Trang chủLàm đẹpVì sao không nên nặn mụn trứng cá?

Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?

Trứng cá : Trứng cá thường xuất hiện ở tuổi dậy thì hoặc ở một số người rối loạn đường tiêu hoá, ăn uống thiếu điều độ, hay táo bón hoặc ở những người thần kinh luôn bị kích động, sống căng thẳng, mất ngủ thiếu dưỡng khí.

Cũng có người do da mặt có quá nhiều chất nhờn làm cho chức năng của da bị bế tắc mà sinh ra trứng cá.

Bạn cần săn sóc da mặt sao cho sạch để mụn trứng cá không bị nhiễm trùng trở thành mụn bọc.

Đối với da nhờn bạn nên rửa mặt nhiều lần với nước ấm sau rửa bằng nước lạnh. Có thể dùng xà phòng có chất lưu huỳnh để rửa mặt. Sau khi rửa, lau mặt khô bằng khăn bông mềm và thoa lên da mặt một loại nước long não 1% và cứ 4 ngày một lần trước khi đi ngủ xoa mặt bằng nước lưu huỳnh 1% hoặc các loại kem có chất lưu huỳnh.mụn trứng cá

Có thể nặn trứng cá khi trứng cá đã già, tuyệt đối không nên nặn non lúc chung quanh của điểm đen còn tấy đỏ. Trước khi nặn cần rửa sạch mặt, sau đó tìm nặn những trứng cá đã già, đầu đen và hơi cứng, chân trứng cá không sưng chỉ còn lại biểu bì bình thường, ấn vào đầu trứng cá thấy cưng cứng. Bạn có thể dùng một thìa nhỏ ở giữa có một lỗ nhỏ với đường kính 1 mm để nặn. Sát trùng dụng cụ bằng cồn 90° và xoa vào chỗ trứng cá bằng cồn 70°. Đợi cho cồn bay hết rồi dùng thìa đặt sao cho đầu đen của trứng cá lọt vào giữa lỗ thìa, nhẹ nhàng ấn lưng thìa sát xuống da mặt. Toàn bộ nhân của trứng cá sẽ trào hết vào lòng thìa. Lấy bông đã hấp vô trùng với pomat penixilin hoặc cooctijon chấm nhẹ lên chỗ trứng cá vừa nặn. Không nên chấm cồn i ốt mà bị xót và đau.

Nếu bạn không làm được thìa thì có thể nặn bằng hai ngón tay nhưng ít nhiều sẽ làm dập tổ chức da chung quanh trứng cá. Khi nặn cần rửa tay sạch bằng cồn 90°, lấy bông thấm chỗ mụn với cồn 70° trước và sau khi nặn.

Nếu nặn non trứng cá, sẽ làm cho tổ chức đang cương tấy chung quanh bị giập nát, ruột trứng cá không ra được hết và kết quả là một vùng rộng chừng 2 mm bị sưng tấy.

Có trường hợp bị nhiễm trùng cục bộ và nếu tay hoặc mặt bẩn thì từ nhiễm trùng nhẹ dẫn tới viêm tấy lan rộng. Nguy hiểm hơn nữa là nếu trứng cá nằm trong vùng “đinh râu” của mặt (vùng chung quanh miệng và dưới mũi, mép) thì khả năng nhiễm trùng càng lan rộng, gây tai biến nghiêm trọng toàn thân như biến chứng nhiễm trùng máu của “đinh râu”. Trường hợp nhẹ và do sức đề kháng tốt của cơ thể các u nhỏ nhiễm trùng sẽ khu trú lại và làm thành một cục u cứng nhỏ rất lâu tan.

Trước khi bị nhiễm trùng trứng cá thường trở thành mụn bọc, lúc đó bạn cần rửa mặt nhiều lần với nước ấm, xà phòng để tẩy hết chất nhờn. Ăn các thứ mát, lợi tiểu như rau cải, bầu bí, rau má… thoa lên mặt loại rượu ngâm lá ngải cứu mỗi ngày ba lần, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Có thể uống thêm nước củ nghệ, ngải cứu giã nát vắt với nước dừa trước khi đi ngủ.

Nếu da mặt có trứng cá bị ngứa nhiều nên rửa sạch mặt và nếu cần thì chấm một ít cồn Iôt loãng vào trứng cá. Hiện nay chúng ta chưa có thuốc phòng và hạn chế trứng cá phát triển. Nếu bị nhiều trứng cá có thể đi khám về da và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

Để đề phòng da bị trứng cá bạn nên ăn uống đúng mức, ăn nhiều rau, ít mỡ và trứng, ăn thong thả, nhai kỹ. Cần có chương trình lao động nghỉ ngơi hợp lý. Sau giờ làm việc nên nghỉ ngơi thoải mái trong các công viên, hành lang thoáng mát. Phòng ngủ cần có cửa sổ mở rộng để có đủ không khí trong lành. Và một điều hết sức quan trọng là phải nên tắm rửa sạch sẽ.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây