Tắm nắng đúng cách đem lại sức khỏe cho làn da và cơ thể

Làm đẹp

Lợi ích của tắm nắng

Ánh nắng đem lại nhiệt lượng và kích thích tố. Nhờ có ánh nắng mới có bầu không khí ấm áp, cơ thể được thăng bằng trong môi trường chung quanh.

Nhờ có ánh nắng mà hệ thống xương mới phát triển. Ở lớp đáy của da sản xuất ra chất cholesterol và nhờ tác dụng của ánh nắng mặt trời (chủ yếu là tia cực tím) chuyển hoá thành Vitamin D rất cần cho việc hình thành và phát triển xương trong cơ thể.

Trước đây, một số phụ nữ thành phố suốt ngày chỉ ở trong nhà, thiếu ánh sáng cho nên thân thể gầy yếu xanh xao, thiếu máu, hay ốm đau. Những người này khi có việc phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thường không chịu nổi và nếu tiếp xúc lâu da sẽ bị rát bỏng và đen xạm.

Có những bạn bị cảm nắng do da mặt và gáy bị đốt nóng, toàn bộ da bị bỏng nhẹ làm da mất tác dụng hô hấp, không điều tiết được nhiệt lượng để giữ thăng bằng nhiệt trong cơ thể, lỗ chân lông bị bịt kín và nhiệt độ trong cơ thể tăng vọt lên, cơ thể có hiện tượng choáng, khó chịu, sốt cao. Trong trường hợp này cần đưa bạn đó vào bóng dâm, phòng mát, thoáng gió, cho uống nhiều nước chè loãng, nước chanh đường, nước cam.

Tắm nắng như thế nào là đúng
Tắm nắng như thế nào là đúng

Tắm nắng như thế nào là đúng

Ở biển, ánh nắng chói chang nhất là trên các bãi cát rộng không có cây cối. Bạn cần làm quen với ánh nắng ở biển. Những ngày đầu ở biển bạn chỉ nên tắm nắng vài chục phút và nên đội mũ, nón, che ô. Dần dần có thể tắm nắng lâu hơn, nhưng không nên nằm hoặc ngồi, đứng một chỗ lâu mà nên vận động, chạy nhảy, đi lại.

Để bảo vệ da trước khi tắm biển, phải rửa sạch mặt nếu bạn đã bôi kem xoa phấn trang điểm vì ánh nắng sẽ làm keo các chất kem và phấn lại nên trét kín lỗ chân lông làm cho da không hô hấp được.

Trước và sau khi tắm biển nên uống nhiều các loại nước hoa quả : cam, chanh, dứa, chuối… hoặc vitamin C. Khi tắm nắng ngoài biển, nhất là buổi trưa nên đeo kính râm để bảo vệ mắt.

Bạn nào xanh xao mỏi ốm dậy hoặc sau khi chửa đẻ có thể tắm nắng bằng cách cởi hết quần áo ngoài, nằm ngả trên ghế tựa lúc mặt trời mới nhô lên ở chân trời hoặc lúc hoàng hôn mặt trời sắp lặn. Lúc này là lúc có nhiều tia cực tím nhất giúp cho da dẻ và xương thêm chắc chắn.

Nước biển là một loại thuốc rất quý đối với da nói chung và mặt nói riêng. Tắm biển có tác dụng tẩy rửa những vết bẩn, keo bẩn dính ở da, làm da dịu và sân lại, mất các chỗ nhiễm trùng trên da vì trong nước biển có rất nhiều muối khoáng cần thiết mà da rất dễ hấp thụ.

Bạn nào béo phệ và xanh xao nước biển, ánh nắng mặt trời sẽ luyện cho cơ thể trở thành chắc chắn, thon thả và hồng hào hơn.

Trước khi đi tắm biển bạn nên đi khám bệnh để xem đi biển có thích hợp không, vì bệnh tim mạch không thích hợp với gió biển lắm.

Sau khi tắm biển nhất thiết phải tắm lại bằng nước ngọt để giũ sạch muối bám vào da và tóc.Mỗi cách tắm khác nhau có tác dụng khác nhau đối với sức khoẻ

Một số bạn rất ưa thích nước da nâu rám nắng và coi đó là biểu hiện của sức khoẻ tốt. Nhưng chúng ta không thể phủ định mối liên quan giữa sự phơi nắng quá mức với bệnh ung thư da.

Sự thực là khi da bị phơi nắng nhiều, tia cực tím sẽ tác động trực tiếp làm cháy bỏng làn da trần của bạn, các vết nhăn sẽ chóng hằn sâu thêm ở các vùng trán, má, mép và cổ. Nếu phơi nắng rát bỏng như vậy một vài lần thì cơ thể sẽ quen dần, một lớp da bong đi và một lớp da mới sẽ được thay thế. Nhưng nếu phơi nắng trực tiếp mà da chưa được tập luyện dần dần, da sẽ đen lại thành một lớp biểu bì bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của tia cực tím, dần dần da mất tính đàn hồi do lớp dây chun giản phía dưới da bị khô đét, da bị khô, cứng, vết nhăn xuất hiện rõ nét, người trông già đi trông thấy. Điều nguy hiểm hơn cả là các chuỗi vật liệu di truyền DNA sẽ bị tia tử ngoại phá vỡ không tái tạo lại được, thúc đẩy phát sinh hắc tố ác tính, có thể chắp nối dị hình đột biến và một dạng ung thư da hình thành dưới sự chống đỡ yếu ớt của cơ thể. Đó là những vết tròn, mặt hơi lõm, nhỏ bằng đầu ngón tay và dễ bị loét do cọ sát. Bạn đừng nhầm đó là vết hắc lào hay vết loét trợt của giang mai. Có thể đó là vết của ung thư da rất dễ lây ra vùng khác của cơ thể.

Ngày nay, có một số loại ung thư da nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng hoá chất dưới dạng kem. Nhưng các bạn không nên tự chữa mà nên đến khám bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ ung thư để có xét nghiệm cụ thể và thuốc điều trị, phương pháp điều trị thích hợp cho từng loại, từng người. Nếu bạn nào có nhiều nốt ruồi, u sắc tố màu đen, nám đen ở mặt không nên phơi nắng trực tiếp ở biển hoặc trên sống từ lúc 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Nếu bạn phải làm việc liên tục ngoài trời nắng, cứ 3 tiếng đồng hồ nên thoa kem chống nắng một lần. Và bạn cũng nên thoa kem chống nắng ngay cả khi bạn có việc phải đi ra ngoài trời nắng trong một thời gian từ 1 đến 3 tiếng đồng hồ.

Tắm nắng mấy giờ là tốt

Cho nên, tốt nhất là tắm nắng nhẹ nhàng, có nón mũ và chỉ vào lúc mặt trời buổi sáng sớm và lúc chiều tà. Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên rằng, nên tắm nắng trong khoảng 15 – 30 phút vào mỗi buổi sáng. Đối với những người có sức khỏe tốt, có thể áp dụng trong khoảng 1h. Khi mới bắt đầu tắm nắng, chỉ nên phơi nắng khoảng 5 – 10 phút để làn da thích ứng dần với ánh nắng mặt trời. Thời điểm tắm nắng an toàn là 7h – 9h sáng đối với mùa đông, 6h30 – 7h30 sáng đối với mùa hè. Vào thời điểm này, các tia tử ngoại thấp, không gây hại cho sức khỏe mà còn giúp da hấp thụ vitamin D.

Làm đẹp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận