Thuốc nam chữa bệnh Sỏi thận – tiết niệu

Đông y chữa bệnh

Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp và hay tái phát, do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi có thể gây đau, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do nhiều yếu tố: di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường niệu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống – sinh hoạt không hợp lý, người bệnh nằm lâu ít vận động… sỏi tiết niệu thường gặp trong độ tuổi lao động, ở nam nhiều hơn ở nữ.

Triệu chứng

  • Cơn đau quặn thận: sỏi được hình thành một cách âm thầm và thường chỉ được phát hiện lần đầu bởi cơn đau quặn. Bệnh nhân lên cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục. Cơn đau thường xuất hiện sau khi vận động mạnh (chạy nhảy, đi xe trên đường xấu…), khiến sỏi đi chuyển tới chỗ chít hẹp, gây tắc đường niệu. Triệu chứng sẽ lui dần sau khi nghỉ ngơi và đi tiểu được.
  • Đái buốt, nước tiểu có máu: Tùy theo mức độ tổn thương đường niệu, nước tiểu sẽ có màu từ hồng nhạt đến đỏ toàn bãi.
  • Viêm đài bể thận do ứ nước tiểu: Bệnh nhân bị đái đục, đau vùng lưng – thắt lưng. Đại đa số trường hợp có sốt cao, rét run; nếu muộn có thê có phù, nôn mửa, ăn không ngon miệng… Vì khả năng hoạt động bù trừ của thận rất tốt, nên có trường hợp chỉ phát hiện ra bệnh sỏi khi có dấu hiệu của viêm đài bể thận.

Tiến triển

Sỏi tiết niệu gây tắc đường niệu nên có thể dẫn tới nhiều biến chứng: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn… Bệnh nhân có thể tử vong. Bệnh thường phát triển ở cả 2 bên và hay tái phát. Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng thận sẽ bi suy giảm, gây tăng huyết áp.

Điều trị

Cơn đau quặn đồng nghĩa với việc đường niệu bị tắc và căng giãn, tạo nên cơn co thắt để tống

viên sỏi đi. Bệnh nhân cần cố gắng nghỉ ngơi ở tư thế dễ chịu nhất, giảm đau bằng cách day, bấm huyệt vùng lưng – thắt lưng và đi khám bác sĩ. Có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tùy nguyên nhân gây bệnh, có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau như: Dùng máy tán sỏi, máy nội soi, phẫu thuật tạo hình đường niệu…

Phòng bệnh

Do bệnh rất hay tái phát nên việc phòng bệnh là rất cần thiết:

  • Chủ động phòng tránh các yếu tố có nguy cơ gây nhiễm trùng đường niệu, uống đủ nước (nhất là vào mùa nóng, khi lao động nặng). Không nén nhịn lâu khi buồn đi tiểu. Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, dắt thì nên dùng sớm các loại lợi tiểu sẵn có như râu ngô, mã đề…
  • Khi phát hiện bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, nên uống nhiều nước để mỗi ngày bài tiết được hơn 1,5 lít nước tiểu.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu đã bị sỏi, tránh các biến chứng.

Đông y thuốc nam chữa sỏi thận tiết niệu

Sỏi thận, Đông y gọi là chứng “sa lâm”, “thạch lâm”, gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó, v.v…

Nguyên nhân do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch. Sa và thạch làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu gây ra tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, huyết ứ trệ gây chảy máu.

Cách chữa bệnh tuỳ theo thể bệnh trên lâm sàng và theo nguyên tắc cấp ‘tính trị tiêu, mạn tính hoà hoãn trị bản. Thời gian chữa trị kéo dài có thể làm cho sỏi nhỏ lại tự tiêu hoặc tiểu tiện bài tiết ra ngoài. Có thể làm thay đổi cơ địa làm sỏi không tái phát (sau khi bài tiết ra hay sau khi phẫu thuật lấy sỏi). Phân loại và phương pháp chữa bệnh như sau:

THỂ THẤP NHIỆT

Tương ứng với sỏi đường tiết niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu. Triệu chứng: bụng, lưng đau kịch liệt lan lên vùng hạ vị hay lan xuống bộ phận sinh dục, đái nhiều lần, mót đái, đái đau, nước tiểu xuống không hết thường kèm theo đái ra máu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, dính, mạch huyền sác hay hoạt sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch.

Bài thuốc:

Bài 1:

Kim tiền thảo                    40g                           Kê nội kim                      8g

Sa tiền                               20g                           Tỳ giải                          20g

Trạch tả                             12g                             Uất kim                      12g

Ngưu tất                            12g

Kim Tiền Thảo
Kim Tiền Thảo

Bài 2: Đạo xích tán gia giảm:

Sinh địa                             16g                     Kim tiền thảo 40g

Đạm trúc diệp                   16g                           Sa tiền                          20g

Mộc thông                           8g                           Kê nội kim                      8g

Cam thảo sao cháy 8g

Nếu đái ra máu thêm cỏ nhọ nồi 16g, Tiểu kế 12g.

Nếu đau nhiều thêm Ô dược 8g, Diên hồ sách 8g, Uất kim 8g.

Vị thuốc Xa tiền tử
Vị thuốc Xa tiền tử

Châm cứu:

Châm kích thích mạnh, ngày một lần. Chọn huyệt tuỳ vị trí của sỏi trên đường tiết niệu.

Sỏi thận là đoạn trên của niệu quản: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý.

sỏi niệu quản (đoạn dưới), sỏi bàng quang: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, Túc tam lý.

Nhĩ châm:

Châm các vị trí: Giao cảm, Thận, Bàng quang.

THỂ Ứ TRỆ

Tương ứng với các trường hợp sỏi gây sung huyết, chảy máu nhiều . Triệu chứng: đau lưng liên miên, đau tức, vùng hạ vị đầy trướng đau, tiểu tiện khó không dứt, tiểu tiện ra máu hoặc ra máu cục, chất lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: lý khí hành trệ, hoạt huyết thông tiểu.

Bài thuốc 1:

Kim tiền thảo         40g

Ý dĩ        16g Ngưu tất 12g
Uất kim          8g Chỉ xác 8g
Sa tiền 20g Đại phúc bì 8g
Đào nhân 8g Kê nội kim 8g
 2: Tứ vật đào hồng thang gia giảm:
Sinh địa 16g Chỉ thực 8g
Bạch thược 12g Đại phúc bì 12g
Xuyên khung 12g Uất kim 8g
Đương quy 12g Kê nội kim 8g
Đào nhân Hồng hoa 8g Liên kiều 12g

Châm cứu: châm như thể thấp nhiệt.

Nhĩ châm: như trên.

Trường hợp sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện ra máu, không tiểu tiện buốt và rất thì uống thường xuyên các vị thuốc bổ tỳ, bổ thận phối hợp với các vị thuốc lợi niệu làm sỏi tiêu dần hoặc bài tiết ra ngoài.

Bài thuốc:

Bài 1:

Đảng sâm 16g Phục linh 8g
Bạch truật 8g Trạch tả I2g
Sa tiền 16g Kim tíển thảo 24g
Ý dĩ 12g Thỏ ty tử H
Ba kích 8g Ngải cứu 16g

Bài 2:

Kim tiền thảo 40g, Kê nội kim 8g, Ngải cứu 16g.

Bài 3: Lợi niệu bài thạch thang:

Kim tiền thảo                     20g                           Bạch mao căn 20g

Sa tiền tử                           20g                           Ý dĩ                             12g

Sau khi chữa bằng thuốc và châm cứu như trên, bệnh không đỡ hoặc các trường hợp sỏi niệu quản gây ứ nước, ứ mủ ở thận thì phải xử trí bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi của y học hiện đại. Sau khi phẫu thuật xong có thể dùng tiếp tục các bài thuốc trên để tránh sỏi đường tiết niệu tái phát.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận