Không nên uống trà lúc đói
Thường xuyên uống nước chè rất có lợi cho cơ thể. Nhưng bụng đói mà uống chè có thể dẫn đến “ Say chè”.
Bởi vì bụng đói mà uống chè sẽ bị say chè. Biểu hiện say chè là : tim đập mạnh hoặc chóng mặt, chân tay mệt mỏi, đứng ngồi không yên, đi thì lảo đảo, cảm thấy bụng đói. Nói chung, người bị suy nhược hay bị yếu thận thì dễ bị say chè hơn người khoẻ mạnh. Cho nên không nên uống nước chè lúc đói.
Ăn cơm xong không nên uống nước chè ngay
Không ít người tưởng rằng, ăn cơm xong, uống cốc nước trà vừa sạch mồm lại vừa dễ tiêu hoá. Kỳ thực vừa ăn cơm xong mà uống trà ngay là không thích hợp.
Bởi vì ăn cơm xong mà uống chè ngay, trong lá chè có rất nhiều chất tananh, vào trong dạ dày có thể làm cho chất prôtêin trong thức ăn sinh cứng. Đồng thời nước chè có thể ức chế cơ thể hấp thu chất sắt. Cho nên sau khi ăn cơm không nên uống nước chè ngay. Tốt nhất là ăn cơm xong khoảng nửa tiếng hãy uống nước chè.
Không nên uống nước chè lạnh
Uống nước chè lạnh không có lợi cho sức khỏe.
Bởi vì uống nước chè lạnh, “ hoả khí ” trong cơ thể có thể bị hạ thấp vì tính lạnh của nước chè, và bài tiết theo nước tiểu ra ngoài. Uống nước chè nóng thì tính lạnh của chè theo “ hoả khí ” của cơ thể mà tăng lên, làm cho tinh thần người ta sảng khoái, tai thính mắt tinh. Uống nước chè lạnh không những mất hết tác dụng giải nhiệt, hạ đờm mà còn có hại là bị lạnh, kéo đờm v.v… Cho nên không nên uống nước chè lạnh.
Không nên uống nước chè để lâu
Trong lá chè có tới hơn 100 chất hoá hợp. Tất cả những chất hoá hợp này đều không có hại cho cơ thể. Nói chung sau khi pha chè 4 – 6 phút bắt đầu uống là thích hợp. Để lâu sẽ giảm mất những chất hoá hợp có ích ở trong chè.
Bởi vì nước chè pha rồi mà để mấy tiếng đồng hồ, đặc biệt là để trong phích nóng hoặc để trên bếp lửa, thì sẽ sinh ra biến hoá về hoá học. Mùi thơm của nước chè sẽ mất đi hương vị vốn có của chè và sẽ trở thành mầu nâu. Nước chè lạnh sẽ bị vẩn đục, cuối cùng sẽ chẳng còn là nước chè nữa. Lúc đó vitamin C và vitamin B trong chè sẽ bị phá huỷ. Cho nên không nên uống nước chè để lâu.
Không nên uống chè mốc
Uống nước chè đã bị mốc không những chẳng có lợi mà còn có thể làm cho người ta sinh bệnh nữa.
Bởi vì trong lá chè đã biến chất sinh mốc có rất nhiều độc tố nấm mốc. Những độc tố này rất nguy hiểm đối với cơ thể con người. Thường xuyên uống phải nước chè mốc có thể làm cho các cơ quan gan thận bị biến tính, hoại tử, thậm chí còn có thể dẫn đến nguy hiểm là mắc bệnh ung thư. Cho nên không nên uống nước chè mốc.
Không nên thường xuyên uống nước chè đặc
Uống nước chè có rất nhiều cái lợi, nhưng thường xuyên uống nước chè đặc thì lại có hại.
Bởi vì trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, có thể làm cho niêm mạc dạ dày co lại, chất prôtêin rắn lại, lắng xuống và làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến công năng tiêu hoá. Đồng thời kết hợp quá nhiều nhu toan và vitamin B1 sẽ dẫn đến thiếu vitamin B1. Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm gan, viêm thận v.v… mà uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn . Ngoài ra chất nhu có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt của cơ thể, nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu thiếu chất sắt. Nếu bà mẹ đang cho con bú mà uống nước chè đặc thì sữa sẽ ít đi; trước khi ngủ mà uống nước chè đặc sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nước chè đặc còn có thể ức chế sự phân tiết dịch tiêu hoá gây nên bệnh táo bón. Cho nên không nên thường xuyên uống nước chè đặc.
Không nên nấu nước chè
Lịch sử uống trà của Trung Quốc đã có từ lâu đời. Trước triều đại nhà Minh, người ta thường bỏ chè vào trong ấm rồi nấu, nước chè rất nồng. Ngày nay có địa phương vẫn còn có thói quen này. Thực tiễn chứng minh , nấu chè không tốt bằng pha chè.
Bởi vì trong lá chè có một chất nhu toan vị chát. Dưới tác dụng nhiệt độ cao, chất nhu toan sẽ tan ra rất nhiều, tăng thêm độ chát đắng ở trong nước chè và phá hoại những chất vitamin ở trong chè. Cho nên không nên nấu nước chè , mà nên pha trà để uống.
Không nên uống quá nhiều nước chè
Uống chè vừa phải chỉ có lợi chứ không có hại. Nhưng uống quá nhiều thì lại có hại mà không có lợi.
Bởi vì trong lá chè có nguyên tố vi lượng fluor. Fluor tuy là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, song nhu cầu sinh lý mỗi ngày chỉ cần từ 1 đến 1,5 mg. Vậy mà qua sự kiểm nghiệm trên 20 loại chè, thì hàm lượng fluor trong chè cao hơn gấp 10 lần, thậm chí hàng trăm lần so với các loại thực phẩm khác. Nếu chất fluor vào trong cơ thể nhiều hơn mức an toàn mỗi ngày từ 3 đến 4,5mg thì sẽ dẫn đến tích tụ trúng độc. Người trúng độc fluor thường có biểu hiện men răng biến màu (thành màu vàng, màu nâu hoặc màu đen), triệu chứng về xương là tứ chi và xương sống bị đau, sai khớp xương, bị bệnh tê liệt v.v… Cho nên không nên uống quá nhiều nước chè. Mỗi ngày không nên uống quá 5gam chè. Tốt nhất là không nên uống chè bánh, bởi vì hàm lượng fluor trong đó rất cao.
Không nên pha trà bằng cốc bảo ôn
Dùng cốc bảo ôn để pha trà, không những sẽ làm mất đi mùi thơm vốn có của trà, mà còn làm cho nước trà bị chát đắng, những chất vitamin bị phá hoại.
Trong lá chè có chất nhu toan, chất trà kiềm, dầu thơm và rất nhiều chất vitamin. Dùng cốc bảo ôn để pha trà, nước trà bị giữ ở nhiệt độ cao trong thời gian tương đối dài, cứ như bị nấu trong nước sôi vậy, kết quả là chất dầu thơm bị bay đi, làm giảm đi rất nhiều mùi thơm của chè. Đồng thời nước chè nồng quá, chất nhu toan, trà kiềm quá nhiều, làm cho nước chè có vị chát đắng, uống vào rất khó chịu, vitamin C và vitamin P cũng bị mất đi rất nhiều. Cho nên không nên pha trà bằng cốc bảo ôn.
Khi sốt nóng không nên uống nước chè đặc
Những người bị sốt cảm cúm mà uống nước chè nóng và đặc, rất không có lợi cho việc phục hồi sức khỏe.
Bởỉ vì trong lá chè có chất trà kiềm có thể làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Đồng thời nước chè còn có thể làm giảm đi hoặc vô hiệu hoá tác dụng của thuốc bệnh. Cho nên khi đang sốt thì không nên uống nước chè đặc, mà chỉ nên uống nước chè loãng hoặc nước đun sôi mà thôi.
Người thiếu máu không nên uống nước chè
Thiếu máu là bệnh thường thấy, nhiều nhất là những người thiếu máu đo thiếu chất sắt. Trong cơ thể thiếu chất sắt sẽ ảnh hường đến việc hợp thành chất hemoglobin trong cơ thể, người bệnh sẽ có biểu hiện sắc mặt trắng bệch, choáng váng, kiệt sức, thở mạnh, tim đập mạnh v.v… Người bị bệnh thiếu máu mà uống nước chè sẽ làm cho bệnh càng nặng thêm.
Bởi vì chất sắt trong thức ăn nhập vào đường tiêu hoá, qua tác dụng của dịch vị, chất sắt bậc cao chuyển thành chất sắt bậc thấp thì mới được cơ thể hấp thu. Trong chè có một lượng nhu toan rất lớn, nhu toan rất dễ kết hợp với chất sắt bậc thấp, hình thành chất nhu toan sắt không tan, do đó mà trở ngại cho việc hấp thu chất sắt, khiến cho bệnh thiếu máu càng thêm trầm trọng. Cho nên người mang bệnh thiếu máu thì không nên uống nước chè.
Không nên uống nước chè khi uống thuốc bổ máu có chất sắt.
Chè là một thứ đồ uống người ta dùng rất nhiều. Uống chè một cách thích đáng thì có thể có lợi cho thần kinh và trí nhớ, có thể làm giãn gân cốt, bớt mệt mỏi, có thể làm cho đỡ khát và giảm bớt phiền muộn, rất có lợi cho sức khỏe. Hiện nay người ta đã biết ở trong chè có rất nhiều thành phần hoá học, trong đó chất tananh chiếm từ 3 đến 13%, hàm lượng caphêin chiếm khoảng 2 đến 4%.
Những người thiếu máu thường là do thiếu chất sắt mà ra, bổ sung chất sắt là loại thuốc chủ yếu để chữa bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Nếu trong khi uống thuốc bổ máu có chất sắt mà lại đi uống nước chè thì chất tananh trong chè và chất sắt hợp thành chất tananh sắt lắng xuống, do đó mà giảm mất hiệu quả của thuốc, và sẽ kích thích cho dạ dày và ruột gây nên tác dụng phụ không có lợi cho dạ dày. Cho nên những bệnh nhân thiếu máu đang dùng thuốc bổ máu có chất sắt thì không nên uống nước chè. Một người bình thường mà uống chè nhiều trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến thiếu máu.
Không nên nhai bã chè
Uống nước chè rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng có một số người sau khi uống nước chè con nhai bã chè thì lại có hại. Bởi vì không khí và thổ nhưỡng bị ô nhiễm bởi phân hoá học và thuốc trừ sâu ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời trong quá trình gia công sản xuất chè, do tác dụng nhiệt giải của cacbit, chè bị ô nhiễm và có nhiều chất làm giảm mùi thơm của chè. Những chất này khó tan trong nước, nhưng có thể dẫn đến ung thư. Nếu nhai bã chè này, chất gây ung thư có thể đọng lại ở trong cơ thể. Cho nên không nên nhai bã chè. Sau khi uống nước chè rồi thì đổ bã chè đi, cho dù cánh chè có tươi non như thế nào cũng không nên ăn.