Có phải tắm nắng càng nhiều càng tốt

Sức khỏe đời sống

Những năm gần đây ở một số nơi ở Âu – Mỹ rất lưu hành tắm nắng mặt trời. Họ không còn lấy tiêu chí da trắng là đẹp nữa, mà họ coi da sạm đen sau khi tắm ánh nắng mặt trời là “màu da tự hào”, “màu da đẹp khỏe khoắn”.

Tắm ánh nắng mặt trời thực ra là để hở phần lớn da thân thể ra ngoài trời phơi nắng, nó rõ ràng là có lợi nhất định đối với sức khỏe con người. Tác dụng quan trọng nhất của tắm ánh nắng mặt trời là cơ thể được tiếp xúc với tia tử ngoại. Trong ánh nắng mặt trời ngoài ánh sáng mà ta nhìn thấy được ra, còn có rất nhiều tia ánh sáng mà mắt thường ta không nhìn thấy được, trong đó tia tử ngoại là một tia như thế, bước sóng của nó còn ngắn hơn cả bước sóng của tia sáng màu tím là bước sóng ngắn nhất trong những tia sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Tia tử ngoại chiếu rọi vào mặt ngoài của’cơ thể có thể thúc đẩy cơ thể sản sinh ra vitamin D. Nếu cơ thể thiếu loại vitamin D này thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi và phốtpho, gây nên bệnh còi xương (còn gọi là “bệnh mềm xương”). Vì thế, khi trẻ nhỏ bị bệnh còi xương, thì bác sĩ ngoài việc kê đơn thuốc có canxi và vitamin D ra, còn khuyên cha mẹ cho các cháu thường xuyên tắm ánh nắng mặt trời. Mặt khác, tia tử ngoại còn có tác dụng diệt khuẩn, nếu đem chăn chiếu đệm ra phơi dưới trời nắng to sẽ có hiệu quả song trùng vừa sát khuẩn lại vừa bảo vệ độ ấm của chăn.

Tắm nắng như thế nào là đúng
Tắm nắng như thế nào là đúng

Trong ánh nắng mặt trời còn có một tia hồng ngoại mắt thường không nhìn thấy được, bước sóng của tia hồng ngoại còn dài hơn tia sáng đỏ có bước sóng dài nhất trong các sóng của các tia sáng có thể thấy được. Tia hồng ngoại chiếu rọi vào cơ thể có thể làm cho ta cảm thấy ấm áp và có thể thúc đẩy sự thay thế chuyển hóa, sự phát triển và phát dục của cơ thể.

Nhưng thực ra không phải là tắm nắng mặt trời nhiều là có thể đảm bảo cho thân thể khỏe mạnh được, càng không phải là ánh nắng mặt trời chiếu rọi vào càng nhiều, cơ thể sẽ càng khỏe mạnh như một số người nghĩ.

Kích thích của ánh nắng mặt trời rất mạnh, ở bãi tắm ngoài bò biển nếu chúng ta trực tiếp phơi mình dưới ánh nắng mấy tiếng liền thì sẽ làm cho toàn thân đỏ rực lên, nếu nghiêm trọng còn có thể nổi lên những mụn nước, đó chính là da đã bị bỏng do ánh nắng mặt trời chiếu rọi. Bản thân sự tổn thương do bỏng da này chính là một loại bệnh gây tổn thương, nhẹ thì sẽ làm cho người ta ngứa ngáy, cảm thấy rát bỏng và đau đớn, ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt của mọi người, gây cho con người sự khó chịu và phiền não. Còn nếu đã nổi lên nhiều mụn nước, thì hoàn toàn là đã bị bỏng nghiêm trọng, nó sẽ còn có thể bị thêm bệnh bội nhiễm nhiễm khuẩn, lở loét, phát sốt, khi đó không thể nào không tìm đến bệnh viện điều trị được.

Tắm nắng quá độ còn sẽ làm cho sự thay thế chuyển hóa trong cơ thể thịnh vượng, như vậy sẽ làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi, có khi còn làm cho tim đập nhanh gấp, huyết áp tăng cao, nhức đầu chóng mặt. Do đó cần chú ý: đối với những bệnh nhân và người tình trạng sức khỏe và thể lực không tốt cần phải tránh tắm nắng thời gian dài; nhất là đối với những người bị sốt cao, có bệnh tim mạch nặng và những người sau khi bị ốm nặng vừa mới khỏi chưa hoàn toàn hồi phục lại được sức khỏe, thì cần nghiêm cấm tắm nắng mặt trời. Ngay đến người khỏe mạnh bình thường, cũng không nên tắm nắng quá nhiều. Khi tắm nắng do phải phơi thân mình ra ngoài trời cho ánh nắng soi rọi vào da thịt, nếu không cẩn thận rất dễ bị cảm mạo. Vì vậy chỉ nên tắm nắng vào lúc ánh nắng nhạt và trời không có gió và cũng đủ ấm.

Còn sự uy hiếp lớn nhất của việc tấm nắng đối với cơ thể cũng chính lại là tia tử ngoại, là tia ánh nắng có lợi nhất đối với cơ thể. Một khi tia tử ngoại quá nhiều chiếu rọi sẽ làm cho tế bào da của cơ thể phát sinh những biến đổi khác thường, gây nên ung thư da. Trong các tia ánh nắng mặt trời vốn có rất nhiều tia tử ngoại, nhưng do trái đất có một tầng khí quyển dày tới 1000 km, nhất là tầng ôdôn trong không trung ở tầng cao, chúng đã lọc đi phần lớn tia tử ngoại, chỉ để còn lại phần rất ít tia tử ngoại chiếu rọi xuống mặt đất. Nhưng những năm gần đây do những nhân tố con người gây ra, khiến cho tầng ôdôn bị phá hoại, không khí ở những vùng cực Nam đã hình thành lỗ trống rỗng, hơn nữa lỗ trống rỗng này lại có xu hướng mở rộng ra, điều đó đã làm cho nguy cơ bị ung thư da của con người tăng lên nhiều. Những người có trí nhớ tốt hẳn còn nhớ vào tháng 8 năm 1989 mặt trời đã phát sinh một vụ nổ lớn phun ra các nốt ruồi đen. Các hạt và các tia phụt ra từ vụ nổ đó không những làm nhiễu loạn tầng điện li của trái đất, làm cho nhiễu loạn thông tin vô tuyến điện của các đài phát thanh, hơn nữa, một lượng lớn tia tử ngoại trút đổ xuống mặt trái đất. Cho nên lúc đó các nhà khoa học đã từng nhắc nhở mọi người không nên ra ngoài trời tắm nắng vào những ngày đó để phòng bị lượng lớn tia tử ngoại chiếu rọi vào người.

Tóm lại: Tắm ánh nắng mặt trời phải vừa mức độ, nếu tắm nắng vừa độ, hợp với sức khỏe của mình thì có lợi, mà nếu quá lượng cần thiết của cơ thể thì sẽ rất có hại.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận