Chứng vết nẻ da hay phát sinh ở những người không thể chịu được giá rét do đó da dẻ bị chết cóng vì giá rét, bỗng gặp hỏa khí mà hình thành. Rất nhiều người khi đến mùa đông vùng tai, ngón tay và ngón chân vì bị vết nẻ da mà ngứa đến chịu hết nổi, rồi mới đi tìm thuốc chữa trị. Đến lúc này, thì đã quá muộn màng. Bởi thế, nên bắt đầu uống thuốc vào khoảng tháng chín, miễn đến mùa đông bị cái khô do vết nẻ da gậy ra.
Trong hiện đại, dân gian còn lưu truyền không ít nghiệm phương chữa trị vết nẻ da.
Đối với chứng vết nẻ da, thông thường có một số phương pháp như:
Dùng Cam thảo, Nguyên hoa mỗi loại 15 gam, sắc nước, dùng rửa chỗ bị đau, mỗi ngày 3 lần, rất có hiệu quả đối với chứng tổn thương nhẹ do giá rét gây ra. Ngoài ra, có thể dùng với củ cải trắng sắc nước, thêm vào: ít Lưu Hoàng, xông, rửa chỗ bị đau. Cũng có thể dùng quả của Luyện thụ (trái của cây Xoan) nấu nước để rửa chỗ bị đau, hai lần mỗi ngày. Và có thể dùng lá cây Sung 60 gam nấu nước, để rửa chỗ bị đau lúc nước thuốc còn ấm, mỗi ngày rửa một đến hai lần. Những phương pháp trên đều có hiệu quả khá tốt.
Về mặt dự phòng, cần kiên trì chạy bộ trong mùa đông, để cải thiện thể chất, tăng cường sức phòng giá rét của cơ thể. Trong mùa giá rét, nên chú ý giữ ấm cho những bộ vị phơi lộ ra ngoài như tay, chân, mình và mũi, đặc biệt là những người thường công tác ở dã ngoại, càng phải đặc biệt lưu ý.
Phương thuốc chữa vết nẻ da vì giá rét
ĐƯƠNG QUI TỨ NGHỊCH GIA NGÔ THÙ DU SINH KHƯƠNG THANG
Hiệu quả:
Có thể phòng, chữa chứng vết nẻ da, còn có thể cải thiện thể chất vết nẻ da do giá rét.
Thành phần dược liệu:
Đương qui 9 gam, Thược dược 9 gam, Quế chi 9 gam, Tế tân 9 gam, Gừng tươi 250 gam, Ngô thù du 9 gam, Cam thảo 6 gam, Thông thảo 6 gam, Táo đỏ 9 gam.
Cách thực hiện:
Tất cả vị thuốc trên dùng nước sắc nấu chung, lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc.
Cách dùng:
Uống trước bữa cơm, 3 lần một ngày.
Giải thích:
Phương này dùng chữa chứng vết nứt da, thích hợp cho những người tay chân dễ phát lạnh, sinh chứng vết nẻ da, đôi khi nửa mình dưới cơ thể có cảm giác lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng. Phương này là một phương thường dùng để chữa chứng huyết hư bị hàn. Đương qui trong phương ôn bổ can huyết, hoạt huyết giảm đau. Quế chi giỏi về ôn gân thông mạch. Bạch thược dưỡng huyết hòa dinh, Tế tân ôn kinh tán hàn, vừa có thể hàn tà tại biểu của kinh lạc, lại vừa tán hàn tà tại biểu ở tạng phủ. Ngô thù du,. Gừng tươi có thể tăng cường sức ôn lý tán hàn giảm đau. Thông thảo có tác dụng tăng cường thông hành huyết mạch. Táo đỏ, Cam thảo bổ tỳ ích vị, điều hòa dược vật. Toàn phương hợp dùng gồm có công hiệu dưỡng huyết thông mạch, ôn dương khử hàn. Trung y cho rằng, can tàng giữ huyết, huyết dịch gặp nóng thì tốc độ dòng chảy tăng nhanh, gặp lạnh thì sẽ giảm hoãn lại (tức là huyết hàn thì ngưng trệ), giá rét là nguyên tố quan trọng dẫn đến sự phát sinh của chứng vết nẻ da. Cơ thể con người sau k:ù mắc phải giá rét, thi kinh lạc huyết khí không thông suốt, khí huyết vận hành bị trở ngại, khiến da thịt không dược ấm áp mà sinh vết nẻ da. Vì phương này có tác dụng dưỡng huyết khử hàn, ôn thông huyết mạch. Sau khi uống thang thuốc này có thể xúc tiến sự vận hành của máu, nên chữa được chứng vết nẻ da. Ngoài ra, phương này còn có thể cải thiện được thể chất vết nẻ da do giá rét và phòng ngừa chứng này.
PHƯƠNG CHỮA DA BỊ NẺ vì LẠNH VÀ KHÔ HANH
(“Bản thảo cương mục)
Hiệu quả:
Chữa chứng da bị nẻ, sưng đỏ vầ nứt da.
Thành phần dược liệu:
Rễ, lá và thân cây cà.
Cách thực hiện:
Dùng nước nấu ba vật trên, lấy nước thuốc.
Cách dùng:
Dùng nước thuốc ngâm chỗ bị đau.
Giải thích:
Dược vật được chọn dùng trong phương này là rễ, lá và thân của cây Cà loại rau quả. Ba vật trên đều có tác dụng tán huyết tiêu sưng (“Bản thảo cương mục”). Thường xuyên dùng nước thuốc của rễ, lá, thân cây Cà ngâm chỗ bị đau có thể loại trừ máu ứ đỏ sưng chỗ bị đau và còn xúc tiến vết nứt nẻ kín miệng trở lại. Ngoài ra, trong cuốn “Bản thảo cương mục” còn nhiều nghiệm phương tương tự như phương trên, như dùng Giấm rửa chân, sau đó lấy củ Sen nghiền thành bột mịn đắp lên chỗ bị đau để chữa chứng vết nẻ da trên chân, hoặc dùng bã rượu thêm nước dùng rửa ngoài da, hoặc là dùng Giấm nấu nóng ngâm, rửa ngoài da, lại hoặc dùng nước sắc Hoa tiêu ngâm chỗ bị đau đều có thể chữa chứng vết nẻ da. Nhất là cd hiệu quả tốt đối với lúc ban đầu mắc chứng vết nẻ da chỉ mới có hiện tượng đỏ sưng và ngứa.
PHƯƠNG CHỮA CHỨNG VẾT NẺ DA
(“Đàm Dã Ông Phương”)
Hiệu quả:
Chữa chứng da bị nứt nẻ, đỏ sưng, loét đau đổn.
Thành phần dược liệu:
Cam thảo, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm mỗi loại lượng bằng nhau. Bột nhẹ một ít. Dầu mè.
Cách thực hiện:.
Trước tiên dùng nước sắc cô Cam thảo, bỏ bã thuốc, chỉ lấy nước sắc Cam thảo để riêng. Đem Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm tán thành bột mịn hỗn hợp, sau đó thêm vào một ít bột nhẹ, trộn đều, rồi pha dầu mè vào bột quấy đều.
Cách dùng:
Trước tiên dùng nước sắc Cam thảo rửa chỗ bị đau, sau đó bôi thuốc lên.
Giải thích:
Cam thảo trong phương này có tác dụng thanh nhiệt giải độc khá rộng rãi, trong những phương cổ phần nhiều chỉ dùng độc nhất vị thuốc này để uống hoặc đắp ngoài da để chữa các chứng nhọt sựng. Phương này dùng nước sắc Cam thảo để rửa vết nẻ da, dụng ý là lấy hiệu quả. thanh, nhiệt, giảm sưng, giảm đau của Cam. thảo. Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá đều có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc. Trong đó Hoàng liên giỏi về chữa chứng nhọt nhiệt độc. Hoàng cầm có thể chữa chứng mụn nhọt độc lở loét. Hoàng bá có thể chữa các chứng mụn nhọt, giỏi về giảm sưng, giảm đau các chứng nhọt sưng. Bốn vị dược vật trên hợp dùng có công năng thanh nhiệt giảm sưng, tả hỏa giải độc giảm đau. Đối với chứng vết nẻ da máu ứ cục bộ và uất trệ quá lâu, hóa nhiệt lở loét và đau có hiệu quả chữa trị rõ rệt. Ngoài ra, trong dân gian còn có một số phương pháp rất hữu hiệu, như dùng một phần mỡ heo với hai phần lòng trắng trứng pha trộn với nhau, mỗi đêm dùng bôi lên chỗ bị đau trước khi đi ngủ, tương truyền dùng ba lần bệnh sẽ khỏi. Nghiệm phương này thích hợp dùng vào lúc vết nẻ da bị loét.
PHƯƠNG CHỮA ĐAU DO BỊ NẺ NỨT VÌ GIÁ RÉT
(“Nho môn sự thân”)
Hiệu quả:
Chữa trị chứng đau da bị nẻ nứt do giá rét.
Thành phần dược liệu:
Hoàng bá, Nhũ trấp (sữa người).
Cách thực hiện:
Đem Hoàng bá tán thành bột mịn, dùng Nhũ trấp pha với bột, quấy trận đều là thành.
Cách dùng:
Dùng thuốc bôi lên chỗ bị đau.
Giải thích:
Trung y cho rằng: Sự phát sinh của vết nẻ da phần nhiều do hàn lạnh và thấp khí xâm vào da dẻ, khiến cục bộ khí huyết ứ trệ không thông suốt mà ra. Thời kỳ đầu của chứng vết nẻ da luôn có biểu hiện đỏ sưng và ngứa ngáy, bước phát triển nối tiếp là vét nẻ lỏ loét vỡ miệng và đau đớn. Phương này có hiệu quả chữa trị rõ rệt đối với chứng đau dữ dội do vết nẻ da gây ra. Trong phương, Hoàng bá giỏi về thanh thấp nhiệt, tả hỏa độc, có thể chữa chứng đau do mụn nhọt gây ra (“Dụng dược pháp tượng”). Lý Thời Trân đời Minh nói rằng Hoàng bá có thể chữa chứng mụn nhọt sưng độc, còn có thể liễm sang sinh cơ (theo “Bản thảo cương mục”). Nhũ trấp tức sữa người cổ nhân đối với chất lượng Nhũ trấp để làm thuốc yêu cầu rất nghiêm ngặt, phàm nhũ trấp lấy làm vị thuốc chỉ lấy sữa người phụ nữ khỏe mạnh không bệnh, tật và mới sinh con trai đầu lòng, sữa phải trắng đặc mới tốt (theo “Bản thảo cương mục”). Sữa người cũng là một vị thuốc hay để chữa mụn nhọt. Trong “Thiên kim phương”, dùng sữa người hòa với bột mì đắp vào chỗ đau, chữa chứng mủ nhọt không ra được. Trong “Trích huyền phương” thì dùng sữa người pha trộn với dầu Đồng bôi ngoài da chữa chứng ghẻ lổ ở hai bắp chân. Hai vị thuốc hợp dùng có tác dụng thanh nhiệt giảm sưng giảm đau, liêm sang sinh cơ. Sau khi dùng phương này có thể khiến chứng đau đớn nhanh chóng giảm nhẹ, đồng thời xúc tiến vết thương nhanh chóng kín miệng. Ngoài ra, còn có thể dùng Hoàng bá đốt thành tro rồi tán bột mịn, dùng lòng trắng trứng gà pha với bột, dùng đắp nhẹ lên chỗ đau, có hiệu quả tốt chữa chứng đau nhói khi vết nẻ da vô nước.