Thảo Quả dùng làm thuốc tác dụng chữa bệnh như thế nào mới hiệu quả

Hoa quả chữa bệnh

Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền Bắc nước ta như Hoàng liên sơn, Hà giang, Tây bắc. Ở Trung quốc Thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân nam, Quảng tây, Quí châu. Thảo quả chín hái về (quả phải chưa nẻ) phơi hay sấy nhẹ lửa cho khô (thường 3 – 4 ngày đêm) quả khô sẽ ngả màu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường được phủ một lớp phấn trắng, khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, vì nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm.

Cây thảo quả thân thảo, sống lâu năm nhờ thân rễ mọc ngang. Lá đơn, mọc so le, màu lục sẫm, mép nguyên. Hoa mọc từ gốc, màu hoa trắng ngà, nở vào tháng 5. Quả khi chín có màu đỏ nâu, trong chứa nhiều hạt. Quả thảo quả được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Cây thảo quả thân thảo, sống lâu năm nhờ thân rễ mọc ngang
Cây thảo quả thân thảo, sống lâu năm nhờ thân rễ mọc ngang

Trên thị trường có hai loại thảo quả là thảo quả màu xanh lá cây và màu đen. Vỏ của 2 loại đều có 3 mặt, bên trong chứa các hạt nhỏ. Thông thường, loại hạt này được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê vì nó có hương vị độc đáo và thơm ngon.

Thành phần hóa học:

Thảo quả có tinh dầu chừng 1 – 3%. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm ngọt, vị nóng cay dễ chịu. Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (1989) đã nghiên cứu thấy trong tinh dầu có thành phần chủ yếu: 1-8 cineol (30,61%), trans-2 undecanal (17,33%), citral B (geranial) (10,57%), terpineol (4,34%).

Thảo quả tác dụng tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt
Thảo quả tác dụng tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt

Theo Đông y, quả thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào kinh tỳ, vị, tác dụng tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt, chữa sốt rét, đau tức ngực, đầy bụng kém tiêu v.v…

Bài thuốc hay có tác dụng chữa bệnh từ thảo quả

Bài 1. Thuốc chữa bệnh chướng đầy, tức ngực

+ Thảo quả (nướng chín) 5g

+ Hậu phác 9g

+ Thanh bì 6g

+ Đinh hương 3g

+ Cao lương khương 5g

+ Hoắc hương 9g

+ Thần khúc 6g

+ Đại táo 9g

+ Gừng tươi 9g

+ Cam thảo 3g

Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 3-5 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng

+ Thảo quả          4g

+ Bạch chỉ          4g

+ Cao lương khương 2g

+ Xuyên khung            4g

+ Thanh quất bì     4g

+ Cam thảo            4g

Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, cần uống liền 5 ngày.

Lưu ý khi dùng thảo quả:

Nhìn chung, thảo quả an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quá nhiều loại thảo dược này.

Hạt thảo quả có thể gây ra đau bụng (đau co thắt) nếu được tiêu thụ nhiều. Vì vậy, bệnh nhân có sỏi ở túi mật nên tránh dùng thảo dược này hoặc nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.

Một vài tác dụng phụ khác mà bạn có thể gặp khi dùng thảo quả bao gồm: khó thở, tức ngực, phát ban hoặc sưng da… Nếu thấy có các dấu hiệu này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Xem tiếp:

Thảo quả

Hoa quả chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận