Blog Trang 591

Đau vai – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Triệu chứng đau vai

Một khi bạn bị đau ở vai, có thể bạn sẽ suy nghĩ xem mình có bị thương ở đâu, hay có xách vật nặng gì không, cũng có thể bạn bị giật mạnh trong xe buýt khi xe thắng gấp, hay bạn xách nhầm một túi đồ quá nặng… Tóm lại, dù với lý do như thế nào thì khi vai bạn đột nhiên bị đau cấp tính, chứng tỏ vai đang bị thương.

Có những nguyên nhân như sau khi bạn đột nhiên bị đau ở vai :

Viêm, nếu không phải do viêm khớp (bursitis, viêm nang dịch), thì chính là cơ gân ở xung quanh đó bị viêm (tendinitis)

Vấn đề cũng có thể xảy ra ở cột sống, khi thần kinh xuất phát từ cột sống tỏa đến vai, bị chèn ép bởi đĩa đệm lồi lên hoặc xương khớp bị viêm, thì bạn sẽ cảm thấy không những cổ đau mà đau cả vai.

Khi đau thắt ngực, bệnh tim tái phát, sẽ thấy như bị nặng ở chỗ sau xương ngực, nhưng vì thần kinh phân bổ trong ngực quá gần, nên bạn như bị đau ở vai, chứ không phải ở ngực.

Bất kỳ vai nào bị đau, đều có thể do cơ hoành bị kích thích, đây là một tấm bắp thịt ngăn cách ngực và bụng.

Cho nên, có một nguyên tắc cơ bản là khi bạn cảm thấy đau mỏi ở vai, có thể căn cứ chỗ đau và thời gian đau, phân biệt nó do nguyên nhân nào gây nên. Ví dụ :

Nếu đau vai một cách đột ngột, nhất là khi xê dịch cổ, cánh tay và vai như bị tê nhức, vấn đề sẽ là ở cổ.

Nếu đau vai xuất hiện một cách chậm rãi, mức độ không đổi, khi xê dịch vai đau đớn nhiều hơn, thường do viêm khớp cục bộ.

Còn viêm, hoặc nứt cơ gân, sẽ đau tập trung ở một nơi, nhất là khi bạn giơ cao cánh tay, hay cho tay vào ống tay áo.

Nếu xê dịch cánh tay không gây thêm đau đớn, và bạn cũng không nhớ mình lúc nào bị thương ở cổ, thì đau có lẽ do cơ hoành mà ra. Đồng thời có kèm theo đau bụng, ho, hít sâu ngực sẽ bị đau, nếu chỗ đau ở phần vai bên phải, có thể chắc chắn là do cơ hoành, nguyên nhân bệnh chính là viêm túi mật, gan sưng to, vì các chứng bệnh này kích thích cơ hoành. Nếu đau ở vai trái, thường là bị thương ở tỳ tạng, hoặc do bệnh phổi gây nên.

Triệu chứng đau vai
Triệu chứng đau vai

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : ĐAU VAI

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
1. Bị thương • Chụp X quang, xác định bệnh trạng và điều trị
2. Bursitis • Dùng thuốc kháng viêm, chích tại chỗ
3. Viêm cơ gân • Dùng thuốc kháng viêm, chích tại chỗ
4. Viêm khớp

5. Biến chứng đĩa đệm

6. Đau thắt ngực

•  Vật lý trị liệu, giảm đau

•  Nghỉ ngơi, phẫu thuật

•   Điều trị bằng thuốc trị tim, mổ tạo hình mạch máu, phẫu thuật.

7. Bệnh tim phát sinh

8. Kích thích cơ hoành

•  Báo cho bác sĩ biết ngay

•  Điều trị nhanh chóng

Xem chi tiết bệnh

HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY

Viêm quanh khớp vai – cánh tay (Viêm quanh khớp vai)

Đông y chữa bệnh Đau vai gáy

Thuốc Amoxicillin và acid clavulanic – Tác dụng và liều dùng

Tên thương mại: Augmentin

Tên chung: Amoxicillin và acid clavulanic

Lớp thuốc: Penicillins, Amino

Augmentin (amoxicillin và acid clavulanic) là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Amoxicillin là một loại kháng sinh thuộc loại penicillin. Nó có hiệu quả đối với một số loại vi khuẩn như H. influenzae, N. gonorrhea, E. coli, Pneumococci, Streptococci, và một số chủng Staphylococci nhất định. Về mặt hóa học, nó có mối liên hệ gần gũi với penicillin và ampicillin.
Augmentin (thuốc thương mại) chứa amoxicillin và acid clavulanic (thuốc chung).
Amoxicillin ngăn chặn vi khuẩn sinh sản bằng cách ngăn không cho vi khuẩn hình thành các thành tế bào bao quanh chúng. Những thành này cần thiết để bảo vệ vi khuẩn khỏi môi trường xung quanh và giữ cho các thành phần bên trong tế bào vi khuẩn được nguyên vẹn. Vi khuẩn không thể sống sót nếu không có thành tế bào.
Acid clavulanic làm tăng hiệu quả của amoxicillin đối với các loại vi khuẩn mà thông thường kháng với amoxicillin đơn thuần.

Amoxicillin và acid clavulanic được sử dụng cho những mục đích gì?

Augmentin (amoxicillin và acid clavulanic) có hiệu quả đối với các vi khuẩn nhạy cảm gây ra nhiễm trùng ở:

  • Tai giữa (viêm tai giữa)
  • Amidan (viêm amidan)
  • Nhiễm trùng họng (viêm họng)
  • Viêm thanh quản
  • Viêm phế quản
  • Viêm xoang
  • Viêm phổi

Nó cũng được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng da.

Các tác dụng phụ của amoxicillin và acid clavulanic là gì?

Các tác dụng phụ phổ biến của Augmentin (amoxicillin và acid clavulanic) bao gồm:

  • Khó chịu ở bụng
  • Chướng bụng
  • Tiêu chảy
  • Khí
  • Đau đầu
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Nôn

Các tác dụng phụ quan trọng khác bao gồm:

  • Tiêu chảy có máu hoặc kéo dài
  • Dễ bầm tím hoặc chảy máu
  • Viêm gan có thể hồi phục
  • Phát ban
  • Phản ứng dị ứng

Các phản ứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp bao gồm:

  • Co giật
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ)
  • Giảm tiểu cầu hoặc giảm số lượng hồng cầu.

Kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường trong ruột và khuyến khích sự phát triển quá mức của một số vi khuẩn như Clostridium difficile, gây viêm ruột (viêm đại tràng giả mạc). Bệnh nhân phát triển các dấu hiệu viêm đại tràng giả mạc sau khi bắt đầu dùng Augmentin (tiêu chảy, sốt, đau bụng và có thể sốc) nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Những người bị dị ứng với nhóm kháng sinh cephalosporin, có liên quan đến penicillins, ví dụ như cefaclor (Ceclor), cephalexin (Keflex), và cefprozil (Cefzil), có thể hoặc không bị dị ứng với penicillins.

Liều dùng của amoxicillin và acid clavulanic là gì?

Augmentin (amoxicillin và acid clavulanic) nên được uống khi có đầy đủ thức ăn để giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày. Không nên uống quá một viên cùng một lúc vì lượng acid clavulanic dư thừa có thể gây ra khó chịu dạ dày.

Liều khuyến cáo cho người lớn là:

  • 500 mg mỗi 8-12 giờ
  • 250 mg mỗi 8 giờ
  • 875 mg mỗi 12 giờ
  • 2000 mg mỗi 12 giờ

Liều dùng được tính dựa trên thành phần amoxicillin.
Bệnh nhân nhi nặng hơn 40 kg nên nhận liều người lớn.
Bệnh nhân nhi nặng dưới 40 kg nên nhận liều từ 20 đến 45 mg/kg mỗi 8 hoặc 12 giờ.

Các loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung nào tương tác với amoxicillin và acid clavulanic?

Việc đồng thời sử dụng probenecid, một loại thuốc dùng để điều trị bệnh gút, ngăn cản việc thải trừ amoxicillin bình thường qua thận và có thể gây ra mức amoxicillin trong máu cao, độc hại.
Augmentin (amoxicillin và acid clavulanic) có thể giảm hiệu quả của các viên thuốc tránh thai, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.
Kết hợp Augmentin (amoxicillin và acid clavulanic) và allopurinol (Zyloprim, Aloprim) có thể làm tăng tần suất phát ban da.

Amoxicillin và acid clavulanic có an toàn để sử dụng khi tôi đang mang thai hoặc cho con bú không?

Việc sử dụng Augmentin (amoxicillin và acid clavulanic) ở phụ nữ mang thai chưa được nghiên cứu đầy đủ. Penicillins thường được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai không bị dị ứng với penicillin.
Augmentin (amoxicillin và acid clavulanic) được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.

Tóm tắt

Amoxicillin và acid clavulanic (Augmentin, Amoclan, Augmentin XR, Augmentin ES-600) là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng tai giữa, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, và nhiễm trùng đường tiết niệu. Các tác dụng phụ bao gồm khó chịu ở bụng, chướng bụng, tiêu chảy, khí, đau đầu, ợ nóng, buồn nôn, và nôn.

Tâm Tỳ đều hư

Chứng Tâm Tỳ đều hư là tên gọi chung chỉ những chứng trạng do Tâm huyết hao tổn, Tý khí bị tổn hại dẫn đến tâm thần mất nuôi dưỡng Tỳ khí hư yếu không làm được chức năng thống huyết; bệnh phần nhiều do tư lự quá độ, ăn uống không điều độ, hoặc sau khi ốm chăm sóc không chu đáo và bệnh xuất huyết mạn tính gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp hay quên, ít ngủ hay mê, sắc mặt úa vàng, kém ăn mỏi mệt, bụng trướng đại tiện nhão, đoản hơi tinh thần bạc nhược hoặc xuất huyết dưới da; phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra sắc nhợt lượng nhiều, băng lậu hoặc kinh ít, kinh bế, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược.

Chứng Tâm Tỳ đều hư thường gặp trong các bệnh Hư lao, Kinh quý chính xung, Hay quên, Huyễn vậng và Xuất huyết.

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Tỳ khí hư, Tâm khí hư, Tâm Phế khí hư, Tỳ Phế khí hư.

Phân tích

Chứng Tâm Tỳ đều hư những tật bệnh khác nhau, biểu hiện lâm sàng và phép chữa đều có đặc điểm riêng.

Trong bệnh Hư lao xuất hiện chứng Tâm Tỳ đều hư, đặc điểm biểu hiện lấy tạng phủ bị hư tổn, như các chứng trạng tâm quí chính xung, hay quên mất ngủ, hay mê, sắc mặt không được tươi, kém ăn mỏi mệt, mạch Tế Nhược, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng; Bệnh phần nhiều do ăn uống không điều độ, đói no thất thường làm tổn hại khí của Tỳ Vị, không sinh hoá được chất tinh vi, không sinh trưởng được khí huyết, cội nguồn khí huyết bất túc, bên trong không hoà đều năm tạng sáu phủ, nguồn sinh hoá thiếu thốn, Tâm huyết ngày càng suy, tình thế bệnh ngày càng nặng gây nên; điều trị nên bổ ích Tâm Tỳ, cho uống bài Qui Tỳ thang (Tế sinh phương).

Chứng Tâm Tỳ đều hư xuất hiện trong bệnh kinh quí chính xung (hồi hộp sơ sệt) có đặc điểm là hồi hộp không yên, sắc mật không tươi, váng đầu hoa mắt, lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế Nhược v.v… Bệnh phần nhiều do tư lự quá độ, mệt nhọc Tâm Tỳ gây nên. Tư lự thì thương thân, không những hao thương tâm huyết, lại dễ ảnh hưởng tới nguồn sinh hoá của Tỳ Vị, do đó mà cả khí và huyết đều suy không khả năng dâng lên Tâm cho nên hồi hộp không yên, hơi thở có cảm giác không nối tiếp; điều trị theo pháp kiện Tỳ ích khí, bổ huyết dưỡng Tâm, chọn dùng bài Tứ vật thang (Hoà tễ cục phương) hợp với Thiên vương bổ Tâm đan (Thế y đắc hiệu phương).

Bệnh bất mị – mất ngủ – xuất hiện trong chứng Tâm Tỳ đều hư có đặc điểm là mê nhiều dễ thức giấc, giấc ngủ không yên: Bệnh phần nhiều do tư lự mệt nhọc tổn hại đến Tâm tỳ, âm huyết ngấm ngầm suy hao, thần không nơi ở. Tỳ bị tổn thương mất khả năng sinh hoá chất tinh vi, huyết hư khó hồi phục, tâm thần mất sự nuôi dưỡng mà thành mất ngủ. Trương Cảnh Nhạc nói “Mệt nhọc tư lự thái quá, hẳn dẫn đến hao mất huyết dịch, thần hồn mất chỗ dựa cho nên mất ngủ”. Sách Loại chứng trị tài cũng viết: “Tư lự thương Tỳ, Tỳ huyết bị tổn hại, quanh năm mất ngủ”; điều trị theo phép bổ ích Tâm Tỳ, chọn dùng các bài Quy Tỳ thang hoặc Dưỡng tâm thang (Chứng trị chuẩn thằng).

Chứng Tâm Tỳ đều hư xuất hiện trong bệnh Kiện vong- hay quên, có đặc điểm vừa hay quên vừa mất ngủ, cũng do tư lự quá độ tổn hại Tâm Tỳ, nơi thần ở không trong sạch gây nên. Sách Tam nhân phương viết: “Tỳ chủ ý và nghĩ, ý là ghi nhớ việc đã qua, nghĩ thì có cả công việc của Tâm… Bây giờ Tỳ mắc bệnh thì chỗ ở của ý không trong sạch, tâm thần không yên khiến người ta hay quên hết lòng hết sức để nghĩ mà chẳng được việc gì”; điều trị nên dưỡng huyết ích khí yên tâm an thần, chọn dùng bài ích khí an thần thang (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc).

Trong bệnh Huyễn vậng xuất hiện chứng Tâm Tỳ đều hư, có đặc điểm là vừa chóng mặt vừa kiêm chứng sắc mặt trắng nhợt, móng tay chân không tươi, tinh thần mỏi mệt kém ăn, mệt nhọc lại phát bệnh; phần nhiều do mệt nhọc nội thương, Tâm Tỳ đều hư gây nên; Tâm hư thì huyết dịch tuần hoàn không đều, Tỳ hư thì nguồn sinh hoá không mạnh điều trị nên dưỡng huyết điều doanh, chọn dùng bài Nhân sản dưỡng vinh hoàn (Hoà tễ cục phương)

Bệnh Xuất huyết bao gồm trong các tật bệnh Nục huyết, Tiện huyết. Niệu huyết, xuất huyết dưới da và phụ nữ băng lậu, có đặc điểm là lượng xuất huyết nhiều, sắc đỏ nhạt, hồi hộp đoản hơi, sắc mặt không tươi. Móng tay chân nhợt. Bệnh phần nhiều do Tâm Tỳ hư nhược, Tâm không làm chủ được huyết Tỳ không thống huyết gây nên, điều trị nên bổ Tâm Tỳ, ích khí nhiếp huyết, cho uống bài Qui Tỳ thang gia giảm.

Bộ vị bệnh biến của chứng này chủ yếu ở Tâm Tỳ, hơn nữa phần nhiều biểu hiện cả khí huyết đều hư. Nếu lấy khí hư làm chủ yếu thì phần nhiều nghiêng về Tỳ hư; lấy huyết hư làm chủ yếu, phần nhiều nghiêng về Tâm hư. Trong quá trình diễn biến cơ chế bệnh, huyết hư liên lụy đến âm, có thể xuất hiện Tâm Tỳ khí âm đều hư, ngoài chứng trạng hồi hộp sợ sệt, tinh thần mệt mỏi yếu sức còn xuất hiện những chứng trạng miệng khô bụng đau, về chiều nóng từng cơn, mặt đỏ bừng bốc hoả, lòng bàn chân tay nóng. Cũng có thể do Tâm Tỳ đều hư, khí huyết đều suy, tạo nên biểu hiện khí hư huyết thoát rất nguy hiểm; có thể thấy xuất hiện các chứng trạng Tâm động hồi hộp, sắc mặt trắng nhợt, mồ hôi đầm đìa, mạch Vi Tế muốn tuyệt, không thể không cẩn thận.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Tỳ khí hư với chứng Tâm Tỳ đều hư: Chứng Tỳ khí hư nguyên nhân phần nhiều do ăn uống không điều độ, hoặc mệt nhọc nội thương, hoặc thổ tả quá mức gây nên; cũng có thể do ảnh hưởng của các tật bệnh khác, như Can khí lấy Tỳ mà hình thành chứng này; lâm sàng thường có những Tỳ vận hoá không mạnh, khí huyết hoá sinh bất túc, cơ nhục tay chân không được nuôi dưỡng v.v… cho nên có các chứng trạng ăn uống kém, sau khi ăn thấy bụng trướng đầy, đại tiện lỏng nhão, hụt hơi biếng nói, gầy còm, chân tay rã rời, sắc mặt vàng bủng không tươi, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Hoãn Nhược; Điều trị nên ích khí kiện Tỳ. Còn chứng Tâm Tỳ đều hư tuy có chứng trạng của Tỳ khí hư, nhưng khác nhau là ở chỗ: vị trí loại bệnh trên là ở Tỳ, chú trọng vào khí hư; loại sau liên quan tới Tâm Tỳ, vì thế, không chỉ có chứng trạng Tỳ khí hư mà còn biểu hiện đầy đủ Tâm khí huyết bất túc như có các chứng hồi hộp hay quên, ít ngủ hay mê v.v… Điều trị nên áp dụng nguyên tắc bổ dưỡng khí huyết của Tâm Tỳ.

Chứng Tâm khí hư với chứng Tâm Tỳ đều hư: chứng Tâm khí hư phần nhiều do ốm lâu thể trạng yếu, bị bệnh đột ngột thương dương hao khí, tuổi cao tạng Khí hư yếu, phú bẩm bất túc là những nguyên nhân gây nên bệnh này. Biểu hiện lâm sàng có những đặc điểm hồi hộp đoản hơi, sau khi hoạt động thì bệnh tăng, tự ra mồ hôi tinh thần mệt mỏi. Lưỡi nhạt rêu trắng, mạch Kết Đại hoặc Tế Nhược. Chứng Tâm Tỳ đều hư thì do tư lự quá mức gây nên, biểu hiện lâm sàng có các chứng trạng chủ yếu thuộc tâm huyết bất túc, Tỳ khí hư yếu. Hai loại này tuy đều có chứng hồi hộp, nhưng chứng Tâm Tỳ đều hư vì có kiêm Tâm huyết bất túc cho nên thường kiêm thêm chứng trạng hay quên, mất ngủ, hay mê, so với chứng Tâm khí hư hồi hộp đoản hơi, sau khi hoạt động thì bệnh nặng thêm tự nhiên có chỗ khác nhau. Ngoài ra, chứng Tâm Tỳ đều hư còn phải có các chứng trạng của Tỳ khí hư như kém ăn, mỏi mệt, bụng trướng, ỉa nhão v.v… Hoặc là Tỳ mất công năng thống huyết mà có các chứng trạng nục huyết, tiện huyết, niệu huyết, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt không đều và băng lậu… Loại trên lấy bổ khí dưỡng Tâm là được; loại sau thì nên theo phép bổ dưỡng Tâm Tỳ.

Chứng Tâm Phế khí hư với chứng Tâm Tỳ đều hư: Phế chủ khí, Tâm chủ huyết, khí là soái của huyết, huyết là mẹ của khí. Chứng Tâm Phế khí hư phần nhiều do mệt nhọc quá độ hoặc ốm lâu khái suyễn, lao thương khí của Tâm Phế gây nên. Lâm sàng có đặc điểm Phế khí bất túc, Tâm huyết vận hành không lợi, xuất hiện chứng trạng hồi hộp đoản hơi, khái suyễn thiểu khí, ngực khó chịu, mệt rã rời, tự ra mồ hôi, yếu sức, động làm thì bệnh tăng, sắc mặt trắng nhợt hoặc tối trệ thậm chí môi miệng tím tái, chất lưỡi tối nhợt hoặc có nốt ứ huyết, mạch Tế Nhược. Điều trị nên bổ ích Tâm Phế; Đây là những đặc điểm so sánh biểu hiện tâm huyết suy hao của chứng Tâm Tỳ đều hư với chứng Tỳ khí hư yếu rất dễ phân biệt.

Chứng Tỳ Phế khí hư với chứng Tâm Tỳ đều hư, cả hai tuy đều có biểu hiện Tỳ khí hư, như mệt mỏi kém ăn, trướng bụng, đại tiện nhão, nhưng vì Tỳ chủ về vận hoá, Phế chủ về trị tiết, khí của Tỳ Phế đều hư, ăn uống không biến hoá được chất tinh vi, thủy dịch khống lưu thông khiến cho đàm thấp ứ đọng – Cho nên loại trên phải thấy các chứng trạng như khái thấu đàm nhiều loãng trắng, mặt và chân phù thũng, sợ lạnh hụt hơi. Loại sau thì do Tâm huyết bất túc, phải có các chứng hồi hộp hay quên, ít ngủ hay mê, cũng dễ phân biệt.

Trích dẫn y văn

chính xung là do huyết hư – chính xung bất kỳ lúc nào, huyết bị thiếu nhiều Hễ tư lự là bị khuấy động thuộc hư thì lúc có cơn lúc không có cơn. Đàm là do hoả động, (Kính quí chính xung – Đan Khê tâm pháp).

Huyệt Thần Phong

Thần Phong

Tên Huyệt Thần Phong:

Vì Tâm có tương quan với thần; Phong chỉ rằng thuộc về khu vực. Huyệt ở vùng ngực, gần tạng Tâm, vì vậy gọi là Thần Phong (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính Thần Phong:

Huyệt thứ 23 của kinh Thận.

Huyệt nhận được mạch phụ của Xung Mạch.

Vị Trí huyệt Thần Phong:

Ở khoảng gian sườn 4, ngang huyệt Chiên Trung (Nh.17), cách đường giữa ngực 2 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ ngực to, các cơ gian sườn 4, cơ ngang ngực 4, sâu bên trong bên phải là phổi, bên trái là tim.

Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 4.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3 hoặc D4.

Chủ Trị Thần Phong:

Trị thần kinh gian sườn đau, phế Quản viêm.

Phối Huyệt:

1. Phối Dương Khê (Đại trường.5) trị ho, ngực tức (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Ưng Song (Vị 16) trị vú sưng, sốt lạnh, nằm không yên (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Hạ Cự Hư (Vị 39) + Hiệp Khê (Đ.43) + Nhũ Căn (Vị 18) + Thiên Khê (Tỳ 18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Ưng Song (Vị 16) trị vú sưng (Tư Sinh Kinh).

Cách châm Cứu Thần Phong:

Châm xiên 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể chạm phổi và tim.

ALAXAN – Giảm đau, chống viêm

Thuốc alaxan
Thuốc alaxan

Alaxan cung cấp tác động giảm đau rất tốt do công thức giảm đau phối hợp : điều trị một cách hiệu quả triệu chứng viêm khớp dạng thấp cấp tính và mạn tính, viêm xương khớp ; điều trị hiệu quả chứng viêm không thuộc khớp và các cơn đau không có nguồn gốc nội tạng ; làm giảm hiệu quả các cơn đau có nguồn gốc cơ xương và các cơn đau do chấn thương.

ALAXAN – Giảm đau, chống viêm

Viên nén : vỉ 20 viên, hộp 5 vỉ – vỉ 4 viên, hộp 25 vỉ.

THÀNH PHẦN

 

cho 1 viên
Paracétamol 325 mg
Ibuprofène 200 mg

DƯỢC LỰC

Alaxan kết hợp tác động giảm đau và kháng viêm của ibuprofène và tính chất giảm đau, hạ nhiệt của parac tamol. Ibuprofène ngăn cản sự sinh tổng hợp prostaglandine bằng cách ức chế hoạt động của enzyme cyclo-oxygénase, vì vậy làm giảm sự viêm. Trong khi ibuprofène có tác động ngoại biên, paracétamol lại có tác động trung ương-ngoại biên, vì vậy tạo nên liệu pháp giảm đau rất có hiệu quả :

  • ngay ở nguồn các chất trung gian dẫn truyền cảm giác đau, Alaxan ức chế sự phóng thích prostaglandine, vì vậy ức chế cảm giác đau ;
  • tại các thụ thể tiếp nhận cảm giác đau, Alaxan ngăn cản sự nhạy cảm của các thụ thể tiếp nhận cảm giác đau đối với những chất trung gian dẫn truyền cảm giác đau được phóng thích, vì vậy ngăn cản cảm giác đau và cắt đứt chu trình ;
  • tại hệ thống thần kinh trung ương, Alaxan nâng ngưỡng chịu đau chống lại các xung động của các dây thần kinh thụ cảm đau, làm mất tín hiệu dẫn đến sự co cơ, vì vậy cắt đứt hoàn toàn chu trình.

Alaxan cung cấp tác động giảm đau rất tốt do công thức giảm đau phối hợp :

  • điều trị một cách hiệu quả triệu chứng viêm khớp dạng thấp cấp tính và mạn tính, viêm xương khớp ;
  • điều trị hiệu quả chứng viêm không thuộc khớp và các cơn đau không có nguồn gốc nội tạng ;
  • làm giảm hiệu quả các cơn đau có nguồn gốc cơ xương và các cơn đau do chấn thương.

Sự kết hợp của ibuprofène và paracétamol ở liều điều trị thấp nhất thì khi sử dụng sẽ an toàn hơn là khi sử dụng hai viên riêng rẽ mà vẫn cho hiệu quả giảm đau cao hơn. Ngoài ra, Alaxan còn làm giảm những tác dụng phụ không mong muốn như ù tai, chóng mặt, giảm thính lực, bồn chồn, sự bào mòn hay xuất huyết của niêm mạc đường tiêu hóa hoặc những mô khác, buồn ngủ, nôn mửa, đau đầu và các chứng tương tự thường gặp khi sử dụng các loại thuốc giảm đau phối hợp khác.

CHỈ ĐỊNH

Giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp cơ khớp đau do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh như đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức, gãy xương, trật khớp, đau sau giải phẫu…

Điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ quan vận động…

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Loét dạ dày-tá tràng tiến triển.

Suy gan hoặc suy thận nặng.

Lupus ban đỏ rải rác (nguy cơ bị phản ứng màng não nhẹ).

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Khi bắt đầu điều trị, cần theo dõi thật kỹ sự bài tiết nước tiểu và chức năng thận ở bệnh nhân bị suy tim, xơ gan và hư thận, ở bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu, ở bệnh nhân bị suy thận mạn tính và đặc biệt ở người già.

Theo dõi những bệnh nhân đã có tiền sử loét dạ dày-tá tràng, thoát vị hoành hoặc xuất huyết tiêu hóa.

Cẩn thận khi sử dụng ở bệnh nhân có bệnh tim và tăng huyết áp.

Người điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc cần lưu ý về nguy cơ bị chóng mặt khi dùng thuốc.

LÚC CÓ THAI

Cẩn thận khi dùng trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Tuyệt đối không dùng trong quý ba của thai kỳ (nguy cơ nhiễm độc thai : ở thận và tim phổi thai nhi, với sự đóng sớm ống động mạch) và vào cuối thai kỳ (do nguy cơ xuất huyết ở mẹ và cả con do kéo dài thời gian chảy máu).

LÚC NUÔI CON BÚ

Cẩn thận khi dùng cho phụ nữ nuôi con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

  • Dùng kèm ibuprofène với thuốc chống đông máu loại coumarine có thể làm tăng nguy cơ xuất huyế
  • Dùng kèm với aspirine có thể hạ thấp nồng độ của ibuprofène trong máu và làm giảm hoạt tính chống viêm.
  • Dùng lâu dài paracétamol có thể làm tăng tác động giảm prothrombine huyết của thuốc chống đông máu.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Rối loạn tiêu hóa : buồn nôn, ói mửa, khó tiêu, đau dạ dày, đau thượng vị, xuất huyết ngấm ngầm hoặc lộ rõ, rối loạn vận động.

Rối loạn thần kinh : nhức đầu, suy nhược, chóng mặt.

Phản ứng mẫn cảm : ở da (nổi mẫn, ngứa), ở hệ hô hấp (đôi khi co thắt phế quản ở người dị ứng với aspirine và các thuốc chống viêm không stéroide khác), phù.

Rối loạn gan (hiếm) : tăng tạm thời transaminase. Rối loạn thận : tiểu ít, suy thận.

Rối loạn máu : mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết. Trong một số rất hiếm trường hợp có thể có thiếu máu cả ba dòng, giảm bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu.

Rối loạn thị giác.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Dùng cho người lớn :

  • Trường hợp cấp tính : 1 đến 2 viên, 3 lần/ngày.
  • Bệnh mạn tính : 1 viên, 3 lần/ngày.

Bệnh tháo nén (Bệnh khí nén, bệnh chuông lặn)

Bệnh sinh

Bệnh xảy ra trong trường hợp giảm áp suất đột ngột khi thợ lặn ngoi lên mặt nước quá nhanh sau khi lặn với trang bị cấp khí độc lập. Bình thường thì khi áp suất không khí thở vào tăng lên, thì lượng khí oxy và lượng khí nitơ ở trong các mô đều tăng lên tỷ lệ với nhau. Nhưng ở trong các mô, trong khi khí oxy được sử dụng và tiêu hao nhanh, thì khí nitơ là khí trơ, nên chỉ có thể ra khỏi cơ thể bằng đường qua phổi. Trong trường hợp giảm áp suất, nếu mức chênh lệch giữa áp suất riêng phần của khí nitơ hoà tan ở trong các mô và áp suất riêng phần của khí nitơ trong khí quyển quá chênh lệch nhau, thì khí nitơ sẽ tạo nên những bọt khí ở trong các mô (gọi là vi nghẽn mạch hơi, hoặc nghẽn mạch hơi vi thể). Người ta gặp rối loạn này trong trường hợp những thợ lặn ngoi lên nhanh từ dưới nước sâu (bệnh giảm khí nén, tháo nén), hoặc khi một đối tượng ra khỏi buồng áp suất cao (bệnh chuông lặn)

Khi một người lặn ngoi lên mặt nước quá nhanh, thanh môn khép kín, thì không khí sẽ bị cầm hãm lại trong phổi. Vì bị nhốt kín trong các phế nang, nên không khí này có xu hướng giãn nở ra vào lúc người lặn ngoi lên, và có thể gây ra nghẽn mạch khí (xem từ này), có thể gây ra cả tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, hoặc rách phổi tuy hiếm gặp.

Triệu chứng

Các rối loạn thường xuất hiện trước giờ thứ 6, nhưng thời kỳ tiềm tàng rất thay đổi, có thể từ vài phút tối 48 giờ. Triệu chứng phụ thuộc vào cơ quan bị tác động:

  • Đau tại chỗ (khớp xương, cơ, ổ bụng), có thể ngứa và phát ban ở da, đôi khi cả phù.
  • Rối loạn thần kinh: dị cảm thoáng qua, từ ám điểm nhấp nháy, tới suy giảm vận động thường xuyên và nhất là liệt hai chi dưới (kém cấp máu ở tuỷ sống), tối co giật và hôn mê. Trong trường hợp hình thành bọt khí ở cây phế quản, thì thấy đau vùng trước tim, khó thở dữ dội, và tình tạng sốc. Hoại tử xương vô khuẩn cạnh khớp là một biến chứng muộn.

Điều trị

Liệu pháp oxy qua mặt nạ và hồi sức tim-hô hấp trong khi chờ đợi đưa nạn nhân tối một trung tâm tăng áp suất chuyên khoa để điều trị bằng tháo nén.

Dự phòng

Những người lặn dưới biển, đặc biệt là lặn với bộ áo lặn độc lập, chỉ được lặn sau khi đã được khám sức khoẻ. Những người này sẽ không được chấp nhận nếu có những bệnh hoặc ở trong những điều kiện sau đây: có thai, béo phì đáng kể, viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi giãn mạch, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa và viêm xoang mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang, có tiền sử tràn khí màng phổi tự phát, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, động kinh, xúc cảm không ổn định nặng.

Những người lặn phải được đào tạo chuyên biệt  và phải tuân thủ nghiêm chỉnh bảng quy định thời gian lặn tuỳ theo độ sâu, và theo rõi chặt chẽ những trạm nghỉ tháo nén khi ngoi lên mặt nước.

Các bệnh của hệ thần kinh có biểu hiện tại mắt

  1. Hội chứng tăng áp lực trong sọ

Nguyên nhân: có thể do u trong sọ, chấn thương sọ não, áp xe trong sọ, hãn hữu cũng có thể do tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh bạch cầu cấp (leucose aigue).

Triệu chứng:

Khách quan triệu chứng chủ yếu là ứ phù đĩa thị (H 23.6). Thoạt đầu đĩa thị bị cương tụ, bò mờ, lồi dần về phía trước như một cái nấm. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở cả hai mắt. Đến giai đoạn bệnh toàn phát, đĩa thị căng phình to và lồi ra trước. Sự tuần hoàn trở về của võng mạc bị ngăn trở, do đó hệ thống tĩnh mạch trung tâm võng mạc bị giãn to, ngoằn ngoèo. Quanh đĩa thị có thể thấy nhiều đám xuất huyết và tiết tố trên võng mạc. Ớ giai đoạn cuối, đĩa thị bị thoái hoá ngả màu bạc xám, bờ đĩa thị vẫn mờ.

ứ phù gai thị
Hình 23.6. ứ phù gai thị

Chủ quan: nhức đầu dai dẳng, khi thì âm ỉ, có lúc lại dồn lên dữ dội. Ớ giai đoạn này thị lực, thị trường chưa có biến đổi đáng kể, chỉ có điểm mù to ra đáng kể, chỉ có điểm mù to ra rõ rệt. Tuỳ theo vị trí của thương tổn trong não mà có thể có hoặc không có dấu hiệu khu trú thần kinh; chỉ đến khi thị thần kinh bị thoái hoá thì thị lực và thị trường mơdi giảm hoặc thu hẹp nhiều, sau cùng mù hẳn.Teo gai thị thứ phát
Hình 23.7: Teo gai thị thứ phát

Điều trị triệu chứng: glucose ưu trương đậm đặc 40%, ngày tiêm 2 lần, mỗi lần 10 ml – 30 ml.

Điều trị nguyên nhân là chủ yếu: giải quyết u sọ, ápxe sọ v.v…

  1. Hội chứng bán manh.

Bán manh là mất 1/2 hoặc 1/4 thị trường của cả hai mắt, thường liên quan đến các tổn thương trên đường thần kinh thị giác từ giao thoa thị giác đến vỏ não vùng chẩm.

Nguyên nhân thường là u trong sọ, nhất là vùng tuyến yên, chấn thương sọ não v.v…

  1. Hội chứng giao thoa thị giác: các u tuyến yên hay gây ra hội chứng này. Biểu hiện chủ yếu là bán manh hai bên thái dương.
  2. Hội chứng thương tổn dải thị giác: biểu hiện chủ yếu là

bán manh cùng bên: thường hay kèm theo phản xạ bán manh của Wernicke. Điều trị: Sulfat de magnesium, ống 10 ml chứa 2g Sulfat de magnesium, tiêm bắp ngày 1 -2 lần, mỗi lần 1 ống, trị nguyên nhân, mổ u tuyến yên v.v…

  1. Hội chứng giao cảm cổ (hội chứng Claude – Bernard – Homer).

Nguyên nhân: viêm màng phổi ở đỉnh, vết thương vùng đỉnh phổi v.v…

Triệu chứng có ba dấu hiệu ở mắt: sụp mi nhẹ (do liệt cơ Müller), cơ đồng tử (do liệt cơ xoè đồng tử): nhãn cầu thụt vào trong.

Điều trị theo nguyên nhân.

  1. Bệnh Wilson

Bệnh do Wilson mô tả năm 1902. Bệnh Wilson thực chất là một tình trạng xơ gan gây ra những rối loạn về chuyển hoá của đồng (Cu) trong cơ thể. Bệnh hay gây ra dấu hiệu thần kinh, các rối loạn ngoại tháp: run tay, nói lắp, về sau có thể bị hôn mê, co giật. Về mắt, ở giác mạc có vòng Kayser-Flescher màu xanh lục, đôi khi kèm đục thể thủy tinh.

  1. Mù vỏ não

Mù vỏ não còn gọi là mù vùng chẩm, theo Sachsenweger (1975) bao gồm những tổn thương có liên quan đến đường thị giác hoặc trung tâm thị giác nằm phía sau của thể gối.

Theo nhiều tác giả như Guilaumat (1953), Le Hunsec (1972) thì nguyên nhân thường gặp nhất của mù vỏ não là các rối loạn mạch máu não, sau đó phải kể đến các nguyên nhân khác như ngộ độc, chấn thương, viêm v.v… Chúng tôi gặp những nguyên nhân của mù vỏ não như tắc thở sau khi thắt cổ, sau khi rút canun Krishaber một thời gian ngắn.

Về lâm sàng thì việc chẩn đoán mù vỏ não căn cứ chủ yếu vào các phản xạ của mắt và điện não đồ.

Phản xạ doạ (-), phản xạ điều tiết (-), test rung giật nhãn cầu nhìn vật động (N. O. C) (-).

Điện não đồ:sóng anpha chẩm bị huỷ, không đáp ứng với kích thích ánh sáng.

Trong lúc đó phản xạ đồng tử (+), phản xạ liên ứng (+), phản xạ giác mạc (+).

Trong mù vỏ não, các phản xạ mà cung chủ yếu đi qua vỏ não vùng chẩm (phản xạ doạ, phản xạ điều tiết) đều bị rối loạn. Còn các phản xạ mà cung chủ yếu không qua vỏ não (phản xạ đồng tử với ánh sáng, phản xạ loá mắt, phản xạ giác mạc) đều tồn tại.

Theo dõi một thời gian dài (trên 1 năm), chúng tôi thấy hình ảnh đáy mắt của bệnh nhân mù vỏ não không thay đổi; đáp ứng tổng thể điện võng mạc còn trong giới hạn sinh lí.

Trong mù vỏ não, thần kinh thị giác không bị thương tổn: mù vỏ não kéo dài không gây ra teo thị thần kinh, chứng tỏ hiện tượng thoái hoá của vỏ não chỉ khu trú ở sau thể gối, còn neuron đi từ võng mạc đến thể gối không bị thương tổn đáng kể. Tuy vậy, trước một trường hợp nghi ngờ là mủ vỏ não, nếu có điều kiện thì cần làm điện chẩm kích thích (P.E.V) để xác định thêm. Căn cứ vào những hiểu biết về tình trạng giảm ôxy mô não cấp thì ngoài yếu tố giảm oxy, còn một số yếu tố quan trọng nữa là hiện tượng co mạch. Hai quá trình bệnh lý này tác động lẫn nhau làm cho vỏ não ngày càng bị nguy kịch thêm.

Điều trị: trong cấp cứu các tình trạng giảm oxy mô não cấp, cần chú ý giải quyết cả hai yếu tố: thiếu oxy trong máu, co mạch.

Cần khẩn trương tiến hành trong giai đoạn đầu, nằm đầu thấp, hô hấp nhân tạo, thở oxy, thuốc giãn mạch, trỢ tim, xoa bóp tim, truyền dịch. Giai đoạn sau truyền mằu tiếp tục cho thuốc giãn mạch, trợ tim các loại vitamin: Bl, pp, B12.

  1. Bệnh nhược cơ

Nhược cơ là một bệnh thần kinh – cơ, làm yếu mệt các cơ vân. Những thể nhược cơ có biến chứng nặng như: ăn nghẹn, nuốt sặc v.v… có thể dẫn đến tử vong.

Ngày nay người ta thừa nhận bệnh nhược cơ là một bệnh tự miễn. Thoạt đầu bệnh tiến triển âm thầm, bệnh có thể khỏi phát sau một bệnh nhiễm khuẩn cấp, sau một phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, cũng có khi bệnh phát đột ngột không có nguyên nhân rõ ràng.

Ớ giai đoạn đầu, các cơ vân của mắt bị yếu, dấu hiệu này tồn tại suốt thời gian bị bệnh. Nhược cơ thường nhẹ hơn về sáng (lúc ngủ, các cơ được nghỉ ngơi) và nặng hơn về buổi chiều (vì phải vận động suốt cả ngày)

Về sau, khi nhược cơ toàn thân đã nặng thì các triệu chứng trở nên ít thay đổi, đưa đến một bệnh cảnh đặc biệt, bộ mặt nhược cơ có các nếp nhăn ở mặt, ở mắt, mi mắt (thường là cả hai mi) bị sụp xuống, hai mắt không nhắm kín được. Bệnh nhân nói nhỏ, khó khăn, ngồi không giữ được thăng bằng, tay không giơ lên cao được, chân không bước lên bậc thềm được, ăn bị nghẹn, uống nước bị sặc, có thể có cơn khó thở nguy hiểm làm cho bệnh nhân chết ngộ độc.

Xét nghiệm dược lý: prostigmin: trước khi làm xét nghiệm 10 phút, tiêm 0,5 mg atropin dưới da nhằm chống tác dụng phụ của prostigmin. Tiêm bắp 1 – 1,5 mg prostigmin. Các triệu chứng của nhược cơ đã biến mất sau 30 phút và tác dụng của prostigmin kéo dài trong hai giờ.

Điều trị nội khoa: uống prostigmin 1-1,5 mg/ngày.

Điều trị theo cơ chế sinh lý bệnh: prednison liều thấp 15 – 25mg/ngày. Sau đó chuyển sang khoa thần kinh.

Điều trị phẫu thuật: cắt bỏ tuyến ức.

An tức hương

an tức hương
an tức hương

AN TỨC HƯƠNG

Tên Khác:

An tức hương chi, Bồ đề, Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo), Chuyết bối la hương (Phạn Thư).

Tên Khoa Học:

Styrax Tonkinensis (Pier.) Craib. Thuộc họ Styracaceae.

Mô Tả:

Cây nhỏ, cao chừng 15~20cm. Búp non phủ lông mịn, mầu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống, dài khoảng 6~15cm rộng 22,5cm. Phiến lá nguyên hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dài ở đầu, mặt trên mầu xanh nhạt,mặt dưới mầu trắng nhạt do có nhiều lông mịn. Hoa nhỏ, trắng, thơm, mọc thành chùm, ít phân nhánh, mang ít hoa.Quả hình cầu, đường kính 10~16mm, phía dưới mang đài còn sót lại, mặt ngoài quả có lông hình sao.

Địa Lý:

Có ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.

Thu Hoạch:

Vào giữa tháng 6~7, chọn cây từ 5~10 tuổi, rạch vào thân hoặc cành để lấy nhựa. Đem về chia thành 2 loại:

. Loại tốt: mầu vàng nhạt, mùi thơm vani.

. Loại kém: mầu đỏ, mùi k m hơn, lẫn nhiều tạp chất (vỏ cây, đất cát. ..).

-Phần Dùng Làm Thuốc:

Dùng nhựa của cây (Benzoinum). Thường là khối nhựa mầu vàng nhạt hoặc nâu, đỏ nhạt, mặt bẻ ngang có mầu trắng sữa nhưng xen kẽ mầu nâu bóng mượt, cứng nhưng gặp nóng thì hóa mềm, có mùi thơm.

Bào Chế:

Lấy nhựa ngâm vào rượu rồi nấu sôi 2~3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống, lấy ra, thả vào nước, khi nhựa cứng là được. Phơi cho khô.

Thành Phần Hóa Học:

+ An Tức Hương của Trung quốc chủ yếu gồm Acid Sumaresinolic, Coniferyl Cinnamate, Lubanyl Cinnamate, Phenylpropyl Cinnamate 23%, Vanillin 1%, Cimanyl Cinnamate 1%, Styracin, Styrene, Benzaldebyde, Acid Benjoic, tinh dầu quế 10~30%, chất keo 10~20%.

+ An Tức Hương của Việt Nam có chất keo 70~80%, Acid Siaresinolic, Coniferyl Benzoate, Lubanyl Benzoate 11,7%, Cinnamyl Benzoate, Vanillin 0,3%, Phenylpropyl Cinnamate 2,3%.

Tính Vị:

+ Vị cay, đắng, tính bình, không độc(Đường Bản Thảo).

+ Vị cay, đắng, hơi ngọt, tính bình, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).

+Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy Kinh:

+ Vào thủ Thiếu âm Tâm kinh (Bản Thảo Kinh Sơ).

+Vào thủ Thái âm Phế, túc Quyết âm Can kinh (Ngọc Quyết Dược Giải).

+Vào kinh Tâm và Tỳ (Bản Thảo Tiện Độc).

+ Vào kinh Tâm, và Tỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học).

Tác Dụng:

+ Hành khí huyết, trừ tà, khai khiếu, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Tuyên hành khí huyết, phá phục, hành huyết, hạ khí, an thần (Bản Thảo Tùng Tân).

+ Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

+ Làm ấm Thận, trừ ác khí (Hải Dược Bản Thảo).

Chủ Trị:

+ Trị ngực và bụng bị ác khí(Đường Bản Thảo).

+ Tri di tinh (Hải Dược Bản Thảo).

+ Trị huyết tà, hoắc loạn, đau nhức do phong, sinh xong bị huyết vận (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)

+ Trị trúng phong, phong thấp, phong giản, hạc tất phong, lưng đau, tai ù (Bản Thảo Thuật).

+ Trị tim thình lình đau, ói nghịch (Bản Thảo Phùng Nguyên).

+ Trị trẻ nhỏ bị động kinh, kinh phong (Trung Dược Tài Thủ Sách).

+ Trị thình lình bị trúng ác khí, hôn quyết, ngực và bụng đau, sinh xong bị chứng huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong, động kinh, phong thấp, lưng đau (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị trúng phong, đờm quyết, khí uất, hôn quyết, trúng ác khí bất tỉnh, ngực bụng đau, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Liều Dùng:

. Dùng uống: 2g 4g.

. Dùng ngoài: Tùy theo vùng bệnh mà dùng.

Kiêng Kỵ:

+ Khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không dùng(Bản Thảo Phùng Nguyên).

+ Bệnh không liên hệ đến ác khí, không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Âm hư hỏa vượng không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Trị phong thấp, các khớp xương đau nhức: Lấy thịt heo nạc 160g, thái ra, trộn với 80g An tức hương, cho vào ống hoặc bình để lên lò, đốt lửa lớn nhưng phải để 1 miếng đồng để An tức hương cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông ( Thánh Huệ Phương).

+ Trị trúng phong, trúng ác khí: An tức hương 4g, Quỷ cửu 8g, Tê giác 3,2g, Ngưu hoàng 2g, Đơn sa 4,8g, Nhü hương 4,8g, Hùng hoàng 4,8g. Tán bột. Dùng Thạch xương bồ và Sinh khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông).

+ Trị tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh kinh niên: An tức hương, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sôi (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

+ Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thể âm: An tức hương 4g, Nhân sâm 8g, Phụ tử 8g. Sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Trị phụ nữ sinh xong bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu: An tức hương 4g, Ngü linh chi ( thủy phi) 20g. Tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng sao (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Trị trẻ nhỏ bụng đau, chân co rút, la khóc: An tức hương chưng với rượu thành cao. Đinh hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương đều 12g, Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g. Tán nhuyễn, trộn với cao An tức hương và mật làm hoàn. Ngày uống 8g với nước sắc lá Tía tô (An Tức Hương Hoàn – Toàn Ấu Tâm Giám).

+ Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ (Kỳ Hiệu Lương Phương).

+ Trị vú bị nứt nẻ: An tức hương 20g, ngâm với 100g cồn 80o trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc cho đều thuốc. Dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên cho nứt nẻ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tham Khảo:

+ “Diệp Đình Khuê, trong tác phẩm ‘Hương Phổ’ ghi: “Nhựa cây này có hình dạng và mầu sắc giống như trái Hồ đào, không nên đốt, nó có thể phát mùi thơm. Uông Cơ viết: Hoặc nói rằng khi đốt lên có khả năng quy tụ chuột lại là thứ tốt” (Y Học Cương Mục).

+ “An tức hương mầu nâu (đỏ đen), hơi vàng, giống như Mã não, đập ra có sắc trắng là thứ tốt. Loại mầu đen bên trong lẫn cát, đất là loại xấu, do cặn bã kết lại. Dù là vụn hoặc thành khối cüng là thứ xấu, vì sợ là có mùi hương và tạp chất khác. Khi chế biến lại, rất kỵ lửa” (Bản Thảo Phùng Nguyên).

+ Theo Tây Dương Tạp Trở của ĐoạnThànhThức nói rằng: cây An tức hương xuất xứ từ nước Inran được gọi là cây trừ tà, cao khoảng 6,5 9,5m, vỏ mầu vàng đen, lá có 4 gốc, chịu lạnh không bị héo, tháng 2 hoa nở, mầu vàng, nhụy hoa hơi xanh biếc, không kết trái, đẽo khoét vỏ cây thì có chất keo chảy ra như kẹo mạch nha, gọi là An tức hương. Tháng 67 keo đông cứng lại thì lấy dùng . Đốt nó có công hiệu thông thần, trừ các mùi hôi thối (Chưởng Vü Tích).

Sách TQYHĐT.Điển chỉ có 1 bài mang tên  An Tức Hoàn.

Sách TTP.Thang giới thiệu 1 bài mang tên An Tức Hương Hoàn.

Chữa Bệnh Lao hạch bằng y học cổ truyền

Lao hạch hay gặp ở cổ, Đông y gọi là loa lịch, dân gian gọi là tràng nhạc; trẻ em và thanh niên hay mắc, bệnh thường kéo dài.

Đông y cho rằng vị trí bệnh thuộc can, đởm; can uất khí trệ làm tân dịch ngưng tụ thành đàm mà sinh ra bệnh. Đàm và khí uất lâu ngày hoá hoả ảnh hưởng đến phần âm xuất hiện chứng âm hư nội nhiệt. Hạch khó tiêu, khi hoá mủ vỡ khó liền miệng.

Trên lâm sàng tuỳ theo giai đoạn bệnh, bệnh lao hạch được phân loại và chữa như sau:

THỂ ĐÀM KHÍ UẤT KẾT

Triệu chứng: Gặp ở thời kỳ mới mắc bệnh, hạch rắn, không có chứng trạng toàn thân rõ ràng.

Phương pháp chữa: sơ can hành khí, hoá đàm tán kết.

Bài thuốc:

Bài 1: Hạ khô thảo hoặc Cây cải trời 40g.

Sắc đặc ngày uống một lần.

hạ khô thảo
hạ khô thảo

Bài 2:

Cải trời (Hạ khô thảo Nam)                                40g

Xạ can                                                                 8g

Sắc đặc ngày uống một lần, hoặc nấu thành cao uống ngày một liều như trên.

Bài 3: Kim ngân hoa nấu với cháo gạo nếp.

Bài 4: Thư can di kiên gia giảm:

Sài hồ 8g Cương tàm 12g
Bạch thược 12g Hải tảo 12g
Hương phụ 12g Thạch quyết minh 12g
Hạ khô thảo 12g (hoặc Mẫu lệ 40g)
Trần bì 6g    

THỂ ÂM HƯ HOẢ VIÊM (ÂM HƯ NỘI NHIỆT, GẶP Ở LAO HẠCH CÓ KÈM THEO RỐI LOẠN GIAO CẢM DO ĐỘC TỐ VI TRÙNG LAO)

Triệu chứng: sốt hâm hấp về buổi chiều, 2 gò má đỏ, lòng bàn tay chân nóng, hay ra mồ hôi trộm, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, hoá đàm nhuyễn kiên.

Bài thuốc:

Bài 1:

Huyền sâm                        16g                           Hạ khô thảo                 16g

Địa cốt bì                          12g                           Mẫu lệ                          16g

Mai ba ba                          12g

Bài 2: Thanh cốt tán gia giảm:

Ngân sài hồ                       12g                           Huyền sâm                   12g

Thanh hao                           6g                           Sinh mẫu lệ                  40g

Miết giáp                           40g                           Xuyên bối mẫu               4g

Địa cốt bì                          12g                           Tri mẫu                         Ỉ2g

Nếu phế âm hư thêm Sa sâm 12g, Mạch môn 12g.

Thận âm hư thêm Thục địa 12g, Kỷ tử 12g, Bạch thược 12g, Ngũ vị tử 8g. Khí hư thêm Đảng sâm 16g, Bạch truật 12g.

Huyết hư thêm Tang thầm 12g, Hà thủ ô 16g, A giao 2g.

Bệnh mạch vành và bệnh HIV

Xơ vữa sớm ở những bệnh nhân nhiễm HIV đã được mô tả khá sớm sau khi trị liệu kháng retrovirus được áp dụng. Quan sát này được củng cố bởi một thử nghiệm tử thiết, thông báo lại một sự gia tăng đáng kể những mảng xơ vữa ở những người bị nhiễm HIV trong hai thập niên gần đây (Morgello 2002). Những số liệu này càng được củng cố thêm với sự phát hiện các điểm số calci hoá động mạch vành gia tăng ở những bệnh nhân HIV được điều trị với các chất ức chế protease (Robinson 2005, Meng 2002).

Ngược với những báo cáo ca bệnh và các thử nghiệm tử thiết phân tích ảnh hưởng của trị liệu kháng retrovirus trên tỷ suất nhồi máu cơ tim, những kết quả của các nghiên cứu quan sát lâm sàng có vẻ là không thống nhất. Cho đến nay, hai thử nghiệm lâm sàng lớn đã được công bố, và ở một trong hai thử nghiệm này, một phân tích hồi cứu trên 36.500 bệnh nhân, người ta không tìm được sự gia tăng nào về biến cố tim hay tim mạch (Bozzette 2003). Dù sao đi nữa, trong thử nghiệm thứ hai, nghiên cứu tiến cứu rộng lớn nhất cho đến nay, bao gồm hơn 23.000 bệnh nhân, người ta đã tìm thấy một sự gia tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim là 26% với mỗi năm dùng trị liệu kháng retrovirus (Friis-Moller 2003). Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim có liên quan tới tăng sử dụng ức chế protease và được giải thích một phần bằng rối loạn mỡ máu (Friis-Møller N 2007).

Hiện nay phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra tác động của ART lên nhồi máu (Obel 2007).  Do đó người ta dự đoán rằng ngừng HAART (trị liệu kháng retrovirus hiệu lực cao) có thể làm giảm các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, nghiên cứu SMART đã thấy rằng tỷ lệ bệnh tin mạch lại tăng lên ở bệnh nhân ngắt đoạn điều trị ARV so với bệnh nhân không ngắt đoạn điều tri, chứng tỏ tác động của ART lên nhồi máu cơ tim còn phức tạp hơn nhiều (El-Sadr WM 2006).

Tuy nhiên, tỷ lệ chung về nhồi máu cơ tim vẫn là nhỏ ở các thử nghiệm. Do vậy, các phác đồ điều trị nhiễm HIV hiện nay có thể là không gây tác động đáng kể trên tỷ lệ nhồi máu cơ tim và nỗi lo về các biến chứng tim mạch cần được đưa lên bàn cân để so với lợi ích rõ rệt của trị liệu kháng retrovirus. Dù sao đi nữa, cũng nên đưa việc phòng ngừa bệnh lý mạch vành vào trong thành phần của những biện pháp điều trị hiện nay đối với các bệnh nhân nhiễm HIV.

Phòng ngừa

Phòng ngừa là chủ yếu, bởi vì bệnh lý tim mạch xảy ra hay không có liên quan chặt chẽ với các kiểu cách sống và những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Người ta đã chứng minh rằng những bệnh nhân nhiễm HIV thường biểu lộ nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch rõ nét (Neumann 2003, 2004a, 2004b). Đáng kể nhất là ở một số nước, tiêu thụ thuốc lá cao gấp hai đến ba lần so với cộng đồng dân cư không bị nhiễm HIV.

Thêm vào đó, người ta đã thông báo có một sự phối hợp giữa các thuốc kháng retrovirus với nồng độ lipid trong máu, ví dụ như tăng cholesterol máu và tăng triglycerid máu (Stocker 1998, Sullivan 1997). Những biến loạn lipid này có thể huỷ hoại những lợi ích của trị liệu kháng retrovirus với sự gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành (Grover 2005). Những biến loạn lipid ban đầu được chứng minh với các chất ức chế protease, nhưng bây giờ thì một vài NRTIs và NNRTIs cũng đã được tìm thấy bằng chứng là có tác động bất lợi trên lipid nữa. Công thêm với tăng lipid máu, người ta cũng đã mô tả có đề kháng insulin phối hợp với PI (Behrens 1999, Noor 2001). Tuy nhiên, những PI mới như atazanavir có ảnh hưởng lên lipid thuận lợi hơn nhiều. Một số tác giả khác cho rằng có tác động của các kháng nguyên virus lên sự hình thành xơ vữa động mạch (Hsue 2007).

Phòng ngừa bệnh mạch vành được dựa trên cơ sở các hướng dẫn điều trị ở những bệnh nhân không bị nhiễm HIV (De Backer 2003; Bảng 1). Ngưng hút thuốc lá và chọn lựa thức ăn thích hợp cho sức khoẻ là những bước đầu tiên trong điều trị tăng cholesterol máu. Nên khuyến khích tiêu thụ nhiều trái cây, rau, bánh mì hạt thô và các sản phẩm sữa ít béo trong một tiết thực cân bằng về mặt năng lượng. Bước hai dựa vào các loại thuốc hạ lipid (Dube 2003). Người ta đã quan sát được những kết quả mỹ mãn khi dùng phối hợp statin (atorvastatin 10 mg/ngày) và fibrate (gemfibrozil 600 mg, ngày 2 lần) (Henry 1998). Tuy nhiên, coi chừng có thể có tăng nguy cơ tiêu cơ vân, và do vậy phải rất cẩn trọng.

Hơn nữa, điều trị statin có thể tương tác với chuyển hoá của các loại thuốc kháng retrovirus thông dụng. Đặc biệt là, một vài PIs hoạt động như những cơ chất cho enzym đồng dạng 3A4, một dưới nhóm của hệ thống cytochrome p450. Ức chế isoenzym 3A4 bởi thuốc kháng retrovirus có thẻ làm tăng nồng độ statin trong máu và, do đó, gây nên những tác dụng phụ (Dube 2000). Ngược với hầu hết những statin khác, pravastatin và fluvastatin không bị điều biến bởi isoenzyme 3A4. Do vậy, vài tác giả thích dùng hai loại thuốc này hơn để điều trị những bệnh nhân nhiễm HIV đang được chữa trị với các thuốc kháng retrovirus.

Chẩn đoán

Những bệnh nhân nhiễm HIV có các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc có tuổi cao nên được  kiểm tra định kỳ về bệnh tim hàng năm, bao gồm một ECG lúc nghỉ ngơi và lượng giá nguy cơ bệnh tim mạch với sự trợ giúp của hệ thống SCORE (De Backer 2003). Thời gian giữa hai lần kiểm tra bệnh tim nên được rút ngắn trong trường hợp có nguy cơ cao về bệnh lý tim mạch. Những bệnh nhân có triệu chứng cũng cần được khám xét chi tiết hơn nữa về tim mạch (ECG gắng sức, siêu âm gắng sức, xét nghiệm chẩn bệnh và, trong vài trường hợp, nhấp nháy đồ cơ tim hay chụp động mạch vành). Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh mạch vành phần lớn xảy ra là do hẹp khít trên 75%. Do vậy, sự xuất hiện của những triệu chứng tim mạch mới hoặc là một sự gia tăng về độ nghiêm trọng, thời gian kéo dài hay tần số xảy ra của triệu chứng, được quy cho là hội chứng mạch vành cấp, cần được làm sáng tỏ ngay tức thì (Erhardt 2002).

Điều trị

Ở những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, aspirin liều thấp (100 mg/ngày), hoặc trong vài trường hợp clopidogrel (75 mg/ngày), ức chế β, ức chế ACE, và statin, đã làm giảm nguy cơ tử vong và tái nhồi máu. Có thể bổ sung thêm ức chế calci và/hoặc là nitrate để điều trị triệu chứng.

Chỉ định can thiệp mạch (chụp động mạch vành, gồm cả tái tạo mạch máu bằng catheter xuyên lòng mạch qua da và đặt stent) tuỳ thuộc vào những hướng dẫn điều trị hiện có (xem http://www.escardio.org/knowledge/guidelines). Các chỉ định rõ ràng của chẩn đoán bằng các phương pháp xâm lấn là thiếu máu cục bộ do gắng sức gây nên đã được chứng minh, các triệu chứng lâm sàng điển hình với biến đổi ST trên ECG, gia tăng nồng độ men tim và/hoặc là một kiểu dạng nguy cơ tim mạch cao rõ rệt. Có lẽ cũng nên nhấn mạnh rằng nhiễm trùng HIV không phải là một tiêu chí loại trừ để không làm các kỹ thuật xâm lấn. Người ta đã thực hiện thành công các can thiệp tim mạch trên bệnh nhân nhiễm HIV, bao gồm cả những kỹ thuật dùng catheter và những phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (Escaut 2003, Bittner 2003, Ambrose 2003).

Lợi ích và rủi ro phun môi

Phun môi là gì?

Trang điểm vĩnh viễn và bán vĩnh viễn đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Những lợi ích của việc trang điểm vĩnh viễn, nếu được thực hiện đúng cách, rất hấp dẫn. Bạn sẽ dễ dàng sẵn sàng ra ngoài và luôn trông tươi tắn.

Phun môi là một xu hướng mới đang thu hút sự quan tâm. Đây là một dạng xăm bán vĩnh viễn, thường sử dụng màu tự nhiên, được áp dụng lên môi. Nó có thể giúp cải thiện diện mạo, khắc phục sự bất cân xứng và che đi dấu hiệu lão hóa trên môi.

Phun môi không phải là tiêm filler môi. Chỉ có màu được đặt lên bề mặt môi trong quá trình này. Trong khi đó, tiêm filler môi là một loại tiêm giúp tăng độ đầy đặn của môi.

Có nhiều yếu tố cần cân nhắc trước khi thực hiện phun môi. Bạn nên xem xét kỹ lưỡng chi phí, rủi ro và lợi ích trước khi đặt lịch hẹn. Hiểu rõ quá trình và biết trước những gì sẽ xảy ra cũng có thể giúp bạn chọn một kỹ thuật viên chất lượng để thực hiện phun môi.

Phun môi là một xu hướng mới đang thu hút sự quan tâm
Phun môi là một xu hướng mới đang thu hút sự quan tâm

Lợi ích của phun môi

Tại sao nhiều người quyết định phun môi? Quá trình này mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn đối với nhiều người:

  • Tiện lợi: Nếu bạn luôn có màu sắc trên môi, bạn không cần phải thoa hoặc dặm lại son môi mỗi ngày. Màu sắc luôn hiện diện có thể làm nổi bật khuôn mặt và mang lại vẻ ngoài chỉn chu mà bạn mong muốn.
  • Tôn lên đường nét tự nhiên: Phun môi có thể cải thiện hình dáng môi và giúp môi trông đầy đặn, cân đối hơn. Kỹ thuật viên sẽ tạo một đường viền quanh môi trước khi tiến hành. Đường viền này có thể giúp xác định các khu vực mà màu môi tự nhiên đã phai nhạt, làm cho đôi môi trông nổi bật hơn.
  • Mang lại vẻ trẻ trung hơn: Đối với một số người, môi mỏng đi khi họ già đi. Một đường viền môi rõ ràng có thể mang lại diện mạo trẻ trung hơn.

Phun môi hoạt động như thế nào?

Quá trình phun môi tương tự như xăm thông thường nhưng có một số điểm khác biệt quan trọng. Nó thường được thực hiện bởi một chuyên viên thẩm mỹ hoặc nghệ nhân xăm hình, người sử dụng máy nhỏ.

Máy có thể là một trong các loại sau:

  • Bút thẩm mỹ vĩnh viễn dạng xoay
  • Máy dạng cuộn
  • Thiết bị tuyến tính
  • Máy xoay kỹ thuật số

Tất cả các máy này đều có chức năng tương tự nhau. Chúng tạo ra những vết cắt nhỏ trên môi và sau đó đặt màu mực vào những vết cắt đó.

Màu sắc của phun môi sẽ được xác định trước khi bắt đầu quá trình. Nó có thể là một tông màu gần giống với màu môi tự nhiên của bạn hoặc một màu đậm hơn tùy theo sở thích.

Phun môi có thể kéo dài đến hai năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Thời gian bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ánh nắng có thể khiến xăm phai màu nhanh hơn.
  • Việc bạn có hút thuốc hay không. Hút thuốc có thể làm phun môi phai màu nhanh chóng.
  • Màu sắc bạn chọn. Mỗi màu có thành phần sắc tố riêng, và một số màu sẽ phai nhanh hơn các màu khác.

Nếu quyết định phun môi, bạn sẽ thường có buổi tư vấn trước để đánh giá tình trạng môi hiện tại, thảo luận về mong muốn của bạn và xem họ có thể cung cấp gì cho bạn.

Kỹ thuật viên sẽ hỏi về mục tiêu màu sắc của bạn và liệu bạn muốn có diện mạo tự nhiên hay ấn tượng. Họ cũng sẽ cần biết liệu bạn có muốn cải thiện hình dáng môi hay không.

Nếu bạn mong muốn diện mạo đậm nét, bạn có thể cần trải qua nhiều phiên để đạt được kết quả. Màu sắc thường được áp dụng theo lớp cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, môi bạn cần thời gian để lành sau mỗi lớp màu.

Kỹ thuật viên cũng có thể hỏi bạn có hay bị lở miệng hoặc mụn nước trên môi không. Điều này rất quan trọng, vì họ có thể yêu cầu bạn trao đổi với bác sĩ trước khi đến cuộc hẹn để nhận thuốc điều trị.

Hãy đảm bảo rằng kỹ thuật viên của bạn tuân thủ mọi quy định địa phương và tiểu bang. Các chứng chỉ và bằng cấp nên được treo công khai.

Lưu ý rằng phun môi cần thời gian để lành lại. Bạn không nên thực hiện quy trình này ngay trước những sự kiện quan trọng.

Quá trình diễn ra tại cuộc hẹn

Phun môi không được coi là quá đau đớn, nhưng bạn có thể chọn bôi thuốc tê để làm tê môi.

Kỹ thuật viên nên sử dụng kim hoặc lưỡi dao đã được tiệt trùng để thực hiện. Quá trình này thường kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Đầu tiên, họ sẽ vẽ đường viền và sau đó điền màu môi vào.

Sưng, bầm tím, nứt nẻ và khô là bình thường sau khi phun môi. Màu sắc ban đầu có thể khá đậm nhưng sẽ dần phai đi đến màu sắc mong muốn. Bạn cần thoa các sản phẩm dưỡng ẩm để giúp môi lành lại sau đó. Kỹ thuật viên có thể đề xuất các sản phẩm phù hợp.

Hãy chắc chắn tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau để tránh biến chứng.

Phun môi tốn bao nhiêu tiền?

Phun môi là một thủ thuật tự chọn và không được bảo hiểm chi trả. Chi phí thường từ 2 đến 3 triệu

Nơi bạn sinh sống và trình độ, kinh nghiệm của kỹ thuật viên sẽ ảnh hưởng đến giá cả.

Rủi ro của phun môi

Trang điểm bán vĩnh viễn là một dạng xăm, và luôn có nguy cơ bạn không hài lòng với kết quả cuối cùng. Điều quan trọng là chọn nghệ nhân xăm hoặc chuyên viên thẩm mỹ có giấy phép và uy tín, người tuân thủ quy trình đúng chuẩn. Hãy xem xét kỹ các hình ảnh trước đây của họ để chắc chắn rằng phong cách phù hợp với mong muốn của bạn.

Ngoài ra còn có một rủi ro nhỏ về nhiễm trùng và mô sẹo. Nghệ nhân không có tay nghề hoặc quy trình không hợp vệ sinh có thể làm tăng rủi ro này. Nghiên cứu kỹ về kỹ thuật viên và hỏi về các quy trình tiệt trùng trước khi đặt hẹn.

Phản ứng dị ứng với màu mực cũng là điều cần lưu ý. Nếu bạn lo lắng hoặc có tiền sử dị ứng, bạn có thể yêu cầu thử một lượng nhỏ màu mực trước khi thực hiện để loại trừ khả năng phản ứng không mong muốn

Lây nhiễm Sốt vàng và phòng chống dịch

Sốt vàng là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đặc trưng là vàng da

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. Tác nhân gây bệnh sốt vàng da là một virut đường kính 18-25nm, có thể nuôi cấy trên phôi gà, virut đã qua môi trường nuôi cấy mô não của phôi chuột.

Virut chết nhanh chóng dưới tác dụng của các chất diệt khuẩn và nhiệt độ cao, nhưng sống lâu ở dạng đông khô.

+ Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng. Bệnh sốt vàng truyền từ người này sang người khác qua nốt muỗi đốt. Giữa lần ốm thứ nhất và lần ốm lại thường là 2-3 tuần ; điều này có liên quan đến chu kỳ phát triển của virut trong muỗi.

Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 4-7 ngày. Bệnh thường bắt đầu đột ngột. Nhiệt độ tăng nhanh, đạt tới điểm cao nhất trong 1-2 ngày và đứng yên 4-8 ngày. Đồng thời mặt đỏ, mắt đỏ, môi sưng, lưỡi đỏ tươi, buồn nôn. Sau 3-4 ngày hiện tượng xung huyết và phù kết thúc, bắt đầu xuất huyết ở miệng, dạ dày-ruột, mạch chậm. Vàng da xuất hiện ngày thứ ba-tư trong những trường hợp nặng vừa, từ ngày thứ hai trong những trường hợp nặng ; bệnh nhẹ có thể thấy có vàng da và chẩn đoán sai ; nếu tính cả các trường hợp bị bệnh nhẹ, thì tỷ lệ chết không quá 5%.

Trong máu phát hiện thấy giảm bạch cầu, đó là một triệu chứng thường xuyên của bệnh sốt vàng nặng vừa. Nếu bệnh nặng thì có tăng bạch cầu

  1. Chẩn đoán:

Trong các trường hợp điển hình, dựa vào bộ mặt lâm sàng và các số liệu dịch tễ học để chẩn đoán bệnh.

Chẩn doán dặc hiệu bằng xét nghiệm tương đối phức tạp. Hiện nay, người ta dùng ba phương pháp: phân lập virut, phản ứng trung hoà virut, phản ứng kết hợp bổ thể.

Trường hợp tử vong, người ta dùng phương pháp bệnh lý-tổ chức học

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Người ta phân biệt hai thể bệnh sốt vàng: thể sốt vàng ở thành phố và thể sốt vàng ở rừng rậm.

Trong thể sốt vàng ở thành phố, nguồn truyền là người bệnh, muỗi bị lây bệnh từ người ốm chỉ trong những ngày đầu tiên của bệnh.

Trong thể sốt vàng ở rừng rậm, nguồn truyền nhiễm là khỉ. Năm 1928, người ta đã xác định là khỉ Maccacus Rhesus sống trong các rừng rậm nhiệt đới có mang virut sốt vàng. Ngoài khỉ ra, những động vật thuộc họ có túi cũng có thể là nguồn dự trữ virut sốt vàng ở Nam Phi.

  1. Đường truyền nhiễm:

Muỗi Aedes aegypti hiện nay được coi là môi giới truyền bệnh chủ yếu. Muỗi hút máu người bệnh trong những ngày đầu của bệnh chỉ có khả năng truyền bệnh sau một thời gian nhất định (trung bình sau 12 ngày). Trong rừng, các loại muỗi khác cũng có thể truyền bệnh, nhưng vấn đề này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Muỗi có khả năng truyền bệnh suốt đời.

  1. Tính cảm thụ và tính miễn dịch:

Tất cả mọi người đều tiếp thu bệnh sốt vàng. Những người đã bị sốt vàng có miễn dịch 1-2 năm và hơn nữa.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Sốt vàng là một bệnh đại lưu hành. Trong thế kỷ XVIII và XIX, đã có những vụ dịch lớn sốt vàng ở châu Phi, Mỹ, Âu. ở Mỹ từ 1793 đến 1900 đã ghi nhận 500.000 trường hợp mắc bệnh này. ở Tây Ban Nha, năm 1800 có 60.000 người chết vì bệnh này.

Muỗi tích cực hoạt động ở nhiệt độ trên 20° cho nên đặc điểm của sốt vàng là lan truyền theo mùa. Tuỳ theo vị trí địa lý, tính chất theo mùa lại có những đặc điểm riêng: ở xích đạo bệnh lây suốt năm ; nhưng càng xa xích đạo thì thời kỳ người bị lây bệnh càng rút ngắn.

Tất cả mọi lứa tuổi đều tiếp thu bệnh này. Những ở những ổ dịch, do trẻ em đã bị nhiễm khuẩn từ lứa tuổi nhỏ và đã có miễn dịch, cho nên người lớn mắc bệnh ít hơn trẻ em. ở thể sốt vàng ỏ rừng rậm, chủ yếu là người lớn bị, vì họ phải làm việc trong rừng.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH

  1. Diệt muỗi truyền bệnh:

Khi phát hiện ra muỗi là môi giới truyền nhiễm, thì người ta tiến hành những biện pháp diệt muỗi và đã thu được kết quả tốt. Hiện nay, tại ổ dịch cũ ở phía bắc eo biển Panama, bệnh sốt vàng hầu như không còn nữa. Việc dùng các chất diệt côn trùng mới nhất đã làm cho các biện pháp diệt muỗi thu được những kết quả rất lớn, chỉ còn một số ổ dịch ở Nam Mỹ và Châu Phi là chưa được thanh toán.

  1. Chống muỗi đốt và tiêm chủng:

Ở đâu không thể thực hiện được những biện pháp diệt muỗi rộng rãi, thì phải thực hiện những biện pháp chống muỗi đốt để bảo vệ cá nhân và cũng phải tiêm chủng phòng bệnh nữa.

  1. Phòng bệnh đặc hiệu:

Ngày nay, người ta chế vacxin từ những mẫu virut bị làm yếu (bằng cách cho chúng qua não của phôi chuột) và nuôi cấy trên phôi gà.

Phải tiêm vacxin phòng bệnh sốt vàng cho những người đến những vùng có ổ dịch sốt vàng.

Châm cứu chữa ỉa chảy (chứng tiết tả)

Ỉa chảy là chứng đại tiện loãng hoặc như nước, nhiều lần. Một năm bốn mùa đều có thể xảy ra, nhưng nhiều nhất là vào mùa thu và hạ. Nội kinh nói : “Mùa trưởng hạ dễ bệnh động tiết hàn bên trong”.

Bệnh biến chủ yếu là ở tỳ vị và tiểu trường. Trương Cảnh Nhạc nói : “Cái gốc của bệnh Ỉa chảy, không ngoài tỳ vị. Đó là vì vị là biển của thuỷ cốc, còn tỳ chủ vận hoá. Nếu tỳ kiện và vị hoà thì thuỷ cốc sẽ đủ nhiệt để hoá khí, hoá huyết, vận hành khí doanh vệ. Nếu việc ăn uống thất thường, ngủ thức không đúng thời làm cho tỳ vị bị thọ thương, như vậy thuỷ sẽ ngược lại thành thấp, cốc sẽ ngược lại thành trệ, khí tinh hoa không còn luân hoá được, tất cả hợp lại thành bệnh”.

Cái lý của bệnh Ỉa chảy là như vậy, nhưng nhân tố gây bệnh thì khá phức tạp. Ví dụ như trong khoảng mùa thu và hạ, thấp khí chủ về thức ăn, thân thể lại nhận lấy hàn khí không hợp với thời như vậy sẽ gây ra thấp khí thịnh mà sinh ra chứng tiết. Cảm bởi hàn thì ruột sôi, động tiết. Hơn nữa nếu ăn uống quá độ, uống thức lạnh làm cho tổn đến trường vị, nghịch khí làm thương đến thực khí thành chứng tiết, có thể do tỳ khí vốn hư, sự lo lắng giận dữ làm thương đến can khí, can khí hoành nghịch làm phạm đến tỳ vị, tức là cái mà Nội kinh nói: “Khi nào thanh khí ở dưới thì thành bệnh xôn tiết”. Hoặc do mệnh môn hoả hư suy, âm khí thịnh một mình, thận khí mất đi sự bế tàng, cứ mỗi lần ngủ canh trong đêm thì Ỉa chảy, gọi là ngũ canh Ỉa chảy.

Nói tóm lại, nguyên nhân của chứng Ỉa chảy tuy đa dạng, sự phân loại thành danh mục cũng nhiều, nhưng căn bản của bệnh biến đều tại tỳ vị. Do đó, phép chính của việc chữa trị là làm cho tỳ vị được cường kiện, sơ thông tà khí, làm lợi thấp khí. Châm cứu trị liệu bệnh này chỉ cần phân biệt được hư thực, hàn nhiệt là đủ.

TRỊ LIỆU

Chứng trạng: Triệu chứng chính là đại tiện phân nát mà nhiều lần, đau bụng, sôi bụng, bụng trướng. Khi hàn thì đại tiện ra phân trong loãng, không hôi thối giống như phân của vịt; khi nhiệt thì đánh rắm yà tiêu ra phân thối, đau một com, ỉa một cơn; nếu do thấp thì tiêu chảy như nước mà bụng lại không đau. Nếu bị thương bởi ăn uống thì đại tiện ra chất bẩn thối, hơi tống ra như mũi tên. Nếu do xốn tiết thì mỗi khi bụng đau là muốn tiêu ra (tả), sau khi tiêu ra rồi thì bớt đau. Nếu là ngũ canh tiết thì cứ đến gần sáng (canh năm) là đại tiện (Ỉa chảy). Nếu đau bụng do tỳ hư thì khi ăn vào là muốn đi ngoài.

Phép trị: Kiện tỳ, ích vị, thanh trệ, lợi thấp làm chủ. Căn cứ theo Nội kinh thì cấp nên trị tiêu, mãn nên trị bản. Hàn thì lưu kim, nhiệt thì châm nhanh, hư thì bổ, thực thì tả.

Xử phương và phép châm cứu : Châm bổ trung quản 3 phân; bổ khí hải 3 phân, cứu thiên khu 5 tráng, không châm; bổ tỳ du 2 phân, bổ hợp cốc 3 phân, bổ túc tam lý 3 phân, lưu kim 10 đến 20 phút.

Phép gia giảm : Nếu là bị hàn mà Ỉa chảy thì cứu thần khuyết, thuỷ phần từ 5 đến 7 tráng. Nếu do thận hư mà Ỉa chảy châm thêm thận du, chương môn đều 5 phân, sau khi rút kim dùng phép cứu cách gừng từ 5 đến 7 tráng. Nếu là bị thương đến vấn đề thức ăn mà thành Ỉa chảy thì châm vị du 3 phân, đại trường du 3 phân. Nếu là do nhiệt mà Ỉa chảy châm thiên khu bằng hào châm, châm nông, không cứu, tất cả đều dùng cả bổ lẫn tả, châm thêm tả dương lăng tuyền. Nếu do thấp mà Ỉa chảy thì châm thêm tả bàng quang du 3 phân, cứu thuỷ phân 5 tráng; nếu là do xôn tiết, châm thêm tả can du 3 phân, tả dương lăng tuyền 5 phân.

CẤM KỴ

Cấm ăn đồ dầu mỡ, sông, lạnh và đồ cay, kích thích…

GHI CHÚ

Nếu là Ỉa chảy do hư nên cứu thiên khu, kết quả rất hay. Phối hợp thuốc:

+ Xử phương : Bình vị tán gia vị:

Thương truật 5g Trần bì 5g
Hậu phác 5g Trư linh 5g
Trạch tả 5g Cam thảo lg
Sinh khương 3 miếng Đại táo 3 quả

Sắc uống.

Nếu kiêm thêm ngoại cảm phong hàn thì gia thêm tử tô 9g, phòng phong 5g. Nếu do thương thực no, bứt rứt, trướng và thống thì gia thêm sơn tra 6g, mạch nha 3g. Nếu bụng đau, tay chân bị giá lạnh thì gia thêm can khương 6g, nhục quế 3g , cứu nhiều trung quản và mai hoa huyệt vùng rốn. Nếu trong miệng bị nhiệt, lưỡi đỏ, bụng đau lúc nặng lúc nhẹ, đi tiểu ít, đó là hoả tà; nên gia thêm mộc thông 6g, cát căn 9g. Như có chứng lý cấp hậu trọng (lỵ) thì gia thêm hoàng liên 3g, bạch thược 9g. Nếu là thuỷ tả cần gia thêm hoạt thạch 15g.

Y ÁN

Thí dụ 1: Chúng xôn tả

Cô Trương Thị Ng… 28 tuổi, làm ruộng.

Khám lần 1 (15 tháng 3): Bệnh nhân cho biết gần đây ăn ít và bụng bị trướng, hung hiếp bị bĩ mãn. Bốn ngày trước đột nhiên đại tiện loãng như nước màu vàng, mỗi ngày đi 4 đến 5 lần, mỗi lần bụng đau là muốn đi cầu, sau khi đi thì giảm đau, trong bụng ruột bị sôi, ói ra chất chua, ưa ngủ, đến xin châm cứu, mạch huyền hoạt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng. Đây là chứng thuộc tỳ hư thấp trệ, can uất khắc thổ.

+ Phép trị: Sơ can, kiện tỳ, thanh nhiệt, lợi thấp.

+Xử phương : Châm bổ trung quản 5 phân, bổ khí hải 3 phân, bổ tam âm giao 5 phân, cứu thiên khu 5 tráng, bổ túc tam lý 5 phân, tả dương lăng tuyền 1 thốn, tả can du 3 phân, lưu kim 10 phút.

Xử phương thuốc đông dược :

Trần bì 9g Bạch thược 10g
Bạch truật 10g Phòng phong 6g
Cam thảo 3g Sa nhân 6g
Chỉ xác 6g Thần khúc 3g
Sinh khương 3 miếng

Sắc uống nóng.

Khám lần 2 (20 tháng 3): Sau khi châm, số lần đi đại tiện giảm xuống, bụng đau giảm nhiều, châm như cũ.

Khám lần 3 (28 tháng 3): Bụng đau đã khỏi, đại tiện khá nhiều, số lần giảm thấp.

+Xử phương: Châm bổ trung quản, khí hải, túc tam lý, tam âm giao đều 5 phân, đều cứu 3 tráng, cứu thiên khu 5 tráng, cứu thuỷ phân 3 tráng, tất cả lưu kim 15 phút. Châm như vậy gia giảm tất cả là 4 lượt các chứng đều khỏi.

Thí dụ 2 : Chứng ngũ canh tả

Anh Cao Văn H… 28 tuổi.

Khám lần 1 (17 tháng 1) : Bệnh nhân bị chứng Ỉa chảy đã lâu, mỗi ngày 2-3 lần, tiêu ra phân như hồ, ăn it và không nghĩ đến ăn, vùng hoãn bị bứt rứt, bụng trướng, mỗi lần cứ đến sau nửa đêm thì bụng bị đau, lăn lộn không an, khó mà ngủ được. Đến sáng sớm thì phải vào nhà tiêu, sau khi tiêu xong cảm thấy dễ chịu, hơn nữa gần 10 ngày trở lại đây số lần đi đại tiện tăng lên, thức ăn không hoá, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng, gầy. Anh dùng thuốc tây nhiều nhưng kết quả không khả quan, xin được châm cứu trị liệu. Mạch trầm tế nhược, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng. Đây thuộc tỳ thận đều hư.

+ Phép trị : Kiện tỳ, bô thận.

+ Xử phương : Châm bổ trung quản 5 phân, bổ khí hải 5 phân, bổ quan nguyên 5 phân, bổ túc tam lý 5 phân, bổ tỳ du 3 phân, bổ thận du 3 phân, bổ chương môn 3 phần, bổ tam âm giao 5 phân, cứu đều 5 trắng, lưu kim 20 phút.

Khám lần 2 (21 tháng 1): Lần trước sau khi châm xong ăn nhiều hơn, bụng đau giảm, các chứng khác như cũ. Châm theo phép cũ thêm phúc kết 3 phân, cứu 20 phút.

Khám lần 3 (24 tháng 1): Sau 2 lần chữa, đại tiện còn 2 lần mỗi ngày, đau bụng nhẹ có thể chịu được, ăn nhiều hơn, các chứng còn lại vẫn như cũ. Châm theo phép cũ thêm cứu thiên khu 5 tráng, lưu kim 20 phút.

Cho uống thêm 2 thang thuốc đông y.

Phá cố chỉ                  12g                       Ngô thù du                    10g

Nhục đậu khấu          9g                         Ngũ vị tử                       9g

Đại táo                       5 trái                     Sinh khương                  3 miếng

Khám lần 4 (27 tháng 1): vẫn còn tiêu mỗi ngày một lần, chứng đau bụng đêm giảm nhiều, tinh thần khá hơn, các chứng đều giảm. Châm theo phép cũ thêm đại trường du sâu 3 phân, cứu 5 tráng, lưu kim 20 phút, uống thêm 2 thang thuốc nói trên.

Khám lần 5 (31 tháng 1): Các chứng giảm hơn phân nửa, đau bụng đã hết, đại tiện đã thành hình (phân), châm theo phép cũ, có gia giảm 2 lượt nữa, chứng ngũ canh tiết khỏi hẳn.

+Xử phương : Châm bổ trung quản, khí hải, túc tam lý đều 3 phân và đều cứu 5 tráng, lưu kim 20 phút. Sau khi châm bệnh khỏi hẳn.

Trẻ bị đau ở miệng – Nguyên nhân, hướng xử lý

Đau ở miệng thường gặp nhất là do nhiễm trùng, dị ứng, loét miệng hoặc chấn thương. Đau phát ra từ họng thường bị nhầm với đau miệng.

Gọi bác sĩ nhi nếu con bạn:

  • Không chịu uống nước do bị đau miệng
  • Kêu đau miệng kèm với sưng môi và khó thở
  • Bị loét ở miệng kéo dài hơn 1 tuần
  • BỊ sưng lợi, vòm miệng hoặc môi.

CẢNH BÁO!

Nếu miệng của con bạn bị đau thì bé có thể ngại uống nước . Hãy khuyến khích bé uống đủ để giữ ẩm cho các mô.

Lưỡi bình thường có màu hồng hào, mặt trên phủ các nhú – những phần lồi của các mô giống như tóc – bao quanh là các nụ vị. Cha mẹ lo lắng khi thấy lưỡi của con mình có phủ những mảng đỏ nhạt viền trắng, tạo thành một vết trông như bản đồ. Những mảng không đau này có xu hướng mờ đi và xuất hiện lại ở những vị trí khác nhau trên lưỡi. Tình trạng này, được gọi là lưỡi bản đồ hay viêm lưỡi di chuyển lành tính, không nghiêm trọng và không cần phải điều trị. Nguyên nhân chính xác chưa được xác định, mặc dù có vẻ như xu hướng này có di truyền trong gia đình.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn bú sữa mẹ và bị những mảng loét nhỏ trên vòm miệng. Rộp do mút. Những vết loét nhỏ trên bề mặt này không đau đớn; nguyên nhân là do áp lực của núm vú trong khi bú mẹ và biến mất sau khi cai sữa. Nếu trông chúng có vẻ viêm, hoặc bé không chịu bú, hãy nói chuyện với

bác sĩ nhi.

Con bạn bị chảy dãi rất nhiều và hầu như lúc nào cũng để nắm tay trong miệng. Bé được khoảng 4 đến 8 tháng tuổi. Hành vi bình thường xuất hiện khi mọc răng. Cho bé một vòng ngậm mọc răng mềm hoặc núm vú giả, nếu việc đó làm bé dễ chịu.
Con bạn bị đói nhưng không chịu ân. Bé bị những mảng trắng nhạt trên lưỡi và bên trong má. Bé dạo này đang dùng kháng sinh. Nấm miệng (nhiễm men). Bác sĩ nhi sẽ xác định nguyên nhân bé bị khó chịu, đưa ra cách điều trị thích hợp. Nhiễm nấm là khá phổ biến ở trẻ nhỏ; ở các trẻ lớn hơn, chúng có thể xuất hiện khi điều trị kháng sinh làm ảnh hưởng xấu tới hệ vi khuẩn bình thường trong miệng.
Con bạn ở tuổi đi học và kêu đau khi nuốt do đau họng. Nhiễm virus hoặc khuẩn cầu chuỗi ở họng (viêm họng). Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho trẻ và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Con bạn bị những vết loét đau đớn ở bên trong môi dưới, má hoặc lưỡi. Loét miệng. Nếu những vết loét này không biến mất trong vòng một tuần hoặc xuất hiện trở lại, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi. Nguyên nhân chính xác chưa được xác định.
Con bạn bị những nốt vàng nhạt, đau trong miệng. Hạch ở cổ của bé bị sưng. Bé bị sốt. Trên môi bé có vết rộp môi đỏ, có vảy. Lợi bé tây đỏ, sưng hoặc đau. Có những vết rộp trên lưỡi bé. Nhiễm trùng miệng do các loại virus như herpes hoặc coxsackie hoặc chân tay miệng. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám sức khỏe tổng quát cho bé và khuyến nghị các phương pháp giảm cảm giác khó chịu, bao gồm thuốc súc miệng dạng nhẹ hoặc thuốc giảm đau để bôi vào chỗ đau. Các loại chất lỏng lạnh có thể làm bé dễ chịu.
Môi của con bạn khô, tấy đỏ, môi bị đóng vảy và nứt ở khóe miệng. Sưng viêm môi có thể do nhạy cảm với thức ăn và tệ đi do tình trạng ẩm ướt, khô ráo thay phiên nhau. Bôi thuốc mỡ dạng nhẹ, nhất là khi thời tiết lạnh. Đừng bôi thuốc mỡ có gốc lanolin (mỡ lông cừu), thuốc đó có thể gây ra dị ứng.
Con bạn bị đau ở đầu hay một bên lưỡi hay một nốt đau bên trong má. Đau do răng mẻ.

Tự làm tổn thương khi cắn (thói quen thần kinh).

Nếu cảm giác đau là do một chỗ ráp trên răng hay chỗ trám răng, hãy nói chuyện với nha sĩ, họ sẽ khám răng cho bé và mài nhẵn bất cứ điểm sắc nhọn nào. Hãy hỏi con xem bé có cắn phải phía trong má không và khuyến khích bé dừng thói quen đó lại.
Con bạn bị những mảng đau trên lưỡi hoặc trong miệng. Bé đang uống thuốc theo đơn như thuốc chống động kinh hoặc kháng sinh. Tác dụng phụ của thuốc. Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Bệnh viêm đường mật nguyên phát là gì?

Bệnh viêm đường mật nguyên phát là một bệnh gây tổn thương các ống mật trong gan của bạn. Bác sĩ có thể gọi nó là PBC. Trước đây, nó được gọi là xơ gan mật nguyên phát.

Những ống mật này có một vai trò quan trọng. Chúng mang một chất lỏng gọi là mật, đóng vai trò chính trong tiêu hóa, từ gan của bạn. Mật giúp cơ thể bạn hấp thụ chất béo, cholesterol và một số vitamin. Nó cũng giúp loại bỏ các tế bào máu đỏ đã cũ và những thứ khác mà cơ thể bạn không cần.

Khi các ống mật không hoạt động như chúng nên, những chất này sẽ giữ lại trong gan của bạn. Mật bị ứ đọng, và gan của bạn bị viêm và có thể bị xơ hóa. Theo thời gian, mô sẹo thay thế mô gan khỏe mạnh, và cơ quan này không hoạt động như bình thường.

Đây thường là một quá trình chậm và dần dần. Gan của bạn có thể hoạt động ổn trong một thời gian. Bạn sẽ dùng thuốc để giúp gan hoạt động tốt hơn và quản lý triệu chứng. Nhưng bệnh có thể xấu đi trong vài tháng hoặc nhiều năm. Một ngày nào đó, bạn có thể cần ghép gan.

Nguyên nhân gây bệnh?

Các bác sĩ không hoàn toàn chắc chắn. Bệnh này không di truyền từ cha mẹ sang con cái, nhưng có vẻ có liên quan đến gia đình. Nó phổ biến hơn nếu bạn có một người cha, anh hoặc chị em mắc bệnh này. Hầu hết những người mắc bệnh là phụ nữ, và đa số ở độ tuổi 40 và 50.

Bệnh này có thể liên quan đến các vấn đề về hệ thống miễn dịch như rối loạn tuyến giáp, thiếu máu ác tính hoặc xơ cứng bì. Những yếu tố bên ngoài cơ thể bạn — như thuốc lá, hóa chất hoặc nhiễm trùng — cũng có thể kích hoạt bệnh.

Triệu chứng là gì?

Ban đầu, bạn có thể không nhận thấy triệu chứng nào. Bạn có thể sống nhiều năm mà không gặp vấn đề gì. Sau đó, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc có làn da ngứa, mắt và miệng khô.

Khi bệnh tiến triển, bạn có thể nhận thấy:

  • Da và mắt có màu vàng (vàng da)
  • Chân và mắt cá chân sưng lên
  • Đau và sưng bụng
  • Đau xương, cơ hoặc khớp
  • Da tối màu

Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm máu. Những xét nghiệm này sẽ cho biết gan của bạn hoạt động tốt đến đâu và nếu bạn có vấn đề về hệ thống miễn dịch. Họ cũng có thể muốn bạn thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, CT scan, MRI hoặc nội soi (ERCP). Những xét nghiệm này cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về gan và khu vực xung quanh. Họ cũng có thể đề xuất sinh thiết gan. Họ sẽ lấy một mẫu mô gan nhỏ và kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm tổn thương hoặc bệnh tật.

Điều trị ra sao?

Hiện tại không có phương pháp chữa trị, nhưng thuốc có thể làm chậm bệnh. Thuốc phổ biến nhất là ursodiol (acid ursodeoxycholic), giúp mật di chuyển qua gan của bạn. Một loại thuốc khác, obeticholic acid (Ocaliva), có thể được sử dụng cùng với ursodiol hoặc riêng lẻ để điều trị PBC. Cũng có các loại thuốc mới hơn để điều trị triệu chứng như ngứa và mệt mỏi.

Bác sĩ của bạn có thể đề xuất bạn thực hiện một số thay đổi trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn uống rượu, hãy ngừng lại. Nó gây áp lực lên gan của bạn. Chọn thực phẩm ít natri và tập thể dục thường xuyên để giảm triệu chứng.

Khi thuốc không còn hiệu quả, ghép gan có thể là một lựa chọn.

Phòng chống dịch bệnh viêm gan virut A

Trong y văn, bệnh viêm gan virut A đã được nghiên cứu nhiều, và mang nhiều tên lịch sử khác nhau: viêm gan truyền nhiễm, viêm gan phát dịch, vàng da phát dịch, dịch vàng da viêm long, viêm gan typ A nay thống nhất gọi là viêm gan virut A.

Bệnh nguyên

Là virut viêm gan A, thường được viết tắt là HAV (hepatitis A virus). Virut viêm gan A là một picornavirus có kích thước 27nm , đó là một virut có sợi dương RNA. Virut này được xếp loại là enterovirus typ 72, nhóm Hepa- tovirus, trong họ Picornaviridae. Tính kháng nguyên cao, gây miễn dịch lâu bền. Dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100°c.

Bệnh sinh

Virut xâm nhập vào cơ thể theo thức ăn hoặc nước uống . Sau khi vào cơ thể, virut ký sinh nội bào suốt cả niêm mạc tiêu hoá, liều virut ăn uống phải càng lớn thì tế bào tổn thương càng nhiều, một mặt virut được đào thải ra theo phân, mặt khác vì có ái tính với tế bào gan nên virut xâm nhập tế bào gan ký sinh ở đó, huỷ hoại tế bào gan nhiều hay ít tuỳ thuộc bị nhiễm nhiều hay ít, và biểu hiện vàng da rõ hoặc mờ nhạt, và có nhiều trường hợp bị nhiễm mà không có biểu hiện vàng da. Kháng thể đặc hiệu xuất hiện tương đối sớm nên virut được đào thải ra theo phân lâu nhất cũng chỉ từ 7 đến 10 ngày sau khi xuất hiện vàng da.

Đặc điểm dịch tễ

Dịch viêm gan A xuất hiện khắp nơi trên thế giới, ở xứ nóng cũng như ở các xứ lạnh. Trước đây người ta gặp nhiều những vụ dịch lớn trở đi trở lại vì tính chất chu kỳ khoảng 10 năm 1 lần. Nay thấy xuất hiện nhiều những vụ dịch nhỏ hoặc tản phát nhiều hơn. Với khả năng miễn dịch khá vững bền, ở những nước đang phát triển, có tình trạng vệ sinh yếu kém, bệnh lan tràn rộng rãi nên trẻ đã bị nhiễm từ tuổi nhỏ với nhiều thể nhẹ, ít có vàng da, nên lớn lên chúng đã được miễn dịch, ít có dịch xảy ra ở người lớn. Còn ở những nước công nghiệp phát triển nhiều cơ thể trưởng thành vẫn còn cảm nhiễm và thường gặp các vụ dịch ở người lớn, trong khi đó đối với trẻ em thì nhiễm bệnh chủ yếu trong các gia đình, hoặc trong các nhà trẻ.

Quá trình dịch

Nguồn truyền nhiễm: cho đến nay người ta vẫn xác định người là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Người bệnh đào thải virut theo phân rất sớm, trước khi xuất hiện vàng da. Cùng với những người bệnh thể điển hình, các thể bệnh không điển hình, những thể vàng da rất nặng hoặc rất nhẹ, cũng đều đào thải HAV ra theo phân từ 1 tuần đến 2 tuần trước khi xuất hiện vàng da, và cũng chỉ kéo dài sau khi xuất hiện vàng da vài ngày, nhiều nhất cũng chỉ còn đào thải virut HAV.một tuần sau khi xuất hiện vàng da. Còn với những thể không vàng da,

khó xác định hơn, người ta cho rằng những cơ thể này có thể bắt đầu đào thải ra HAV theo phân 2 tuần sau khi bị nhiễm và kéo dài trong khoảng một tháng sau đó, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh đẻ non thời kỳ này còn kéo dài lâu hơn nữa.

Đường truyền nhiễm

Viêm gan A lan truyền theo đường phân-miệng, qua thức ăn, nước uống giống như các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá khác, song có khả năng phân tán mạnh hơn rộng rãi hơn với các loại thực phẩm bị nhiễm HAV bởi người chế biến, có thể gây những vụ dịch bùng nổ lớn trong cộng đồng, đặc biệt là các loại thực phẩm không được nấu chín, hoặc chế biến lại bằng tay sau khi nấu chín, cũng như các loại rau sống rửa phải nước bị nhiễm bẩn.

Khối cảm nhiễm

Mọi người đều cảm nhiễm với bệnh viêm gan A. ở những nơi có lưu hành HAV, trẻ nhỏ bị cảm nhiễm dễ dàng song phần lớn biểu hiện vàng da nhẹ, hoặc không có vàng da, nhưng vẫn thu được miễn dịch bền vững, nên ở những nơi này không gặp những vụ dịch quan trọng ở người lớn.

Phòng chống dịch

  • Đối với nguồn truyền nhiễm

Những trường hợp vàng da mới được chẩn đoán thì đã là phát hiện muộn, đến lúc dó bệnh nhân đã đào thải một lượng lớn HAV theo phân từ nửa cuối thời kỳ ủ bệnh trước đó. Khi đã có xuất hiện những trường hợp vàng da đầu tiên, thì tất cả những trẻ nhỏ xung quanh đều phải nghĩ đến viêm gan khi chúng bị sốt, mệt mỏi, biếng ăn, chán ăn, có thể có buồn nôn hoặc nôn, tiêu hoá kém, bụng ậm ạch khó chịu, hay quấy khóc, và chúng phải được cách ly chăm sóc.

Có rất nhiều trường hợp xung quanh bệnh nhân bị nhiễm song không có vàng da, nhất là ở trẻ nhỏ, chỉ có thể phát hiện được bằng xét nghiệm chức năng gan, và tìm kháng thể kháng HAV trong huyết thanh. Kháng thể IgM anti-HAV xuất hiện sớm khi bệnh mới xảy ra ở thời kỳ cấp tính (xét nghiệm huyết thanh cao hơn nữa) và còn tồn tại 4-6 tháng sau khi bệnh phát. Hiện này virut HAV và kháng thể anti-HAV được phát hiện bỡi kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch phóng xạ (RIA) hoặc miễn dịch gắn enzym (ELISA)

Tất cả các trường hợp có vàng da cũng như các trường hợp nghi ngờ này đều phải được cách ly và xử lý phân. Người ta cho rằng sau khi có rối loạn chức năng gan thì kháng thể kháng HAV cũng tăng dần trong huyết thanh và lượng virut HAV sẽ giảm dần nhanh trong phân, trong bình một tuần sau khi xuất hiện vàng da thì không còn là thời gian cách ly nữa, ở trẻ rất nhỏ thời gian này có thể dài hơn

  • Đối với đường truyền nhiễm

Vệ sinh ăn uống là rất cần thiết. Ăn chín uống sôi. Đặc biệt chú ý đến các thức ăn không chín ; rau xà lách rửa phải nước bị nhiễm, hoặc ngay cả thức ăn chín nhưng lại chế biến, bày biện, trình bày bằng tay bẩn nhiễm virut HAV.

  • Đối với khối cảm nhiễm

Hiện nay người ta đang sử dụng vaxin viêm gan A bất hoạt, đó là một loại vaxin an toàn, tạo được miễn dịch, có hiệu quả bảo vệ 3-4 tuần sau khi tiêm một liều vaxin duy nhất. Vaxin thường được tiêm cho những người đến những vùng dịch lưu hành. Tuy nhiên vacxin viêm gan A bất hoạt chỉ bảo vệ được cơ thể trong một thời gian ngắn, từ 3 đến 10 năm, trung bình là 5 năm, nhưng hiệu quả bảo vệ cũng không cao.

Hiện nay, người ta đang phấn dấu nghiên cứu vacxin HAV sống giảm dộc lực mong tạo được miễn dịch lâu dài với một liều duy nhất. Và hơn nữa, với công nghệ hiện nay, người ta cho rằng có thể tạo ra được vacxin tái tổ hợp khắc phục được các hạn chế của vacxin HAV hiện có. Có thể dùng serum miễn dịch để bảo vệ.

Nói chung, công tác phòng chống dịch bao gồm một số biện pháp sau:

  1. Giáo dục y tế: giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân, giữ gìn bàn tay sạch, ăn thức ăn chín.
  2. Xử lý phân người, rác và nước thải
  3. Cung cấp, bảo quản nước ăn uống, nước rửa hợp vệ sinh
  4. Kiểm tra nhân viên phục vụ ăn uống công cộng
  5. Riêng ở trong các cơ sở chăm sóc trẻ nhỏ, tất cả các biện pháp phòng bệnh phải được áp dụng và duy trì lâu dài.
  6. Vệ sinh các cơ sở ăn uống, chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống phải được cải thiện, kiểm tra đảm bảo các điều kiện vệ sinh, loại trừ triệt để khả năng nhiễm phân và nguồn nước nhiễm bẩn vào thực phẩm.

Sevorane

SEVORANE

ABBOTT

Dung dịch bay hơi 100%: chai 250 ml – Bảng B.

THÀNH PHẦN

Sevoflurane 100%

MÔ TẢ

Sevoflurane là chất lỏng bay lơi, không cháy, mùi dễ chịu. Tên hóa học là 1,1,1,3,3,3-hexafluoro- 2-fluoromethoxypropane.

TÍNH CHẤT

Tính chất vật lý:

  • Phân tử lượng 200,05.
  • Nhiệt độ sôi ở 760 mmHg là 58,6o

– Chỉ số khúc xạ n20 1,2740-1,2760.

– Tỷ trọng ở 20oC là 1,520-1,525.

Áp suất hơi bão hòa (mmHg):

  • – Ở nhiệt độ 20oC là 157.
    – Ở nhiệt độ 25oC là 197.
    – Ở nhiệt độ 36oC là 317.

Hệ số hòa tan ở 37oC:

– Nước / Khí: 0,36.

– Máu / Khí: 0,63-0,69.

– Dầu oliu / Khí: 47,2-53,9.

Hệ số hòa tan ở 25oC đối với cao su và nhựa tổng hợp:

  • Cao su ống dẫn / Khí: 14,0.
  • Cao su butyl / Khí: 7,7.
  • Nhựa PVC / Khí: 17,4.
  • Nhựa PE / Khí: 1,3.

Độ tinh khiết đo bằng phép sắc ký khí: 99,975% hay hơn.

Khả năng cháy: không cháy.

Nồng độ tối thiểu trong phế nang (MAC):

Ảnh hưởng của tuổi tác trên MAC của Sevofurane
Tuổi Sevofurane trong O2 Sevofurane trong 65% N2O/35% O2*
< 3 3,3-2,6% 2,0%
3-<5 2,5% không có dữ liệu
5-12 2,4% không có dữ liệu
25 2,5% 1,4%
35 2,2% 1,2%
40 2,05% 1,1%
50 1,8% 0,98%
60 1,6% 0,87%
80 1,4% 0,70%
  • Ở bệnh nhi dùng 60% N2O/40% O2.

Sevoflurane chỉ chứa Sevoflurane, không có thêm tá dược. Sevoflurane là chất lỏng bay hơi, không cháy, mùi dễ chịu.

Sevoflurane không ăn mòn th  p không rỉ, đồng thau, nhôm, đồng thau mạ nickel, đồng thau mạ chrom hay hợp kim đồng beryllium.

DƯỢC LỰC

Độ mê thay đổi nhanh theo sự thay đổi nồng độ Sevoflurane hít vào. Tỉnh và hồi phục đặc biệt nhanh. Vì vậy người bệnh có thể cần đến giảm đau sau mổ sớm.

Cũng như các thuốc mê hô hấp khác, Sevoflurane ức chế chức năng tim mạch tương ứng với liều lượng. Trong một công trình nghiên cứu trên người tình nguyện, tăng nồng độ Sevoflurane làm giảm huyết áp động mạch trung bình mà không có sự thay đổi nhịp tim. Trong nghiên cứu này, Sevoflurane không có ảnh hưởng đến nồng độ noradrenaline trong huyết tương.

Không quan sát thấy các cơn động kinh trong chương trình nghiên cứu lâm sàng.

Ở người bệnh có áp lực nội sọ bình thường (ICP), Sevoflurane có tác dụng rất ít trên ICP và trên sự đáp ứng với CO2. Độ an toàn của Sevoflurane chưa được nghiên cứu trên người bệnh có tăng ICP. Với người bệnh có nguy cơ tăng áp lực nội sọ, cần sử dụng Sevoflurane thận trọng, phối hợp với các phương pháp giảm ICP như tăng thông khí.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Độ tan thấp của Sevoflurane trong máu dẫn đến nồng độ thuốc mê trong phế nang tăng nhanh vào lúc dẫn mê và giảm nhanh sau khi ngừng hít thuốc mê.

Ở người, < 5% lượng Sevoflurane bị chuyển hóa. Sự thải trừ của Sevoflurane qua phổi làm hạn chế lượng thuốc tham gia chuyển hóa. Sevoflurane bị khử fluor nhờ cytochrome P450(CYP)2E1, tạo ra chất chuyển hóa hexafluoroisopropanol (HFIP) và giải phóng fluorid vô cơ và CO2 (hoặc một đoạn có 1 carbon). HFIP sau đó sẽ kết hợp nhanh với acid glucoronic và thải trừ qua nước tiểu.

Chuyển hóa của Sevoflurane có thể tăng lên khi phối hợp với các chất gây cảm ứng CYP2E1 (như isoniazid và rượu) nhưng Sevoflurane không bị cảm ứng bởi barbiturate.

Có thể xảy ra tăng nhất thời fluorid vô cơ trong huyết thanh trong và sau khi gây mê bằng Sevoflurane. Thông thường, nồng độ đỉnh của fluorid vô cơ đạt được trong vòng 2 giờ sau khi kết thúc gây mê và sẽ trở về mức trước khi phẫu thuật trong vòng 48 giờ.

CHỈ ĐỊNH

Dùng dẫn mê và duy trì mê cho các phẫu thuật nội trú và ngoại trú ở cả người lớn và trẻ em.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không dùng cho người được biết là mẫn cảm với Sevoflurane. Cũng chống chỉ định ở người đã biết hoặc nghi ngờ có nhạy cảm do di truyền với chứng sốt cao ác tính.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chỉ những nhân viên đã được đào tạo về gây mê mới có thể sử dụng Sevoflurane. Cần phải có sẵng những phương tiện để duy trì đường thở, hô hấp nhân tạo, cung cấp oxy, hồi phục tuần hoàn. Nên dùng những bình bốc hơi được chuẩn hóa đặc biệt cho Sevoflurane để nồng độ thuốc cung cấp được kiểm tra chính xác. Hạ huyết áp và ức chế hô hấp tăng lên khi gây mê sâu. Trong khi duy trì mê nếu tăng nồng độ Sevoflurane sẽ làm giảm huyết áp phụ thuộc vào liều dùng. Sự giảm huyết áp quá mức có thể có liên quan đến độ sâu của mê, khi đó có thể nâng huyết áp lên bằng cách giảm nồng độ Sevoflurane hít vào. Sự hồi phục sau khi gây mê toàn thân nên được đánh giá thận trọng trước khi chuyển bệnh nhân khỏi phòng hồi phục.

Ở một số người mẫn cảm, các thuốc mê hô hấp mạnh có thể gây tăng chuyển hóa ở cơ xương, dẫn tới tăng cao nhu cầu oxy và hội chứng lâm sàng được biết là sốt cao ác tính. Hội chứng còn có những n ét không đặc hiệu như co cứng cơ, nhịp tim nhanh, thở nhanh, tím tái, loạn nhịp tim, huyết áp không ổn định. Điều trị gồm loại bỏ chất gây phản ứng (chẳng hạn Sevoflurane), tiêm tĩnh mạch natri dantrolene, điều trị hỗ trợ. Suy thận có thể xuất hiện chậm hơn, nên theo dõi và duy trì lưu lượng nước tiểu nếu có thể.

Vì ít bệnh nhân suy thận (creatinine huyết thanh > 133 mmol/lít) được nghiên cứu nên độ an toàn của Sevoflurane ở người suy thận còn chưa được xác định đầy đủ. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng Sevoflurane ở người suy thận.

Khi tiếp xúc trực tiếp với các chất hấp phụ CO2, Sevoflurane tạo nên hợp chất A [pentafluoroisopropenyl fluoromethyl ether (PIFE)] với hàm lượng thấp và vết của hợp chất B*pentafluoromethoxy isopropyl fluoromethyl ether (PMFE)+. Lượng hợp chất A tăng khi tăng nhiệt độ của bình đựng thuốc, tăng nồng độ thuốc mê, giảm lưu lượng khí và tăng nhiều hơn khi dùng vôi Baryt so với khi dùng vôi Soda (xem thêm ở phần Thận trọng dược học).

Trong một số nghiên cứu trên chuột cống, đã thấy súc vật tiếp xúc với hàm lượng chất A vượt quá mức thường gặp trong thực tiễn lâm sàng sẽ bị độc với thận. Cơ chế độc với thận của Sevoflurane đối với chuột cống chưa được biết rõ và mối liên quan của vấn đề đó ở người vẫn chưa được chứng minh.

Kinh nghiệm về việc dùng lặp lại nhiều lần liên tục Sevoflurane còn rất hạn chế. Tuy nhiên, không có tác dụng rõ ràng về tác dụng bất lợi giữa lần dùng đầu tiên và những lần tiếp sau đó với Sevoflurane.

Lái xe và vận hành máy móc:

Cũng như các thuốc mê khác, cần thông báo cho bệnh nhân rõ là cần tránh làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo về tinh thần trong một thời gian sau khi được gây mê toàn thân như vận hành các máy móc. Bệnh nhân không được phép lái xe trong một khoảng thời gian thích hợp  sau khi gây mê bằng Sevoflurane.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Trừ một nghiên cứu ở những trường hợp mổ lấy thai, chưa có những nghiên cứu khác trên phụ nữ mang thai. Kinh nghiệm trong mổ lấy thai còn hạn chế ở một thử nghiệm trên một số ít bệnh nhân.

Những nghiên cứu về sự sinh sản đã được thực hiện trên chuột cống và thỏ với liều tới 1 MAC. Không thấy có ảnh hưởng trên khả năng sinh sản ở động vật đực và cái. Giảm thể trọng của thai và sự thay đổi của xương tăng lên được ghi nhận chỉ khi chuột cống mẹ dùng nồng độ cao gây độc. Không có những ảnh hưởng có hại trên thỏ. Sevoflurane không gây quái thai.

Vì vậy Sevoflurane chỉ nên sử dụng cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết.

Chưa rõ Sevoflurane có bài tiết qua sữa hay không nên cần thận trong khi dùng Sevoflurane ở người đang cho con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Hiệu lực của các thuốc dãn cơ không khử cực tăng lên rõ rệt khi phối hợp với Sevoflurane, vì vậy khi phối hợp, cần điều chỉnh liều lượng thuốc dãn cơ.

Tính làm tăng nhạy cảm của cơ tim đối với adrenaline ngoại sinh của Sevorane giống như isoflurane.

Giá trị MAC của Sevorane giảm khi thêm N2O như đã trình bày ở bảng “Ảnh hưởng của tuổi tác trên MAC của Sevoflurane” (xem thêm phần Liều lượng và Cách dùng).

Cũng như những thuốc khác, có thể dùng nồng độ Sevoflurane thấp hơn sau khi dùng một thuốc mê đường tĩnh mạch chẳng hạn như propofol.

Chuyển hóa của Sevoflurane có thể tăng sau khi dùng những thuốc gây cảm ứng CYP2E1 đã biết (như rượu, isoniazid), nhưng không bị gây cảm ứng bởi barbiturate.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Cũng như mọi thuốc mê hô hấp, Sevoflurane có thể ức chế tim và hô hấp tùy thuộc liều dùng. Hầu hết các tác dụng không mong muốn là nhẹ đến trung bình về cường độ và thoáng qua. Thường thấy nôn và buồn nôn trong thời gian sau phẫu thuật với một tỉ lệ tương tự các thuốc mê hô hấp khác. Những tác dụng phụ này là những di chứng chung của phẫu thuật và gây mê toàn thân, có thể do thuốc mê hô hấp hoặc do các chất khác dùng trong lúc phẫu thuật và hậu phẫu và còn do sự đáp ứng của từng bệnh nhân với quá trình phẫu thuật.

Những dữ liệu về tác dụng ngoại ý được rút ra từ những nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát tiến hành tại Hoa kỳ và Châu Âu trên hơn 3.200 bệnh nhân. Kiểu, tính nghiêm trọng và tần số của những tác dụng không mong muốn của Sevoflurane đã được so sánh với các loại thuốc mê hô hấp khác.

Hầu hết những tác dụng không mong muốn liên quan với Sevoflurane là buồn nôn (24%), nôn (17%). Trẻ em thường gặp kích động (23%). Những tác dụng không mong muốn khác hay gặp (>= 10%) với Sevoflurane là ho và hạ huyết áp.

Ngoài buồn nôn và nôn còn một số tác dụng ngoại ý thường gặp (>= 10%) phụ thuộc vào tuổi tác như: ở người lớn, hạ huyết áp ; người cao tuổi, hạ huyết áp và chậm nhịp tim; ở trẻ em, kích động và ho tăng lên.

Những tác dụng không mong muốn ít gặp hơn (1-< 10%) với Sevoflurane là: kích động, buồn ngủ, ớn lạnh, nhịp tim chậm, chóng mặt, tăng tiết nước bọt, rối loạn hô hấp, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, viêm thanh quản, sốt, nhức đầu, hạ thân nhiệt, tăng SGOT.

Một số tác dụng ngoại ý đôi khi gặp trong nghiên cứu lâm sàng (< 1%) gồm: loạn nhịp tim, tăng LDH, tăng SGPT, giảm oxy, ngừng thở, tăng bạch cầu, ngoại tâm thu thất, ngoại tâm thu trên thất, hen, lú lẫn, tăng creatinine, ứ nước tiểu, glucose niệu, rung nhĩ, blốc nhĩ thất hoàn toàn, nhịp đôi, giảm bạch cầu.

Rất hiếm gặp sốt cao ác tính và suy thận cấp.

Ít có báo cáo về viêm gan sau mổ, nhưng cũng không có liên quan chắc chắn với Sevoflurane. Cũng như các thuốc mê khác, có thấy một số trẻ em khởi mê bằng Sevoflurane có các cử động co thắt cơ và giật nhưng khỏi nhanh và không có liên quan chắc chắn với Sevoflurane.

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm: Có thể tăng glucose và số lượng bạch cầu thoáng qua như khi dùng các thuốc mê khác.

Đôi khi gặp thay đổi nhẹ kết quả thử nghiệm chức năng gan với Sevoflurane.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Nên dùng những bình bốc hơi được chuẩn hóa đặc biệt cho Sevoflurane để nồng độ thuốc được kiểm tra chính xác. Giá trị MAC của Sevoflurane giảm theo tuổi và giảm nếu thêm N2O. Bảng trên chỉ giá trị của MAC cho các nhóm tuổi khác nhau.

Tiền mê: Tiền mê được chọn tùy theo trạng thái của từng người bệnh và theo ý của chuyên viên gây mê. Thường dùng thuốc kháng cholinergic.

Dẫn mê: Có thể dùng Sevoflurane để dẫn mê ở người lớn và trẻ em. Liều lượng tùy thuộc từng người bệnh và chuẩn độ để đạt tác dụng mong muốn tùy theo tuổi tác và tình trạng lâm sàng. Tiếp theo Sevoflurane có thể tiêm tĩnh mạch một barbiturate tác dụng ngắn hoặc một thuốc  dẫn mê đường tĩnh mạch khác (xem phần Tương tác). Dẫn mê bằng Sevoflurane có thể đạt được trong O2 hay trong hỗn hợp O2 với N2O. Người lớn hít Sevoflurane nồng độ tới 5% thì đạt được độ mê phẫu thuật trong vòng dưới 2 phút. Trẻ em hít Sevoflurane nồng độ tới 7% thì đạt được độ mê phẫu thuật trong vòng dưới 2 phút. Nếu dẫn mê ở bệnh nhân không được tiền mê, có thể hít Sevoflurane nồng độ tới 8%.

Duy trì: Độ mê phẫu thuật có thể được duy trì với Sevoflurane nồng độ 0,5-3% có hoặc không kèm N2O.

Người cao tuổi: Cũng như các thuốc mê hô hấp khác, người cao tuổi thường dùng Sevoflurane nồng độ thấp hơn để duy trì độ mê phẫu thuật. Xem các giá trị MAC ở trên.

Hồi tỉnh: Thời gian hồi tỉnh thường ngắn sau khi gây mê bằng Sevoflurane Vì vậy người bệnh có thể cần đến giảm đau sau mổ sớm.

Thận trọng về dược học: Không có thận trọng đặc biệt nào về bảo quản. Sevoflurane ổn định về mặt hóa học. Cũng như một số thuốc mê halogene, Sevoflurane bị giáng hóa một phần nhỏ qua tiếp xúc trực tiếp với các chất hấp phụ CO2. Mức độ giáng hóa không có ý nghĩa lâm sàng, không cần điều chỉnh liều hoặc thay đổi trong thực hành lâm sàng khi sử dụng chu trình kín. Khi dùng vôi Baryt lượng hợp chất giáng hóa A sinh ra cao hơn khi dùng vôi Soda.

Hướng dẫn sử dụng: Một số thuốc mê halogene đã được báo cáo là tương tác với chất hấp phụ CO2 khô tạo ra CO. Đến nay, chưa có bằng chứng là có xảy ra phản ứng này đối với Sevoflurane. Tuy vậy, để làm giảm nguy cơ tạo ra CO trong vòng tái hô hấp và khả năng có thể tăng hàm lượng carboxy-heamoglobin, không nên để khô các chất hấp phụ CO2.

QUÁ LIỀU

Nếu quá liều, cần ngừng thuốc ngay, đảm bảo thông đường thở, bắt đầu trợ giúp hoặc thông khí có kiểm soát với oxy tinh khiết và duy trì chức năng tim mạch thích hợp.

BẢO QUẢN

Bảo quản nơi mát. Đậy kín nút khi sử dụng xong.

Mấy kiêng kỵ trong bảo vệ mũi

  1. Kỵ lấy ngón tay ngoáy lỗ mũi: về mùa đông xuân hoặc mùa hè viêm nhiệt, khí hậu tương đối khô táo, khoang mũi dễ sinh khô và ngứa, thậm chí bị khô nứt, chảy máu, nhất là khi trong mũi có vật gì lọt vào sẽ làm cho người ta ngứa ngáy, muốn ngoáy lỗ mũi và day mũi. Gặp trường hợp như vậy, cần dùng khăn mùi xoa mềm hoặc dùng que bông ướt để khử trùng lau rửa trong khoang mũi, nhất thiết không được dùng ngón tay ngoáy. Nếu ngoáy mũi bằng ngón tay sẽ tổn thương đến niêm mạc trong khoang mũi, phá hoại tác dụng sinh lí của khoang mũi, dễ sinh viêm mũi cấp tính.Cảm cúm
  2. Kỵ bóp nặn ở những bộ vị bị lên mụn nhọt ở trong khoang mũi: Bởi vì các huyết quản trong khoang mũi rất nhiều, tĩnh mạch không có van, nếu có vi khuẩn khuếch tán có thể sẽ làm cảm nhiễm ở hốc hõm xương xốp hoặc bị chứng bệnh bội nhiễm nghiêm trọng trong sọ não.
  3. Kỵ hô hấp bằng mồm: Khi há mồm hít thở, khoang mũi có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ, làm ẩm và làm sạch khí hít vào. Nếu hô hấp bằng mồm thì rất bất lợi đối với những người bị. bệnh ở khí quản và ở phổi.
  4. Không nên cắt và nhổ lông mũi: Mỗi người trong lỗ mũi đều có lông mũi, chỉ có nhiều hay ít, dài hay ngắn ở mỗi người có sự khác nhau mà thôi. Lông mũi cũng giống như rừng cây phòng hộ, có thể ngăn cản bụi bặm và vi khuẩn vào cơ thể, là tuyến phòng hộ đầu tiên ở đường hô hấp của con người, cắt hoặc nhổ lông mũi đi rất có hại. Bởi vì tổ chức dưới da ở chỗ lỗ mũi tương đối ít, da sát liền ngay với sụn ở mũi, cắt hoặc nhổ lông mũi dễ sinh cảm nhiễm, xuất hiện sưng, tấy đỏ, nóng, đau, lạnh dạ dày, sốt, hình thành các mụn nhọt ở tiền đình của mũi. Hơn nữa chỗ đó là “vùng tam giác”, có tuyến dịch limpha, huyết quản rất nhiều, sau khi bị cảm nhiễm rất dễ gây nên viêm tổ chức xương xốp giống như tổ ong. Nếu vi khuẩn cùng với huyết dịch chảy vào trong tĩnh mạch ở hốc hõm xương xốp vào tới trong sọ não sẽ gây nên các bệnh nguy hiểm đến tính mệnh như viêm màng não có mủ, sưng não có mủ. Do đó, không nên cắt và nhổ lông mũi. Nếu lông mũi mọc dài ra khỏi lỗ mũi thì có thể rửa sạch lỗ mũi, dùng kéo con vô trùng để cẩn thận cắt những chiếc lông mũi dài thò ra ngoài, quyết không được làm tổn thương đến da ở đó.