Trang chủHoa quả chữa bệnhTác dụng chữa bệnh đáng quý của Hạt Lúa Tẻ

Tác dụng chữa bệnh đáng quý của Hạt Lúa Tẻ

Cây lúa thân thảo, mọc hàng năm cao 0,7-1,2m. Lá lúa có phiến dài, mép ráp. Hoa có màu vàng, cụm có nhiều lông. Quả lúa dính chặt với mày hoa, được gọi là hạt thóc hay hạt lúa. Lúa là cây lương thực chủ yếu của con người. Hạt thóc còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Chất tinh bột chứa trong hạt gạo dưới hình thức carbohydrate (carb) và trong con người dưới dạng glucogen, gồm loại carb đơn giản như chất đường glucose, fructuose, lactose và sucrose; và loại carb hỗn tạp là một chuỗi phân tử glucose nối kết nhau chứa nhiều chất sợi. Tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người. Gạo trắng chứa carb rất cao, độ 82 gram trong mỗi 100 gram. Do đó, 90% năng lượng gạo cung cấp do carb. Trong tinh bột có hai thành phần – amylose và amylopectin. Hai loại tinh bột này ảnh hưởng rất nhiều đến hạt cơm sau khi nấu, nhưng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Hạt gạo có nhiều chất amylose sẽ làm cho hạt cơm cứng và hạt chứa ít amylose, nghĩa là nhiều amylopectin cho cơm dẽo nhiều hơn. Nếp chứa từ 0-10% amylose (hay 10-100% amylopectin) là thức ăn chính của người Lào, người Thái ở vùng Đông Bắc Thái Lan và nhiều dân tộc thiểu số ở các vùng núi. Gạo Japonica có từ 14-16% amylose cho cơm dẽo và dính nhau, là thức ăn căn bản của người Nhựt Bổn, Đại Hàn, Bắc Triều Tiên. Gạo thơm thường có 21-23% amylose nên gạo không dẽo lắm mà cũng không cứng lắm sau khi nguội, ngoại trừ gạo Basmati với hạt cơm rời nhau. Các loại gạo thông thường của dân Đông Nam Á có khoảng 21-25% amylose.

Chất protein: Gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt cho con người. Chất protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo ra enzym, kích thích tố và chất kháng sinh. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật sự của gạo là 63, so sánh với 49 cho lúa mì và 36 cho bắp (căn cứ trên protein của trứng là 100).

Vitamin: Cũng giống như các loại ngũ cốc khác, lúa gạo không chứa các loại vitamin A, C hay D, nhưng có vitamin B-1, vitamin B-2, niacin, vitamin E, ít chất sắt và kẽm và nhiều chất khoáng Mg, P, K, Ca.

Thiamin là vitamin B1 giúp tiêu hóa chất đường glucose để cho năng lượng, vì thế hỗ trợ cho các tế bào thần kinh, hoạt động của tim và khẩu vị. Vitamin B1 không thể dự trữ trong cơ thể nên phải cung cấp hàng ngày. Gạo trắng cung cấp 0,07 mg B1/100 gram.

Riboflavin: Gạo chứa ít chất riboflavin hay vitamin B2, rất cần thiết cho sản xuất năng lượng và nuôi dưỡng bì mô của mắt và da. Gạo trắng chứa 0,02 mg B2/100 gram.

Niacin là yếu tố cần thiết để phân tách chất glucose cho năng lượng và cho da và hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Gạo trắng chứa 1,8 mg Niacin/100 gram.

Vitamin E là một loại sinh tố tan trong mỡ, giúp cho vitamin A và các chất béo chống oxyd hóa trong tế bào và bảo vệ hủy hoại của bì mô của cơ thể.

Ngoài ra, gạo còn cung cấp những chất khoáng cần thiết cho cơ thể với ít chất sắt (thành phần của hồng huyết cầu và enzym) và kẽm (giúp chống oxyd hóa trong máu, thành phần của enzym trong tăng trưởng, phân chia tế bào), nhưng nhiều chất P (giúp xương, răng, biến hóa trong cơ thể), K (cho tổng hợp protein, hoạt động enzym), Ca (giúp xương, răng và điều hòa cơ thể), muối (giữ cân bằng chất lõng trong cơ thể, hoạt động bình thường của hệ thần kinh và bắp thịt)…

Cây lúa thân thảo, mọc hàng năm cao 0,7-1,2m
Cây lúa thân thảo, mọc hàng năm cao 0,7-1,2m

Theo Đông y, hạt lúa có vị ngọt, thơm, tính mát. Tác dụng bồi dưỡng khí huyết, đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Khi hạt gạo để lâu năm có vị chua, hơi mặn, tính ấm, tác dụng ích khí, mạnh tỳ, thông huyết mạch trừ phiến, giúp tiêu hóa, chữa đau bụng kiết lỵ.

Có nhiều thứ lúa khác nhau nhưng chúng đều giúp tăng cường sức khỏe cho con người.

Thuốc ứng dụng từ Hạt Lúa Tẻ:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh sốt cao, ra nhiều mồ hôi

+ Gạo tẻ 50g

+ Lá tre 50g

+ Thạch cao 10g

Các vị thuốc cho vào nồi cùng 450ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 3 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh đi ngoài

+ Gạo tẻ                                50g

+ Gừng                                  15g

Giã nhỏ gừng cho vào gạo đảo đều, rang cho gạo vàng sẫm. Cho hai thứ vào nồi cùng 400ml nước sắc lấy 180ml nước đặc.

Người bệnh ngày uống 3 lần, uống nóng trước khi ăn. cần uống liền 3 ngày.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây