Phủ kỳ hằng trong y học cổ truyền

Lý luận Đông y

Kỳ tức là khác, Hằng tức là thường, phủ kỳ hằng tức là một loại cơ quan không giông với lục phủ.

Phủ kỳ hằng bao gồm: 6 cơ quan: Não, tủy, cơ, mạch, đởm, tử cung. Trong đó đởm đã được phần lục phủ nêu trên, ở đây không nhắc lại.

  • Não, tủy, xương

Não ở trong sọ, trên đến Thiên linh cái dưới đến huyệt Phong phủ. Tủy ở trong xương sông. Tủy xương sổng qua ổng tủy lên thông với tủy não và liên hệ với tủy xương của toàn thân. Cho nên thiên Ngũ tạng sinh thành sách Tô” vấn nói “Mọi thứ tủy đều thuộc vào não”, thiên Hải luận sách Linh khu nói: “não là bể của tủy” Công dụng của não tủy, chủ việc thông sáng của tai mắt, sự linh hoạt của tay chân mình mẩy và mọi hoạt động tinh thần. Cho nên não tủy được đầy đủ thì tai thính, mát sáng, chân tay, cơ thể vận động nhanh nhẹn có thể làm được những công việc tinh xảo, phức tạp. Não tủy hao kém (trông rỗng) thì đầu váng tai ù, mắt hoa, tinh thần rũ rượi, uể oải, nặng thì tôi mặt, xây xẩm, ngã ra hôn mê.

Não là cơ quan quan trọng của cơ thể, quan hệ rất lớn đến sinh mệnh, không được để hao tổn chút nào. Ví dụ như Thiên Linh cảm luận nói: “Châm ở đầu trúng vào não thì chết ngay lập tức”. Thiên Quyết luận sách Linh khu nói: “chứng chân đầu thông, đầu đau dũ dội, đau hết cả não, chân tay lạnh đến khắp xương, thì chết không chữa được”. Những điều đó đều đã nói rõ, não là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể.

Tủy sinh ổ thận, chứa ỏ trong xương mà nuôi dưỡng cho xương, cho nên Thiên Giải tinh vi luận sách Tố vấn nói: “Tủy là thứ làm cho xương chắc đặc” Tủy ở trong xương, nhò ổng xương liên hệ với não cho nên tủy sinh ở thận mà có thể nuôi xương; não có thể quản lý tủy và tủy thông vào não.

Xương có tính cứng rắn chống đỡ cho cơ thể, là giàn giáo cho thân thể. Xương được tủy nuôi dưỡng mới giữ được ính cứng rắn. Cho nên thiên Mạch yếu tinh vi luận sách Tố vấn nói: “Xương là chỗ ỏ của tủy, đứng không được lâu, đi thì rung đảo là xương sắp suy bại”.

Như trên đã nói, thận có thể sinh tủy, tủy chứa ở trong xương mà nuôi xương, lại thông với não cho nên thận, tủy, xương não có quan hệ chặt chẽ với nhau.

  • Mạch

Mạch phân bổ khắp toàn thân, có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm chủ huyết, mạch là đường ông chủ huyết lưu thông, mạch với tâm hợp tác với nhau mới hoàn thành được mọi việc vận hành của huyết dịch. Vì thê công dụng của mạch chủ yếu có haí mặt như sau:

Ngăn giữ khí huyết, làm cho khí huyết vận hành theo hướng nhất định, theo quỹ đạo íihất định.

Vận tải khí huyết, chuyển vận tinh hoa của đồ ăn, uống để nuôi dưỡng cho toàn thân.

Sự vận hành của huyết là nhò vào khí “mạch là chỗ ỏ của huyết lấy khí làm gốc’1. Vì thế mạch chuyển động (mạch đập nhanh hay chậm, mạnh hay yếu chẳng những có thể phản ánh lượng huyết trong mạch nhiều hay ít mà còn phản ánh được mối quan hệ giữa khí và huyết bình thường hay không. Khí huyết nhiều hay ít, vận hành nhanh hay chậm lại có quan hệ vổi sự hoạt động của nội tạng, cho nên dùng phép “xem mạch” để suy đoán bệnh là một trong những phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán của y học dân tộc.

  • Tử cung

Tử cung còn gọi là phần “dạ con”, â phần bụng dưới, ở dưới trực tràng, ở sau bàng quang.

  • Tử cung chủ việc kỉnh nguyệt, chứa nuôi thai

Kinh nguyệt và chửa đẻ do tử cung làm chủ, tử cung có quan hệ chặt chẽ với hai mạch xung – nhâm, hai mạch xung nhâm đều bắt đầu từ tử cung ra, xung mạch là chỗ 12 kinh mạch dồn tụ lại, còn sự thịnh suy của mạch nhâm có quan hệ đối với chửa đẻ. Mạch xung nhâm thịnh thì có kinh nguyệt, có kinh nguyệt thì có thể có thai cho nên nói: “Xung là bể huyết, nhâm chủ bào thai”. Nếu mạch xung nhâm suy, kinh hết thì khả năng sinh con cũng không còn.

  • Tử cung liên hệ với tăm thận

Đường lưu mạch của tử cung phía trên nối với tâm, nếu trắc trở không thông, tâm trí không thấu xuôrig tử cung được thì kinh nguyệt ngừng tắc.

Tử cung đã nối với tâm lại nối với thận mà kinh thận lại nôi với cuống lưỡi cho nên khi thai đã khoảng 9 tháng đè lên, đường kinh này bị cản trở có thể sinh chứng câm không nói được. Đường mạch của tử cung, một đầu nối với tâm, một đầu nôi với thận, cho nên tử cung liên hệ chặt chẽ với tâm và thận.

Lý luận Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận