Tác dụng chữa bệnh của Quả Trâu Cổ – Quả Vẩy Ốc

Hoa quả chữa bệnh

Cây trâu cổ thuộc loại dây leo, mọc bám nhờ rễ phụ, cành ngắn và mềm, màu nâu, lúc non có lông, sau nhẵn. Lá mọc so le, lá ở cành sinh sản, hình bầu dục hoặc hình trứng, dàl 5-7cm, rộng 2,5-4,5cm, gốc lá tròn hoặc hơi hình tim, đầu tù, hoặc hơi nhọn, hai mặt lá nhẵn, mép nguyên, gân gốc có 3-5 nơi gồ ở mặt dưới, gân phụ tạo thành mạng thưa. Cuống lá dài 1,5-1,8cm, có lông hung, lá kèm có lông. Lá ở cành không sinh sản hình vẩy ốc, gốc lệch, mọc áp sát vào thân cây chủ, dài 2,5-3cm, cuống ngắn 2-3mm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa đực mọc nhiều tập trung ở gần đỉnh, dài 2-3 răng nhị 2, bao phấn hẹp, hoa cái có 4 lá dài, không bằng nhau, bầu thuôn dài cong.

Quả phức to, hình chóp ngực, đầu bằng, dài 3,5cm, dày 3cm, nhẵn, màu tím khi chín, CÙI nạc và mềm xốp.

Cây trâu cổ thuộc loại dây leo, mọc bám nhờ rễ phụ
Cây trâu cổ thuộc loại dây leo, mọc bám nhờ rễ phụ


Theo Đông y, quả trâu cổ có vị ngọt chát, tính bình. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, cố tinh hoạt huyết, hạ nhũ, chữa đau lưng, kiết lỵ lâu ngày, chữa bệnh liệt dương v.v…

Thuốc ứng dụng:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh đau xương, đau mình

+ Quả trâu cổ 30g

+ Ba kích 20g

+ Độc hoạt 12g

+ Cành dâu 20g

+ Gừng tươi 3g

Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. Cần uống liền 11 ngày.

Quả trâu cổ
Quả trâu cổ

+ Quả trâu cổ 300g

+ Hạt ý dĩ 200g

+ Địa cốt bì 200g

+ Độc hoạt 150g

+ Gừng khô 10g

+ Cành dâu tươi 250g

+ Quế chi 100g

Các vị thuốc sấy khô, tán nhỏ mịn. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g bột thuốc với nước sôỉ để nguội, trước bữa ăn.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh tim hồi hộp đập loạn nhịp

+ Quả trâu cổ 30g

+ Địa cốt bì 15

+ Đào nhân   15g

+ Cam thảo (nướng thơm) 10g Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, sau bữa ăn. Cần uống liền 11 ngày là một liệu trình, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 5 ngày, dùng 5 liệu trình.

Bài 3. Thuốc chữa bệnh liệt dương

+ Quả trâu cổ 30g

+ Nhục thung dung 12g

+ Kỷ tử 10g

+ Ba kích 8g

+ Thục địa 10g

Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. Cần uống liền 21 ngày.

Bài 4. Thuốc chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh

+ Quả trâu cổ 30g

+ Đậu đỏ nhỏ hạt 30g

+ Quả mít non 30g

+ Vừng đen 30g

+ Thông thảo 30g

+ Gạo nếp 50g

+ Móng lợn 1 cái

Các thứ rửa sạch sau ninh nhừ, vứt bỏ thông thảo, quả mít non, quả trâu cổ; phần còn lại chia 3 lần cho người bệnh ăn hết trong ngày, lúc đói. cần ăn liền 5 ngày.

Hoa quả chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận