Khi uống sữa đậu nành, cần chú ý mấy điểm sau đây:
- Không cho trứng gà vào nấu với sữa đậu nành. Sữa đậu nành có chất trypsin rất dễ kết hợp với chất protein có tính niêm dịch ở trong trứng gà sinh ra chất ức chế, ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng chất trypsin của cơ thể. Nhưng nếu sữa đậu nành và trứng gà đều nấu chín riêng để ăn cùng thì lại không phát sinh ảnh hưởng nói trên.
- Không được dùng đường đỏ pha vào sữa đậu nành để uống: Trong đường đỏ có thành phần acid hữu cơ, có thể kết hợp với chất protein trong sữa đậu nành, sinh ra chất lắng đọng biến tính, ăn vào rất có hại đến sức khỏe, nhưng nếu pha bằng đường trắng thì lại không có hiện tượng đó.
- Sữa đậu nành cần phải nấu thật chín kĩ mới được uống: Nếu nấu không chín kĩ, sau khi uống dễ sinh các triệu chứng cồn cào buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, vì trong sữa đậu nành có một chất xúc tác có hại, có thể làm tan máu. Vì vậy, sữa đậu nành cần phải nấu cho sôi tới 100°c trong mấy phút thì mới làm cho chất xúc tác có hại đó mất đi và khi đó dùng mới tốt được.
- Không được đựng sữa đậu nành vào trong phích nước nóng: Chất xúc tác có hại có trong sữa đậu nành có thể trừ bỏ những cáu bẩn trong phích nước giữ nhiệt. Nếu để sữa đậu nành lâu trong phích nước nóng, nó sẽ hòa tan chất cáu bẩn đó vào trong nước sữa đậu nành, sinh ra không biết bao nhiêu vi khuẩn trong đó, làm cho sữa đậu nành biến chất, khi uống vào dễ sinh đau bụng, tiêu chảy.
- Không được uống sữa đậu nành quá nhiều một lúc để phòng tránh tiêu hóa không tốt, chất protein hấp thu quá nhiều, gây ra đau bụng, tiêu chảy.
- Không được uống sữa đậu nành khi đói: Tốt nhất nên uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng từ 1 đến 2 giờ, hoặc vừa ăn bánh mì, bánh bao, ăn quẩy v.v… với sữa đậu nành. Như vậy, sẽ có lợi cho sự hấp thu của cơ thể đối với các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.