng để phòng ngừa nhiễm khuẩn mũi- họng và phế quản tái phát (hiệu quả chưa rõ)

Biostỉm ® (Cassenne)

Imocur ® (Fournier)

Rhinopten ® (Debat)

Ribomunyl ® (Inava).

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận