Trang chủLý luận Đông yBệnh Thiếu âm kinh (tâm - thận)

Bệnh Thiếu âm kinh (tâm – thận)

Thiếu âm là một trong tam âm bệnh chủ yếu là dương khí ở tâm thận suy kém, tâm chủ chức vụ quân chủ, thận chủ về tiên thiên cho nên mắc hư hàn của thiếu âm có ảnh hưởng đến toàn thân, sự biến hóa của bệnh lý là dương hư âm thịnh bệnh hóa ra hàn.

Chứng trạng chủ yếu là: Mạch vi tế, chỉ muốn ngủ (li bì) sợ rét nằm co, chân tay giá lạnh. Chứng trạng này nguy hiểm, muốn biết lành, dữ lấy dương khí còn hay mất làm chủ yếu, nếu dương khí còn là sống, dương khí mất là chết. Bởi vậy phép chữa cần thiết là phải phụ dương bồi dương.

Bài Phụ tử thang, Tứ nghịch thang là đại biểu phương thang để chữa bệnh thiếu âm.

Phụ tử thang:

Phụ tử 20 gam                     ôn dương

Nhân sâm 8 gam                 sinh khí

Phục linh 12 gam                bổ tỳ

Bạch truật 20 gam              kiện tỳ

Bạch thược 12 gam             hoà dinh liễm âm.

Thiếu âm có hai loại hình:       Thiếu âm hàn hoá, Thiếu âm nhiệt hoá.

  • Hàn hoá: Thiếu âm hàn do nội tạng dương khí suy vị mà ra mà hàn tà nằm phạm vào chỗ yếu chứng trạng thì ngoài tình hình chung thì còn có chứng trạng ỉa chảy, phải dùng phép thông dương chỉ lợi như bài Thông bạch thang.

Can khương 12 gam

Phụ tử 12 gam                                     Ôn trung hồi dương.

Thông bạch (hành tăm) 4 nhánh       thông đởm.

Thiếu âm hạ lợi là âm hàn, dương khí hư, dùng bài này để bồi dương lý, lý ôn thì hàn trệ tan. Thông bạch thông dương, hành thì thông tự tiêu, bài này không dùng cam thảo như bài Tứ nghịch thang. Kinh nghiệm nếu bệnh nhân ỉa chảy nhiều thì can khương, phụ tử phải dùng gấp đôi, gấp ba, song hành tăm không phải tăng thêm.

  • Nhiệt hoá: thiếu âm dương khí tự hồi phục quá nhanh mà âm huyết chưa kịp hồi phục thì thường có hiện tương âm hư dương cang gây ra nhiệt hoá. Chủ yếu chứng trạng là: trong lòng buồn bực không thể nằm yên được, do thận âm không đều, không tế được âm hoả dùng Hoàng liên a giao thang để tư âm dưỡng huyết thanh tâm gọi là phép bổ bắc tả nam là bổ thận tả tâm.

Hoàng liên a giao thang.

Hoàng liên 12 gam              Thanh tâm hoả

Hoàng cầm 8 gam

Bạch thược 12 gam                        bổ âm

A giao 12 gam

Kê tử hoàng (lòng đỏ trứng gà) 2 quả bổ âm dưỡng tâm.

Ba vị trên sắc bỏ bã, cho a giao vào đun tan ra, để hơi nguội cho lòng đỏ trứng gà hoà vào uống.

Kinh nghiệm dùng bài này chữa chứng (mất ngủ) do thận âm suy, tâm nhiệt hoả công hiệu rất hay.

Âm cự tức dương (giả nhiệt) trong quá trình hàn hóa của bệnh thiếu âm có khi mới hiện ra chứng hậu âm cực thịnh mà lại có triệu chứng giống như dương, lúc đó lại biểu hiện ra chứng âm cực thịnh mà triệu chứng giống như dương, lúc đó một mặt biểu hiện ra chứng hậu hư hàn như ỉa phân sống, chân tay giá lạnh, mạch vi muốn tuyệt đồng thời cũng biểu hiện ra chứng giả nhiệt như khát nóng, mắt đỏ, phân táo (bứt rứt) đó là âm thịnh ở trong đẩy dương ra ngoài mà gầy ra chứng này chết rất nhanh. Lúc đó phải dùng Thông mạch tứ nghịch thang hoặc bài Thông bạch gia Đởm trấp thang để thông bệnh, ôn mạch và bồi dưỡng.

Thông mạch tứ nghịch thang

Tức bài Tứ nghịch thang, can khương dùng tăng 20 gam, kình nghiệm khương, phụ tàng gấp đôi, gấp ba, cam thảo không tăng.

Thông bạch gia chư đởm trấp thang, tức bài Thông bạch thang gia Chư đởm trấp (mật lợn), nhân niệu (nước tiểu) để dẫn dương vào âm, làm cho âm dương khỏi cự cách nếu bệnh nặng khương, phụ phải dùng gấp đôi, gấp ba, hai bài này đều nên uống nguội.

  • Thiếu âm yết thông: (bệnh thiếu âm đau cổ họng).

Tà khí phạm vào kinh mạch thiếu âm phát ra chứng đau cổ họng có hai loại bệnh và phép chữa khác nhau.

Có đôi chút nhiệt tà phạm vào cổ họng mà đau thì dùng bài cam thảo thang nếu dùng mà không đổ thì là nhiệt tà đã tới mức úng trệ ở đó mà họng hơi sưng rồi thì phải gia cát cánh 20 gam để khai thông, nếu như cổ họng vỡ loét tiếng nói không rõ được thì dùng Khổ tiểu thang.

Cam thảo thang

Cam thảo 40 gam, tiết nhiệt hoãn thống.

Khổ tiểu thang.

Chế bán hạ 12 gam, trứng gà 1 quả bỏ lòng đỏ, dùng lòng trắng và vỏ trứng, cho bán hạ và ít dâm vào vỏ trứng, đặt lên lửa cho sôi, bỏ bã lấy nước ngâm ít một nuốt dần dần.

Bài này chủ yếu lấy bán hạ tân giáng đờm, lòng trắng trứng gà làm nhuận táo chỉ đau. Giấm để tiêu sưng và liền vết loét. Nói tóm lại có tác dụng tán kết tiêu đờm, tiêu đờm chỗ đau.

  • Về kinh doanh cảm mạo phong tà mà trong cổ họng đau thì dùng bán hạ tán tập thang. Đau họng loại này tán phải có chứng sổ mũi, sợ gió hoặc buồn nôn.

Bán hạ tán tập thang

Bán hạ chế 12 gam             khai tiết giáng đờm

Quế tiêm 12 gam                 sơ phong tán hàn

Chích thảo 8 gam,              chỉ thống hoà trung.

Ba vị tán nhỏ rây kỹ uống với nước sôi để nguội gọi là tán, sắc uống gọi là thang.

Chữa bệnh đau cổ họng do phong hàn bó chặt ở họng mà có nhiều đờm.

  • Biểu lý đều hàn: Bệnh thiếu âm lúc mới mắc mạch trầm mà lại có biểu chứng thì dùng Ma hoàng phụ tử tế tân thang để ôn kinh phát hoả đều có cả hai phần biểu lý.

Phát sốt không có mồ hôi là chứng thái dương biểu thực, mạch trầm là chứng thiếu âm lý hư, bệnh này còn gọi là “lưỡng cảm” vì đồng thời xuất hiện triệu chứng một dương kinh và âm kinh biểu lý khác nhau. Phàm những người chính khí suy nhược bị ngoại cảm phát sốt mạch trầm không phải là bệnh thái dương biểu mạch trầm là mạch thiếu (lý) tuy nhiên âm bệnh phải cấm phát hãn nhưng kiêm cơ thái dương bệnh cho nên phải dùng ma hoàng phát hãn nhưng kiếm cớ thái dương bệnh cho nên phải dùng ma hoàng phát hãn lại phụ tử (để ôn dương khí ở thái âm, ngăn ngừa không cho mồ hôi ra quá nhiều dẫn đến tình trạng vong dương).

Ma hoàng phụ tử tế tân thang

Ma hoàng 12 gam               phát hãn giải biểu

Phụ tử 12 gam                    ôn kinh phù dương

Tế tân 8 gam                       tán lý hàn.

Âm chứng chuyển dương: như bệnh thiếu âm nhiệt hoá, bệnh thiếu âm hàn hóa mà dương khí tự hồi phục hoặc khi chữa dùng ôn dược quá mạnh dương khí thiên thắng tạng phủ bị nung đốt, nhiệt ở dương minh phủ thịnh lên hiện ra những chứng: Miệng ráo, cổ khô, bụng trướng không đi đại tiện, phải dùng thừa khí hạ ngay tà nhiệt ở dương kinh để bảo tồn tân dịch đó tức là cảm phải âm của thiên âm, nếu châm không hạ thì dương khí càng mạnh, âm dịch càng hao tổn thêm.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây