Những thói quen khi ngủ đang làm hại bạn

Sức khỏe đời sống

Khi ngủ không nên gối đầu cao

Lúc ngủ mà gối đầu quá cao dễ xảy ra “ Sái cổ ” và dễ bị bệnh về cổ. Xét từ góc độ y học, câu nói “ Cao chẩm vô ưu ” là không có cơ sở khoa học.

Bởi vì cổ người ta có thể tự do hoạt động là do sự phối hợp điều hoà giữa xương cổ với hàng loạt cơ gân, cơ bắp, dây chằng mới thành. Nếu cứ gối đầu cao lâu ngày sẽ làm cho sinh lý xương cổ cong đi, dần dần làm cho những cơ gân, cơ bắp, dây chằng luôn luôn bị căng thẳng, lâu dần sẽ bị những chứng bệnh về cổ như vôi hoá, do đó làm cho cổ cứng đờ ra, đau nhức, hai vai mỏi mệt, hai tay tê bì, váng đầu hoa mắt v.v…Ngoài ra ngủ gối đầu cao sẽ dẫn đến lưu lượng máu ở não bị giảm, máu chảy chậm, còn có thể xảy ra tắc mạch máu não, trở nên bị liệt. Cho nên khi ngủ không nên gối đầu cao quá.Mê ngủ

Gối đầu không nên thấp quá

Có nhiều người khi ngủ không cần gối đầu hoặc gối qúa thấp làm cho vị trí đầu quá thấp, huyết quản trên đầu dễ bị xung huyết, sau khi tỉnh dậy thường có cảm giác đầu bị trương ra, mặt và mắt có hiện tượng trương phù.

Bởi vì xương cổ người ta lồi về phía trước, nếu không dùng gối đầu hoặc gối đầu quá thấp, khi ngủ rồi các cơ bắp ở cổ không được nghỉ ngơi thoải mái. Sau khi tỉnh dậy, nhẹ thì cảm thấy cổ bị đau mỏi, nếu bị nặng thì các cơ bắp ở cổ sẽ cứng đờ ra, tức là bị “ Sái cổ Cho nên gối đầu không nên thấp quá.

Giấc ngủ trưa không nên quá dài

Thời gian ngủ trưa quá dài không những chẳng có tác dụng nghỉ ngơi, ngược lại còn làm cho người ta cảm thấy càng mệt mỏi hơn.

Bởi vì trong khi ngủ sự ức chế vỏ đại não mạnh hơn và trong một thời gian nhất định có một chu kỳ ức chế hưng phấn. Thời gian ngủ ngày quá nhiều, trạng thái ức chế đại não dần dần bị lắng xuống. Sau khi tỉnh dậy sẽ cảm thấy rất không thoải mái, đầu óc nặng chình chịch, toàn thân mệt mỏi, ý thức mơ hồ, chân tay cứng đờ. Cho nên thời gian ngủ trưa không nên quá dài. Tốt nhất không ngủ quá 45 phút.

Khi ngủ không nên đeo đồng hồ dạ quang

Thường xuyên đeo đồng hồ dạ quang, nhất là đeo đồng hồ dạ quang đi ngủ chỉ có hại cho cơ thể.

Bởi vì trên những chiếc kim và chữ số đồng hồ dạ quang có sơn một loại hỗn hợp phát quang có thành phần radium. Radium có một loại xạ tuyến cực mạnh là alpha, bêta,…có thể làm cho sulfite chì phát sáng. Mặt đồng hồ dạ quang chỉ cách có một lớp vỏ, do đó mà bức xạ tương đối mạnh, nếu đeo đồng hồ dạ quang về phía lòng bàn tay, khi ngủ tay để lên ngực, lên bụng thì cơ thể nhận bức xạ một thời gian dài. Như vậy cứ tích luỹ mãi lên, cơ thể sẽ bị nguy hại. Cho nên không nên đeo đồng hồ dạ quang đi ngủ, cũng không nên đặt đồng hồ dạ quang ở dưới gối.Chữa bệnh mất ngủ không nên chỉ dựa vào dược liệu

Buổi trưa không nên ngủ gục trên bàn

Buổi trưa hoặc sau bữa ăn trưa, nhiều người có thói quen ngồi trên sa lông, dựa trên ghế bành hoặc gục xuống bàn để nghỉ giải lao, ngủ trưa. Như vậy là chỉ có hại chứ không có lợi.

Bởi vì khi ngủ, tim đập chậm hơn, mạch máu nở ra, tốc độ máu chảy đến các bộ phận tương đối chậm. Nếu ngủ ngồi, máu chảy vào đại não qua các cơ quan tốc độ tương đối chậm. Nếu ngủ ngồi, máu chảy vào đại não lại càng giảm đi. Đặc biệt là sau bữa ăn trưa, một lượng máu tương đối nhiều chảy vào hệ thống dạ dày và ruột, hơn nữa tư thế ngủ ngồi càng làm cho máu ở các tổ chức não thêm thiếu, khi tỉnh dậy thường thấy váng đầu, ù tai, chân mỏi mệt, mắt mờ, sắc mặt tái mét v.v… Đó là do “ Thiếu máu não ” gây ra. Cho nên nghỉ trưa không nên ngủ gục trên bàn.

Ban đêm đi ngủ không nên đóng kín cửa

Sáng sớm ngủ dậy, đi ra ngoài sân, cảm thấy không khí trong lành sảng khoái. Ngược lại, sáng sớm mà ta đi từ ngoài vào trong nhà thì cảm thấy không khí ngột ngạt, rất khó chịu. Đủ thấy, sau khi ngủ một đêm dài, không khí vẩn đục trong phòng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như thế nào.

Bởi vì khi yên tĩnh, mỗi phút con người ta phải hít vào 300mg dưỡng khí và thở ra 250 mg thán khí. Nếu cửa đóng kín mít, trong phòng không thoáng khí, đặc biệt là những phòng hẹp mà người lại đông thì cứ sau 3 giờ, hàm lượng thán khí trong không khí lại tăng lên gấp 3 lần. Đồng thời số lượng vi khuẩn, số lượng bụi bặm và những chất có hại khác đều tăng lên gấp nhiều lần, thậm chí đến trên 10 lần. Những vật chất có hại này, người hít phải sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cho nên ban đêm đi ngủ không nên đóng kín các cửa. Nếu là mùa đông, có thể mở một bên cửa sổ, để tránh không khí đối lưu quá mạnh, nhiệt độ trong và ngoài phòng chênh lệch quá cao gây ra cảm lạnh.

Không nên ngủ quá nhiều

Ngủ là nhu cầu sinh lý của con người. Ngủ thoả đáng và đầy đủ sẽ tiêu trừ mệt mỏi có hiệu quả. Nhưng nếu ngủ quá nhiều thì lại có hại cho sức khỏe.

Bởi vì ngủ quá nhiều sẽ tăng thêm gánh nặng cho trung khu thuỳ miên đại não, làm cho các hoạt động sinh lý và thay thế đều bị giảm xuống đến mức thấp nhất. Nếu cứ kéo dài, không những làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi mà còn làm cho công năng cảm giác của các cơ quan khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác bị giảm sút, độ bền chặt của cơ xương bị kém đi, từ đó mà sinh ra hàng loạt bệnh tật. Ngoài ra có người đã quan sát và thống kê, một người trong tình trạng bận rộn và ít ngủ so với người ngủ nhiều và nhàn rỗi, tỉ lệ ốm đau thấp hơn từ 25% đến 38%. Đó là vì hoạt động tư duy có thể sản sinh ra một loại vật chất tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể, đó là pép-tít thần kinh. Cho nên thời gian ngủ không nên quá dài. Nói chung, mỗi ngày thời gian ngủ của : học sinh tiểu học khoảng 10 tiếng đồng hồ; học sinh trung học khoảng 8-9 tiếng đồng hồ; người đứng tuổi 7-8 tiếng đồng hồ; người già 9-10 tiếng đồng hồ là vừa.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận