Trang chủHoa quả chữa bệnhNhững tác dụng chữa bệnh của Quả Me

Những tác dụng chữa bệnh của Quả Me

Còn có tên khoa hoc: Tamarindus indica L.

Thuộc họ Đậu – Fabaceae

Cây me thuộc loại thân gỗ to, cao 15-20m, lá kép lông chim, gồm 10-12 cặp lá chét có gốc không cân xứng. Chùm hoa mọc ở ngọn, các nhánh nhỏ có từ 8-12 hoa, có 3 cánh hoa, màu vàng, gân đỏ. Quả dài mọc thõng xuống, hơi dẹt, thường chứa 3-5 hạt màu nâu sẫm, thịt quả chua. Quả me được dùng để ăn, nấu canh chua v.v… và làm thuốc chữa bệnh.

Cây me thuộc loại thân gỗ to, cao 15-20m
Cây me thuộc loại thân gỗ to, cao 15-20m

Cùi thị, lá và vỏ thân cây me đều có tác dụng trong y học. Như tại Philippines, lá được dùng để giảm sốt rét. Là thành phần chủ yếu trong đồ ăn của người dân ở miền Nam Ấn Độ, tại đây, me được sử dụng để làm sambhar (gia vị trong súp đậu lăng với nhiều loại rau), cơm pilihora và nhiều loại tương ớt. Me có sẵn trong mọi cửa hàng ăn theo ẩm thực người Ấn Độ trên khắp thế giới.

Nó được bán như một loại kẹo ở México (ví dụ: loại kẹo pulparido) và xuất hiện trong nhiều dạng đồ điểm tâm ở khu vực Đông Nam Á (quả khô ướp muối hay quả khô tẩm đường trong đồ uống lạnh, kem que…). Do chứ các hoạt chát y học nên me được dùng nhiều trong Ayurveda để điều trị một số bệnh liên quan đến dạ dày hay đường ruột, như:

  1. Tiêu hóa: Bột trái me chín có tác dụng trong điều trị nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu. Người ta có thể pha bột me trong nước để uống, có tác dụng chữa chứng mất cảm giác ngon miệng và kén ăn.
  2. Tăng cường khả năng miễn dịch: Do giàu vitamin C nên me giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, hạn chết các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
  3. Chữa cảm lạnh: Bột va thịt me có thể làm món súp nóng dùng để trị bệnh cảm lạnh theo như cách chữa bệnh cổ truyền của người Ấn Độ.
  4. Chữa Sốt: Bột me khô rất hữu ích trong việc trị sốt.
  5. Chữa đau họng: Súc miệng nước me hàng ngày có thể giảm đau rát họng.
  6. Chữa suy nhược

    Quả me tác dụng thanh nhiệt, giải say nắng
    Quả me tác dụng thanh nhiệt, giải say nắng

Theo Đông y, quả me có vị chua, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải say nắng, giúp tiêu hóa, lợi trung tiện, nhuận tràng, chống hoại huyết, đau gan vàng da và chống nôn ọe, chữa đau dạ dày mân tính, phụ nữ có thai bị nôn mửa.

Thuốc ứng dụng từ quả me:

Bài 1. Thuốc chữa phụ nữ có thai bị nôn mửa

+ Quả me xanh                     100g

+ Gừng                                 5g

+ Đường phèn                       50g

Các thứ cho vào nồi cùng 400ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống vài ba ngày liền.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh táo bón

+ Quả me 100g

+ Mật ong 50ml

Quả me cạo vỏ, cùng mật ong cho vào bát hấp cách thủy, sau đó dầm nhỏ chia 3 phần, phần vào buổi sáng sớm.

Người bệnh mỗi ngày ăn một

Bài 3. Thuốc chữa bệnh đau dạ dày

+ Quả me 50g

+ Nghệ vàng 100g

+ Mật ong 50ml

Quả me cạo vỏ, nghệ rửa sạch, thái mỏng. Cho cả ba thứ vào bát hấp cách thủy cho chín. Dầm nát me và nghệ, chia đều làm 3 phần. Mỗi ngày ăn một phần vào sáng sớm, trước bữa ăn.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây