Phác đồ điều trị Nhiễm trùng tiết niệu

Phác đồ điều trị
  • Nhiễm trùng tiết niệu là sự xâm nhập của vi sinh vật vào bất cứ nơi nào của hệ tiết niệu từ lỗ niệu đạo đến võ thận.
  • Nhiễm trùng tiết niệu tái phát: Do cùng vi trùng gây bệnh lần trước, xuất hiện 1-3 tuần sau đợt nhiễm trùng trước.
  • Vi trùng gây bệnh chủ yếu là  Ecoli
  • Nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng: là một đợt viêm bàng quang, niệu đạo do vi trùng xâm nhập vào niêm mạc bàng quang niệu đạo nhưng không gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng tiết niệu biến chứng: Thường gặp trong nhiễm trùng nhu mô như viêm bể thận hoặc tiền liệt tuyến và có yếu tố nguy cơ như tắc nghẽn đường tiểu, dễ tái phát.

CHẨN ĐOÁN

1. Viêm bể thận cấp:
  • Lâm sàng:

Sốt cao, lạnh run, có thể buồn nôn

Tiểu khó, tiểu gắt, tiểu nhiều lần

Nước tiểu đục, có thể có máu

Đau hông lưng, gốc cột sống, khám có thể thấy thận to đau

  • Cận lâm sàng:

Phân tích nước tiểu nhiều bạch cầu, hồng cầu, vi trùng

Cấy nước tiểu có vi trùng

Công thức máu: Bạch cầu tăng cao, chủ yếu là bạch cầu đa nhân

Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, Xquang tìm dấu hiệu tắc nghẽn do sỏi.

2. Viêm bàng quang cấp:
  • Lâm sàng:

Tiểu khó, tiểu gắt, tiểu nhiều lần

Nước tiểu đục, có thể có máu

Đau hạ vị

Thường không có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân.

  • Cận lâm sàng:

Phân tích nước tiểu nhiều bạch cầu, hồng cầu, vi trùng

Cấy nước tiểu có vi trùng.

3. Viêm tiền liệt tuyến:
  • Lâm sàng:

Thường ở tuổi trung niên

Sốt cao, lạnh run, có thể buồn nôn

Đau vùng dưới lưng, đáy chậu.

Tiểu khó, tiểu gắt, tiểu nhiều lần

Khám trực tràng tiền liệt tuyến căng to, đau

Nước tiểu đục có thể có máu

Đau hông lưng, gốc cột sống, khám có thể thấy thận to đau.

  • Cận lâm sàng:

Phân tích nước tiểu nhiều bạch cầu, hồng cầu, vi trùng

Cấy nước tiểu có vi trùng.

Công thức máu: Bạch cầu tăng cao, chủ yếu là bạch cầu đa nhân

ĐIỀU TRỊ

1.  Viêm bàng quang cấp không biến chứng ở phụ nữ:
  • Phác đồ 7 ngày:

Fluoroquinolone:

Ciprofloxacin 250 – 500mg uống 2 lần/ngày

Ofloxacin 200 – 400 mg uống 2 lần/ngày

Levofloxacin 75g 1 lần / ngày

  • Phác đồ 7 – 14 ngày: áp dụng cho bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ sau:

Triệu chứng kéo dài trên 7 ngày

Nhiễm trùng tiểu tái phát

Tuổi trên 65

Đái tháo đường

  • Điều trị bằng:

Fluoroquinolone

Cephalosporin (Cephalexin 250mg uống 4 lần/ngày, Cefuroxim 250mg uống ×3 lần/ngày hoặc Cefixim 200mg uống × 2 lần/ngày).

2. Nhiễm trùng tiểu tái phát ở phụ nữ:

Nên kéo dài thời gian điều trị trên 2 tuần.

3. Nhiễm trùng tiểu nam:
  • Ít gặp, nên điều trị 7 – 14 ngày
  • Fluoroquinolone
  • Amoxicillin clavulanic: Curam, Augmentin 1g uống ×2 lần/ngày.
  • ( cefuroxim250mg uống ×3 lần/ngày…)
4. Nhiễm trùng tiểu không có triệu chứng:
  • Chỉ điều trị với phụ nữ có thai hoặc phẫu thuật tiết niệu
  • Phụ nữ có thai: điều trị 7 ngày với Amoxicillin 250 – 500mg uống× 3 lần/ngày hoặc Cephalexin 250mg uống× 4 lần/ngày.
5. Viêm tiền liệt tuyến:
  • Viêm cấp: Fluoroquinolone uống 14 ngày
  • Viêm mạn: kéo dài thời gian điều trị Quinolon trong 1 tháng.
6. Nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn không điển hình (Mycoplasma Chlamydia):
  • Doxycycline 100mg:

+ Ngày đầu: 2 viên/ngày

+ Ngày kế tiếp: 1 viên/ngày/ 5 – 7 ngày.

  • Azithromycin 500mg 1 viên/ngày/ 5 – 7 ngày.
  • Spiramycin (Ery, Rova…) 1,5 – 3 MUI / 2 – 3 lần/ngày/ 5 – 7 ngày.

Phác đồ điều trị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận