Hạt Lúa Mì (tiểu mạch) – Lợi ích với sức khỏe và chữa bệnh

Hoa quả chữa bệnh

Cây lúa mì thân thảo, sống hàng năm, thân cao 0,8-1,5m thẳng đứng, lá phẳng hình mũi mác, nhọn đầu. Cụm hoa là bông dày đặc, do nhiều lông nhỏ ghép lại. Quả hình bầu dục hay thuôn, có lông ở đỉnh. Cây lúa mì được trồng nhiều ở miền núi để lấy hạt làm lương thực, làm bánh và làm thuốc chữa bệnh.

Cây lúa mì thân thảo, sống hàng năm
Cây lúa mì thân thảo, sống hàng năm

Dinh dưỡng của lúa mì

100 gam hạt lúa mì đỏ cứng mùa đông chứa khoảng 12,6 gam protein, 1,5 gam chất béo tổng cộng, 71 gam cacbohydrat, 12,2 gam xơ tiêu hóa và 3,2 mg sắt (17% nhu cầu hàng ngày); trong khi 100 gam lúa mì đỏ cứng mùa xuân chứa khoảng 15,4 gam protein, 1,9 gam chất béo tổng cộng, 68 gam cacbohydrat, 12,2 gam xơ tiêu hóa và 3,6 mg sắt (20% nhu cầu hàng ngày).

Gluten, một loại protein có trong lúa mì (và các loài khác của Triticeae), là chất gây ra một số tác dụng phụ ở những người mắc bệnh tạng phủ (rối loạn tự miễn dịch ở khoảng 1% dân số gốc Ấn-Âu).

Lúc mì chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất béo. Với một lượng nhỏ protein động vật hoặc đậu thêm vào, bữa ăn có thành phần chủ yếu là lúa mì có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Những dạng lúa mì phổ biến nhất là loại màu trắng và đỏ. Tuy nhiên, các dạng tự nhiên khác cũng được sử dụng. Ví dụ, ở các vùng cao nguyên của Ethiopia có loại lúa mì tím, một loại lúa mì tứ bội giàu chất chống ôxy hóa. Các loài thương mại thứ yếu khác nhưng có hàm lượng dinh dưỡng khác cao bao gồm loại màu đen, vàng và xanh dương.

Lúa mì đối với Sức khỏe

Nhiều nghiên cứu ban đầu ở châu Âu, Nam Mỹ, châu Úc, và Hoa Kỳ cho rằng có khoảng 0,5–1% dân số ở những khu vực này có thể bị mắc chứng bệnh coeliac mà chưa bị phát hiện.[37] Bệnh Coeliac là trường hợp gây ra bởi phản ứng nghịch của hệ miễn dịch với gliadin, đây là một loại protein gluten được tìm thấy trong lúa mì (và những loại ngũ cốc tương tự trong tông Triticeae và bao gồm các loài khác như đại mạch và lúa mạch đen). Tùy thuộc vào sự phơi nhiễm với gliadin, enzyme tissue transglutaminase làm thay đổi protein, và phản ứng chéo của hệ miễn dịch với mô ruột gây viêm. Điều đó làm mỏng lớp niêm mạc ruột non, gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. Phương pháp trị liệu duy nhất là sử dụng thức ăn không chứa gluten thường xuyên.

Hạt lúa mì (tiểu mạch) tác dụng làm mát bổ, tăng cân
Hạt lúa mì (tiểu mạch) tác dụng làm mát bổ, tăng cân

Ước tính dân số Hoa Kỳ bị mắc chứng này khoảng 0,5 đến 1,0%. Nhạy cảm với gluten do phản ứng với protein trong lúa mì khác với dị ứng lúa mì.

Theo Đông y, hạt lúa mì (tiểu mạch) có vị ngọt tính mát. Tác dụng làm mát bổ, tăng cân, tạo cảm giác ngon miệng, chữa tiêu chảy rối loạn sức khỏe.

Thuốc ứng dụng từ lúa mì:

Bài 1. Thuốc chữa trẻ em bị tiêu chảy kéo dài

+ Bột lúa mì                          50g

+ Hạt sen tươi                       40 hạt

Hạt sen bỏ tâm, bỏ vỏ, bổ làm 4 miếng, ninh nhừ. Cho bột lúa mì vào quấy chín, thêm một chút muối, cho trẻ ăn 2 lần trong ngày, cần ăn liền 3 ngày.

Bột lúa mì chữa trẻ ăn không tiêu, đi ngoài
Bột lúa mì chữa trẻ ăn không tiêu, đi ngoài

Bài 2. Thuốc chữa trẻ ăn không tiêu, đi ngoài phân không thành khuôn, nhiều lần trong ngày

+ Bột lúa mì 50g

+ Sa nhân 10g

+ Bạch truật 30g

+ Cam thảo 15g

Bột lúa mì sao vàng, các vị thuốc tán bột, trộn đều, dùng nước cháo luyện viên bằng hạt ngô phơi khô. Cho trẻ uống ngày 3 lần, trước khi ăn, mỗi lần 10 viên với nước sôi để nguội. Cần uống liền 5-7 ngày.

Hàm lượng dinh dưỡng của các thực phẩm thiết yếu
Vật liệu: Ngô / Bắp Gạo Lúa mì Khoai tây Sắn/Củ mì Đậu tương (xanh) Khoai lang Lúa miến Khoai Chuối
Thành phần (trong 100g) Hàm lượng Hàm lượng Hàm lượng Hàm lượng Hàm lượng Hàm lượng Hàm lượng Hàm lượng Hàm lượng Hàm lượng
Nước (g) 10 12 13 79 60 68 77 9 70 65
Năng lượng (kJ) 1528 1528 1369 322 670 615 360 1419 494 511
Protein (g) 9.4 7.1 12.6 2.0 1.4 13.0 1.6 11.3 1.5 1.3
Chất béo (g) 4.74 0.66 1.54 0.09 0.28 6.8 0.05 3.3 0.17 0.37
Cacbohydrat (g) 74 80 71 17 38 11 20 75 28 32
Chất xơ (g) 7.3 1.3 12.2 2.2 1.8 4.2 3 6.3 4.1 2.3
Đường (g) 0.64 0.12 0.41 0.78 1.7 0 4.18 0 0.5 15
Canxi (mg) 7 28 29 12 16 197 30 28 17 3
Sắt (mg) 2.71 0.8 3.19 0.78 0.27 3.55 0.61 4.4 0.54 0.6
Magiê (mg) 127 25 126 23 21 65 25 0 21 37
Phốt pho (mg) 210 115 288 57 27 194 47 287 55 34
Kali (mg) 287 115 363 421 271 620 337 350 816 499
Natri (mg) 35 5 2 6 14 15 55 6 9 4
Kẽm (mg) 2.21 1.09 2.65 0.29 0.34 0.99 0.3 0 0.24 0.14
Đồng (mg) 0.31 0.22 0.43 0.11 0.10 0.13 0.15 0.18 0.08
Mangan (mg) 0.49 1.09 3.99 0.15 0.38 0.55 0.26 0.40
Selen (μg) 15.5 15.1 70.7 0.3 0.7 1.5 0.6 0 0.7 1.5
Vitamin C (mg) 0 0 0 19.7 20.6 29 2.4 0 17.1 18.4
Thiamin (mg) 0.39 0.07 0.30 0.08 0.09 0.44 0.08 0.24 0.11 0.05
Riboflavin (mg) 0.20 0.05 0.12 0.03 0.05 0.18 0.06 0.14 0.03 0.05
Niacin (mg) 3.63 1.6 5.46 1.05 0.85 1.65 0.56 2.93 0.55 0.69
Axit Pantothenic (mg) 0.42 1.01 0.95 0.30 0.11 0.15 0.80 0.31 0.26
Vitamin B6 (mg) 0.62 0.16 0.3 0.30 0.09 0.07 0.21 0.29 0.30
Folate Tổng (μg) 19 8 38 16 27 165 11 0 23 22
Vitamin A (IU) 214 0 9 2 13 180 14187 0 138 1127
Vitamin E, alpha-tocopherol (mg) 0.49 0.11 1.01 0.01 0.19 0 0.26 0 0.39 0.14
Vitamin K1 (μg) 0.3 0.1 1.9 1.9 1.9 0 1.8 0 2.6 0.7
Beta-caroten (μg) 97 0 5 1 8 0 8509 0 83 457
Lutein+zeaxanthin (μg) 1355 0 220 8 0 0 0 0 0 30
axit béo bảo hòa (g) 0.67 0.18 0.26 0.03 0.07 0.79 0.02 0.46 0.04 0.14
Chất béo không bảo hòa đơn (g) 1.25 0.21 0.2 0.00 0.08 1.28 0.00 0.99 0.01 0.03
Chất kéo không bảo hòa kép (g) 2.16 0.18 0.63 0.04 0.05 3.20 0.01 1.37 0.08 0.07

 

Hoa quả chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận