Trang chủPhác đồ điều trịPhác đồ điều trị chàm (Eczema)

Phác đồ điều trị chàm (Eczema)

I- Định nghĩa:

Chàm là một bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể xem chàm là một hội chứng hơn là một bệnh.

II- Chẩn đoán:

1/ Chẩn đoán xác định thường là:

  • Mụn nước trên nền hồng ban, giới hạn có thể rõ hay không rõ, ngứ
  • Hoặc màng da dày, lichen hóa, giới hạn không rõ.
  • Thương tổn thường có tính đối xứ

2/ Chẩn đoán nguyên nhân: rất khó tìm dị ứng nguyên

3/ Chẩn đoán phân biệt:

  • Tổ đĩa: không có hồng ban, có mụn nước sâu trong Thường ở mặt bên của ngón tay, lòng bàn tay, bàn chân.
  • Herpes môi hay sinh dục: mụn nước dính chum trên nền hồng ban, khởi sự ngứa sau thì hơi rát.
  • Zona: chum mụn nước trên nền hồng ban hơi phù nề, đau rát nhiều, thương tổn chạy dọc theo thần kinh nửa bên thân mình.

III- Điều trị:

1/ Nguyên tắc:

  • Tìm dị ứng nguyên gây bệnh
  • Tránh bôi nhiều loại thuốc vì có thể là dị ứng nguyên.
  • Vì chàm cũng là một phản ứng viêm nên có thể dùng thuốc kháng viêm thoa trực tiếp lên thương tổn, đó là corticoid dùng tại chỗ. Nhưng cần lưu ý đến vị trí, thể bệnh và nguyên nhân của bệnh chàm để lựa chọn thuốc bôi thích hợ

2/ Điều tr cục bộ:

  1. Giai đoạn cấp: Rịn dịch rất nhiều vì thế không nên dùng các loại thuốc mỡ, nó sẽ làm bịt kín mặt Nên dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ: như hexamidine, chlohexidine, thuốc tím 1/20.000 để rửa thương tổn. Sau khi rửa sạch thương tổn, có thể thoa: hồ nước hay nitrate bạc 1 – 5% để làm khô dịch tiết.
  2. Giai đoạn bán cấp: Có thể thoa dung dịch eosin 2% hay Milian.
  3. Giai đoạn mạn: Giai đoạn này thương tổn thường dày sừng da và khô, nên có thể dùng corticoid tại chỗ dạng mỡ, hay dạng kem hay dạng phối hợp với acid salicylic để tiêu sừng nhiều hơn.

3/ Điều tr toàn thân:

  • Thuốc kháng histamine nhóm I để chống ngứa, thuốc histamine nhóm 1 và nhóm 2 thường được phối hợp trong mày đay cơ học
  • Kháng sinh: dùng khi có bội nhiễm, thường là nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus.
  • Corticoid toàn thân: nên cân nhắc điều trị vì thuốc có thể gây biến chứng nặng nề. Thường chỉ dùng trong trường hợp chàm cấp ở mặt hay bàn Thuốc thường dùng là prednisolone với liều 0,5mg/kg/ngày x 3 ngày.
  • Chàm mạn không nên dùng corticoid liều thấp kéo dài vì khi ngưng thuốc sẽ làm cho bệnh bùng phát lạ Trong trường hợp đặc biệt khi chàm lan tỏa thì dùng methyl-prednisolone liều ngắt quãng và được thực hiện tại bệnh viện.
  • PUVA liệu pháp và chiếu tia UV: dùng cho chàm lòng bàn tay, bàn chân hay chàm mạn lan tỏ
  • Thuốc ức chế miễn dịch: mặc dầu có thể hiệu quả trên một vài ca chàm mạn lan tỏa, nhưng vì các biến chứng nặng nề của nó khiến người ta không thể chấp nhận đưa vào phác đồ điều trị.
  • Giải dị ứng không đặc hiệu: chích histaglobin, có tác dụng làm giảm lượng kháng thể và giảm phóng thích

4/ Nguyên nhân:

  • Vi khuẩn: dùng kháng sinh
  • Nấm: dùng griseofulvin, ketoconazole, itraconazole.
  • Giải dị ứng đặc hiệu: tiêm trong da dị ứng nguyên liều nhỏ tăng dần
  • Thiếu sinh tố: tùy trường hợp sử dụng thêm các vitamins: F, B1, B6, B12, C…
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây