Những điều kiêng kỵ trong luyện tập thể thao

Sức khỏe đời sống

Ba không nên khi tập luyện về buổi tối

Có một số người sáng ra không tranh thủ được thời gian tập luyện nên tập luyện vào buổi tối. Vậy khi tập luyện vào buổi tối như thế cần chú ý những gì?

  1. Trước khi sắp đi ngủ không nên vận động mạnh mẽ.

Trước khi sắp đi ngủ, cơ thể cần phải có một hoàn cảnh yên tĩnh, thư thái dễ chịu để tăng cường quá trình ức chế của tế bào thần kinh vỏ đại não, làm cho con người rất nhanh đi vào trạng thái ngủ. Nếu lúc đó vận động mạnh mẽ sẽ làm cho tế bào thần kinh sinh hưng phấn. Quá trình hưng phấn này cần phải qua nghỉ ngơi mất thời gian tương đối dài mới có thể dần dần chuyển biến thành quá trình ức chế. Nếu tập luyện như vậy tất nhiên sẽ phải kéo dài thời gian đi vào giấc ngủ, ảnh hưởng đến giờ ngủ trong đêm. Có khi tuy cũng có thể đi vào giấc ngủ ngay đấy, nhưng do vỏ đại não có lượng nhỏ tế bào thần kinh ở trong trạng thái hưng phấn, kết quả sẽ xuất hiện hiện tượng ngủ không sâu hoặc hay nằm mê, nằm mộng, cơ thể không được khôi phục. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, sau khi vận động, sự thay đổi chuyển hóa chất sẽ được tăng cường, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Các nhà y học cho rằng hiện tượng này sẽ duy trì trên 4 giờ, mà khi ngủ thì đòi hỏi thân nhiệt hơi thấp mới có thể đi vào giấc ngủ được.

Hãy tập thể dục, chơi thể thao... thể thao sẽ giúp ta quên đi phiền muộn
Hãy tập thể dục, chơi thể thao… thể thao sẽ giúp ta quên đi phiền muộn
  1. Giữa bữa ăn tối và luyện tập phải cách nhau một khoảng thời gian ít nhất là 1 giờ. Nếu vừa ăn xong đã tập luyện ngay thì rất dễ gây bệnh ở dạ dày và ruột như tiêu hóa không tốt.
  2. Thời gian tập luyện không nên quá dài. Tập luyện về tối chỉ nên kéo dài 1 giờ. Ngoài ra, thời gian kết thúc không nên quá muộn, tốt nhất sau khi tập luyện khoảng 1 giờ thì đi ngủ, như vậy sẽ làm cho cơ năng của các cơ quan trong cơ thể trước khi đi vào giấc ngủ có thể khôi phục ở trạng thái bình tĩnh.

Bốn kiêng kỵ trong tập luyện về mùa hè

  1. Không nên tập luyện những động tác thể thao quá mạnh dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Tia hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời khoảng từ 12-15 giờ ngày hè là cực mạnh. Nếu tia này chiếu rọi lâu vào người sẽ dễ làm tổn hại thần kinh đại não, sinh ra hiện tượng giống như trúng thử vậy.
  2. Sau khi tập luyện xong không nên vào tắm hoặc ngồi dưới quạt máy ngay. Sau khi tập luyện, sự thay đổi và chuyển hóa của các cơ quan tổ chức trong toàn thân được tăng cường, các huyết quản mao dẫn trong da mở to ra để có lợi cho sự phát tán nhiệt lượng dư thừa. Nếu lúc đó mà vào tắm hoặc ngồi dưới quạt máy ngay thì sự thu co của các huyết quản mao dẫn không lợi cho sự phát tán nhiệt lượng dư thừa, các lỗ chân lông đang mở rộng to ra bị lạnh liền bịt kín lại, làm cho người ta cảm thấy không chịu được nhiệt và dễ bị thương phong cảm mạo v.v…
  3. Sau khi tập luyện xong không nên uống lượng lớn nước. Uống lượng lớn nước trước hết pha loãng dịch vị, hạ thấp nồng độ vị toan, bất lợi cho tiêu hóa. Mặt khác, đột nhiên sẽ tăng thêm gánh nặng cho tim. Uống lượng lớn nước mà không bổ sung muối thường sẽ gây buồn ngủ, nhức đầu, buồn nôn, người mệt mỏi rã rời, bị co giật v.v…
  4. Sau khi tập luyện không nên ăn, uống lượng lớn đồ lạnh ngay. Ăn vào lượng lớn đồ lạnh dễ gây tổn thương công năng sinh lí bình thường của dạ dày và ruột, người bị nhẹ thì sẽ gây viêm dạ dày và ruột cấp tính như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng v.v…; người bị nặng thì sẽ là mầm tai họa gây nên các bệnh về dạ dày và ruột về sau như bị viêm dạ dày mạn tính, bị loét dạ dày v.v…

Điều cần đặc biệt chú ý nữa khi tập luyện đó là kỵ làm trái với “đồng hồ sinh vật” của con người: Đặc trưng sinh lí và tâm lí của sự hưng phấn và ức chế trong cơ thể con người có liên quan đến “đồng hồ sinh vật” mà các nhà khoa học vẫn thường nói đến. Theo “đồng hồ sinh vật” thì sau 6 giờ sáng, sau 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều là thời gian tiến hành tập luyện bảo vệ sức khỏe có hiệu quả nhất để có một tinh thần sảng khoái và cơ thể khỏe mạnh, để nâng cao hiệu suất học tập và năng suất công tác. Lượng vận động, tập luyện có thể căn cứ vào trạng thái tâm lí và sinh lí lúc bấy giờ để định ra cho mình cho phù hợp. Nếu đảo lộn thứ tự lượng vận động, làm nhiễu loạn “đồng hồ sinh vật” sẽ làm cho sự phân tiết bên trong và nhịp điệu sinh hoạt không có sự phối hợp nhịp nhàng, bất lợi cho sự phát triển bình thường của sức khỏe và không có ích bổ gì cho sinh hoạt và học tập.

Người béo không nên chạy bộ

Phần lớn người ta cho rằng chạy bộ để làm khỏe mạnh cơ thể là một hạng mục vận động lí tưởng để làm giảm béo cho những người béo. Những năm trước đây các học giả của Liên Xô cũ đã tiến hành nghiên cứu đối với hàng nghìn người béo ở Azerbaigian tập luyện giảm béo, kết quả nghiên cứu chứng tỏ người béo không nên cho rằng chạy bộ sẽ làm khỏe mạnh cơ thể. Do vì thể trọng của người béo lớn, trong quá trình chạy bộ nặng nề như thế, các bộ phận chống đỡ với sự vận động, nhất là ở bộ vị khớp đầu gối và khớp mắt cá chân sẽ phải chịu một tác dụng chống đỡ với lực nén xuống mặt đất tương đối lớn. Như vậy, do kết quả của “tác dụng quá tải trọng” làm cho các khớp đầu gối và khớp mắt cá chân của những người này dễ bị các tổn thương, đau đớn, như sưng đau khớp, đau khớp do viêm khớp đầu gối v.v… Do đó, đối với những người béo, vận động giảm béo tốt nhất cần phải là bơi, đi xe đạp, đi bộ cự li dài.

Vận động mạnh vừa kết thúc, không nên ăn ngay

Khi vận động, nhất là vận động mạnh, trung khu quản lí hoạt động của cơ bắp trong hệ thần kinh đang ở trạng thái hưng phấn cao độ. Dưới ảnh hưởng của nó, hệ thần kinh phó giao cảm quản lí hoạt động của các cơ quan nội tạng đã tăng cường ảnh hưởng có tính ức chế đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời, khi vận động, huyết dịch của toàn thân cũng tiến hành phân phối lại và cung ứng tương đối tập trung nhu cầu của các cơ quan vận động, mà sự cung ứng huyết dịch cho các cơ quan trong khoang bụng sẽ tương đối giảm đi. Lúc đó, sự tiết ra adrenalin cũng tăng lên mạnh. Những nhân tố về mấy mặt trên đây làm cho nhu động của đường dạ dày và ruột giảm đi nhiều, nó cần phải qua một thời gian nghỉ ngơi sau khi kết thúc vận động mới có thể khôi phục lại. Nếu ăn ngay sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa, gây nên rối loạn công năng, thậm chí gây nên các bệnh tật. Biện pháp tốt nhất là sau khi kết thúc vận động được 20 – 30 phút rồi hẵng ngồi vào mâm ăn.

Về các mùa đông, xuân, sau khi tập luyện buổi sáng sớm, không ăn ngay các thức ăn nóng quá

Về mùa đông và đầu mùa xuân buổi sáng sớm không chỉ không khí quá hàn lạnh, mà cơ thể lúc đó còn chưa kịp thích nghi thân nhiệt đang thấp, trạng thái thay thế chuyển hóa cơ sở cũng đang thấp do qua một đêm ngủ. Nếu lúc này tham gia tập luyện mà vận động khởi động trước khi tập luyện không đầy đủ, thì không khí hàn lạnh về buổi sáng sớm sẽ có tác dụng hạ nhiệt độ tạm thời đối với khoang mũi, khí quản họng liền kề và thực đạo, làm cho cơ thể xuất hiện “thích ứng lạnh”. Nếu sau khi tập luyện kết thúc không nghỉ ngơi qua quít một lát, đã ăn ngay cháo, phở, mì vằn thắn, bánh bao, bánh sủi cảo, bánh trôi v.v… vừa mới ở trên bếp bắc ra đang còn rất nóng sẽ dễ sinh các chứng bệnh như nôn ra máu, đại tiện ra máu. sở dĩ đó là vì lớp niêm mạc thực đạo, huyết quản mao dẫn trong các tổ chức phụ cận của nó và một số huyết quản tương đối lớn đang trong trạng thái thích ứng lạnh không thể ngay một lúc thừa nhận được kích thích nhiệt của những thức ăn quá nóng bỏng này, vì thế công năng điều tiết có tính tạm thời xuất hiện bị rối loạn, làm cho một bộ phận huyết dịch xuyên qua thành huyết quản, và thành huyết quản mao dẫn vào trong thực đạo và dạ dày, sinh ra triệu chứng nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận