NHỮNG LOẠI THUỐC CẦN UỐNG TRƯỚC BỮA ĂN
- Những loại thuốc bổ làm mạnh dạ dày: Những loại thuốc có vị đắng chế sẵn như Long đảm, Đại hoàng v.v… có thể thúc đẩy dạ dày tiết ra dịch vị làm tăng thêm thèm ăn.
- Những loại thuốc chống acid: Sodium carbonate, Gastropine, Bismuth subcarbonate v.v… có thể trung hợp vị toan, trong dạ dày hình thành màng bảo vệ đê tránh kích thích, lợi cho việc làm kín miệng vết loét.
- Những loại thuốc cầm tiêu chảy, khử trùng trong cơ thể: Than hoạt tính (artive carbon), khu hồi linh (thuốc tẩy giun) v.v… có lợi cho việc đưa thuốc nhanh vào ruột, giữ cho nồng độ thuốc tương đối cao.
NHỮNG LOẠI THUỐC UỐNG SAU BỮA ĂN
- Những loại thuốc có tính kích thích: Aspirin; thuốc tiêu viêm, giảm đau; Ferrosi sulfas; Metal halogenide v.v… Những thuốc này sau khi bị thức ăn pha loãng ra có thể làm hòa dịu sự kích thích của nó với niêm mạc dạ dày.
- Những thuốc trợ tiêu hóa: Dilute hydrochloric acid, Pepsin, Amylase v.v… Những thuốc này khi hòa trộn vào với thức ăn sẽ phát huy hiệu quả điều trị lớn nhất.
THỜI GIAN UỐNG THUỐC TỐT NHẤT ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THUỐC KHÁC
- Thuốc Antihistamine: Qua thực nghiệm đã chứng minh, cùng uống một lượng thuốc như nhau, nhưng nếu uống vào lúc 7 giờ sáng thì kết quả điều trị bệnh của thuốc kéo dài được từ 15 đến 17 giờ. Nếu cũng lượng thuốc đó mà uống lúc 7 giờ tối thì hiệu quả điều trị bệnh chỉ duy trì được có từ 6 giờ đến 8 giờ thôi. Do đó, những người bị bệnh ngoài da cần phải uống các loại thuốc Antihistamine nên uống vào buổi sáng thì hiệu quả chữa trị bệnh tốt nhất.
- Những loại thuốc kích tố: Những người bị những bệnh như viêm thận mạn tính hoặc những bệnh thuộc loại phong thấp cần uống kích tố dài ngày, nếu uống thuốc 1 lần vào buổi sáng so với cách uổng chia “3 lần trong ngày” thì tác dụng phụ nếu có cũng sẽ nhẹ bớt đi nhiều, vì từ 6 đến 8 giờ buổi sáng là thời điểm tuyến thượng thận tiết ra kích tố cao nhất trong ngày, mà 10 giờ tối thì lại là thời điểm thoái trào của nó.
- Những loại thuốc giảm đau: Vào 9 giờ sáng, cảm giác đau của con người không mẫn cảm nhất trong ngày. Còn từ 11 đến 12 giờ trưa thì cảm giác đau mẫn cảm nhất trong ngày. Điều này có quan hệ đến nồng độ chất Enkephalin trong tổ chức não. Nếu người bị mắc một bệnh nào đó cần uống gián đoạn loại thuốc giảm đau thì uống vào lúc giữa trưa là tốt nhất.
- Thuốc hạ áp: Sáng sớm là thời gian huyết áp ở trị số thấp nhất trong 1 ngày, uống thuốc hạ áp phải uống lượng thuốc ít để tránh sinh ra huyết áp tụt nhanh xuống. Sau bữa cơm tối, khoảng lúc trước sau 7 giờ, do sự phân tiết kích tố có biến đổi, huyết áp ở vào lúc lên cao nhất trong ngày. Do đó, người bị cao huyết áp cần tận sức làm cho tư tưởng, tình cảm của mình ổn định để tránh huyết áp bỗng vọt lên cao mà sinh ra tai biến mạch máu não. Uống thuốc hạ huyết áp vào lúc 7 giờ tối là có hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
- Thuốc chống hen suyễn: Từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng là thời gian người bị suyễn mẫn cảm nhất với những phản ứng của Acetylcholine và Histamine dẫn tới co giật khí quản, phần lớn người bệnh thường dễ bị phát bệnh vào lúc nửa đêm về sáng. Để đề phòng và giảm nhẹ cơn hen suyễn xảy ra, trước khi đi ngủ, uống thuốc chống hen suyễn với liều hơi cao đôi chút là tốt nhất.