Thuốc chống nôn

Tác dụng thuốc

Điều trị triệu chứng chứng buồn nôn và nôn chỉ được coi là đúng đắn nếu không gây ra nguy cơ làm cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh gốc (bệnh chính gây ra buồn nôn và nôn) bị chậm.

Những trường hợp nôn cấp tính do ăn uống quá mức, hoặc do uống rượu thì hiếm khi cần phải điều trị bằng thuốc.

Chỉ được kê đơn những thuốc chống nôn khi nguyên nhân gây nôn không thể xác định và loại trừ được, đồng thời phải tính tới một thực tế là những thuốc này có nguy cơ làm lu mờ những triệu chứng của bệnh gốc và gây ra những hiệu quả không mong muốn.

Không được sử dụng thuốc chống nôn trong những trường hợp nôn do có thai, trừ trường hợp thấy là tuyệt đối cần thiết.

Đối với nôn sau phẫu thuật, thì chỉ được chỉ định những thuốc chống nôn trong trường hợp đặc biệt (phẫu thuật ở tai trong, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật nội-nhãn cầu).

Một số thuốc chống nôn được sử dụng để phòng ngừa chứng say tàu xe, chứng buồn nôn và nôn do liệu pháp hoá chất chống ung thư.

Thuốc chống nôn kích thích tính chuyển động của đường tiêu hoá

Tên khác: thuốc gây chuyển động dạ dày, thuốc gây chuyển động.

Tính chất: benzamid, chất thay thế của thuốc kháng tiết-dopamin (trừ domperidon là một butyrophenon), có tác dụng kích thích chuyển động của thực quản-dạ dày-tá tràng, làm tăng hoạt động tông đẩy của dạ dày và có hiệu quả chống nôn mạnh.

Chỉ định

Trào ngược dạ dày-thực quản: điều trị triệu chứng những cơn đau rát như bỏng ở sau xương ức vào ban đêm; tránh ăn và uống rượu trước lúc đi ngủ và gối đầu cao.

Chứng liệt nhẹ dạ dày (chậm tiêu hoặc giảm chuyển động dạ dày): vô căn hoặc thứ phát của bệnh thần kinh đái tháo đường.

Chứng nấc, những biểu hiện khó tiêu hên quan tới rối loạn về tính chuyển động của ống tiêu hoá.

Chuẩn bị để làm thủ thuật sinh tỊiiết niêm mạc hỗng tràng bằng nội soi.

Điều trị triệu chứng những trường hợp buồn nôn và nôn nặng.

Dạng thuốc tiêm: phòng ngừa và điều trị chứng buồn nôn và nôn do liệu pháp hoá chất chống ung thư.

Thận trọng

Nguy cơ gây chứng ngủ lơ mơ (ngủ gà): thận trọng đối với những người lái xe cơ giới.

Tránh uống rượu trong thời kỳ sử dụng thuốc.

Cho thuốc thận trọng đối với những người già (hiệu quả an thần, hạ huyết áp).

Trong trường hợp suy thận thì giảm liều lượng xuống một nửa.

Chống chỉ định

Những trường hợp có nguy cơ chảy máu dạ dày-ruột, tắc hoặc thủng dạ dày-ruột.

Những trường hợp động kinh (nguy cơ giảm ngưỡng sinh động kinh), rối loạn ngoại tháp.

u tế bào ưa chrom (cơn tăng huyết áp).

Tiền sử loạn vận động muộn do những thuốc an thần kinh.

Khi có thai (chưa khẳng định tính vô hại) và đang cho con bú (thuốc bài tiết theo sữa).

Tác dụng phụ

Chứng ngủ lơ mơ, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, khô miệng, mất ngủ.

Hội chứng ác tính của thuốc an thần kinh (xem từ này) trong trường hợp điều trị với liều cao hoặc kéo dài, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn còn trẻ tuổi.

Hội chứng ngoại tháp: co cứng cơ mặt, loạn vận động muộn, cơn xoay nhãn cầu; điều trị bằng thuốc chống tiết cholin kháng Parkinson.

Chứng vú to ở nam giới, hội chứng vô kinh-tiết sữa (tăng prolactin- huyết).

Tái phát cơn ở bệnh nhân động kinh.

Tương tác thuốc: với những thuốc chống đông máu uống (nguy cơ tiềm tàng về tác động chống đông máu), với benzodiazepin (nguy cơ tiềm tàng có hiệu quả an thần), với thuốc chống tiết cholin (tác động đối vận ở trong ống tiêu hoá), với thuốc an thần kinh (đồng vận những hiệu quả trung ương); với phenothiazin (phải tránh phối hợp hai thuốc với nhau).

CÁC BIỆT DƯỢC

Alizaprid (benzamid)

Plitican ® (Synthélabo).

Liều lượng: người lớn: 100- 200mg/ ngàỹ chia làm 2-41ần. Trẻ em: 5 mg/kg/ ngày chia làm 2-4 lần.

Cisaprid (benzamid)

Prepulsid ® (Janssen-Cilag).

Liều lượng: người lớn: 5-10 mg, 4 lần/ngày. Trẻ em:0,2mg/kg/ ngày, chia làm 3-4lần/ngày.

Domperidon (butyrophenon)

Motilium ® (Janssen-Cilag)

Péridys ® (Robapnarm)

Liều lượng: người lớn: 10-20mg, 3 lần/ ngày. Trẻ em: 0,75 mg/kg/ ngày.

Metoclopramid (benzamid) Anausin ® (Asta).

Metoclopramid – tên thông dụng

Primpéran ® (Synthélabo). Prokinyl LP ® (Techni-Pharma).

Liều lượng: người lớn: 5-10 mg, 3 lần/ ngày. Trẻ em: 0,3-0,4 mg/kg/ ngày chia làm 3 lần.

Thuốc chống nôn kháng histamin h1

Tính chất: những thuốc kháng histamin cớ hiệu quả chống tiết cholin và làm dịu (an thần kinh), và có tác dụng chống nôn ở mức trung ương thần kinh; những thuốc này cũng được đề nghị sử dụng để tránh say tầu xe.

Chỉ định

Buồn nôn, nôn, nấc.

Phòng tránh say tầu xe.

Trong trường hợp buồn nôn hoặc nôn do liệu pháp hoá chất chống ung thư thì tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch (10 mg cứ 4 đến 6 giờ một lần, tuỳ theo nhu cầu).

Thận trọng

Mức dung nạp thuốc giảm ở người già.

Vì thuốc có tác động làm dịu (an thần kinh), nên khi dùng thuốc mà lái xe cơ giới là nguy hiểm.

Trong khi dùng thuốc, tránh uống rượu cồn hoặc sử dụng đồng thời các thuốc làm dịu (an thần kinh).

Khuyên bệnh nhân phải khám bác sỹ nếu thấy có rối loạn thị giác, bí tiểu tiện, phát ban ở da.

Chống chỉ định

Bệnh nhân quá mẫn với thuốc.

Bệnh nhân có nguy có thiên đầu thống góc khép (glôcôm góc đóng).

Bệnh nhân có nguy cơ bí tiểu tiện do trở ngại niệu đạo-tiền liệt.

Trẻ sơ sinh, trẻ còn bú, trẻ dưới 5 tuổi (nguy cơ ngừng thở trong lúc ngủ).

Khi có thai (chưa khẳng định tính vô hại) và đang cho con bú.

Tác dụng phụ

Tác dụng làm dịu (an thần kinh): chứng ngủ lơ mơ có thể có ích vào buổi tối, nhưng làm cho bệnh nhân khó chịu vào ban ngày và nguy hiểm khi lái xe cơ giới.

Tác dụng kháng tiết cholin: khô miệng, rối loạn thị giác (liệt cơ điều tiết nhân mắt, song thị), bí tiểu tiện.

Tình trạng kích động, mất ngủ, nhất là ở trẻ em.

Chán ăn, buồn nôn, đau dạ dày.

Tai biến dị ứng oả da, mẫn cảm ánh sáng.

Rối loạn ngoại tháp, hội chứng vô kinh-tiết sữa (tăng prolactin- huyết).

Cho thuốc theo đường tĩnh mạch: hạ huyết áp.

Tương tác thuốc: với rượu cồn và những thuốc giảm tương lực hệ thống thần kinh trung ương (tiềm năng hiệu quả an thần kinh).

CÁC BIỆT DƯỢC (các thuốc chống nôn kháng histamin Hl)

Buclixin

Aphilan ® (Darcy).

em: 12,5-25 mg/ ngày uống một lần vào buổi tối.

Dimenhydrinat

Cloranautine ® (Lederle). Dramamine ® (Searle).

Mercalm ® (Phygiène) [ + cafein]. Nausicalm ® (Brothier).

Chống say tầu xe và chống nôn.

Liều lượng: người lớn: 50-100mg/ ngày. Trẻ em: 12,5-50 mg/ ngày.

Diphenhydramin

Nautamine ® (Synthélabo)

Thuốc chống say tàu xe và chống nôn

Liều lượng: người lớn: 90-120ng/ ngày chia làm 2-3 lần. Trẻ em: 45- 90 mg/ ngày.

Metopimazin (dẫn xuất của ■fchenothiazin)

Vogalène ® (Schwärt).

Liều lượng: người lớn: 5-15mg/ngày chia làm 1-3 lần. Trẻ em: 0,5mg/kg/ ngày.

Promethazin (dẫn xuất của phenothiazin)

Phénergan ® (Théraplix)

Liều lượng: 10-150mg/ngày chia làm 2-3 lần.

Các thuốc ức chế thụ thể của Serotonin 5HT3

(Các thuốc ức chế receptor của serotonin 5HT3)

Tính chất: những thuốc này có tác dụng ức chế khử cực trên những thụ thể (receptor) 5HT3 do serotonin gây ra ở những đầu tận của sợi thần kinh đến của hệ thống thần kinh phế vị.

Ưu điểm chính của các thuốc này so với metoclopramid hình như là do không gây ra hiệu quả ngoại tháp, cũnh như dung nạp thuốc tốt hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổỉ. Trong các chu kỳ của liệu pháp hoá chất kế tiếp nhau, thuốc có thể duy trì được hiệu quả qua suốt 4 chu kỳ đầu tiên, với tỷ lệ đáp ứng là 70%.

Chỉ định: phòng ngừa và điều trị nôn do liệu pháp bức xạ (tia xạ) hoặc liệu pháp hoá chất chống ung thư gây ra. Các thuốc này được cho theo đường tĩnh mạch tiêm chậm hoặc truyền tĩnh mạch ngay trước khi thực hiện liệu pháp hoá chất, sau đó thay bằng đường uống cứ 8 giờ một lần.

Chống chỉ dịnh: khi có thai (chưa khẳng định tính vô hại) và đang cho con bú.

Tác dụng phụ: nhức đầu, cơn nóng bừng, táo bón, ỉa chảy, an thần, đau bụng, tăng transaminase thoáng qua, phát ban ở da, mẫn cảm ánh sáng, co thắt phế quản.

CÁC BIỆT DƯỢC (để sử dụng trong bệnh viện)

Granisetron

Kytril ® (SmithKline Beecham)

Liều lượng: 3 mg truyền tĩnh mạch trong 5 phút, theo đường uống: 1 mg, 2 lần trong 24 giờ.

Odansetron

Zophren ® (Glaxo Wellcome).

Liều lượng: 8 mg theo đường tĩnh mạch tốc độ chậm.

Tropisetron

Navoban ® (Sandoz)

Liều lượng: 5 mg theo đường tĩnh mạch tốc độ chậm.

các thuốc chống say tàu xe

Được sử dụng để phòng ngừa chứng say tầu xe.

THUỐC KHÁNG HISTAMIN Hl Dimenhydrinat

Cloranautine ® (Lederle). Dramamine ® (Searle).

Mercalm ® (Phygiène) [ + cafein]. Nausicalm ® (Brothier). Diphenhydramin

Nautamine ® (Synthélabo)

THUỐC KHÁNG TIẾT CHOLIN

Scopolamin hoặc Hyoscìn

Scopoderm TTS ® (Ciba-Geigy) [thuốc dán].

Chế phẩm thấm qua da, giải phóng 0,5 mg scopolamin trong vòng 72 giờ, được đề nghị sử dụng để chống say tàu xe (không được dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi); dán thuốc có thể gây ra hiệu quả giống với hiệu quả của atropin, nhất là khô miệng, chóng mặt, không tập trung, lú lẫn tâm thần, và ảo giác; những hiệu quả này tồn tại nhiều ngày và làm cho đối tượng dùng thuốc không thể lái xe có giới được.

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận