Trang chủĐông y chữa bệnhĐông y thuốc nam chữa gẫy xương

Đông y thuốc nam chữa gẫy xương

Nguyên tắc chữa gẫy xương bằng các phương pháp Đông y là kết hợp chặt chẽ giữa động và tĩnh (cố định tại chỗ, vận động sớm), tại chỗ và toàn thân (hoạt huyết tiêu viêm và bổ khí huyết).

Các phương pháp chữa gẫy xương Đông y cũng qua trình tự: kiểm tra chỗ gãy xương, chỉnh hình phục vị, cố định xương tại chỗ, vận động sớm, dùng thuốc tại chỗ và uống thuốc toàn thân để thúc đẩy quá trình liền xương dược nhanh chóng.

Phương pháp điều trị Đông y đơn thuần dễ sây di lệch can hoá xấu, nhất là đối với gẫy xương lớn (như xương đùi) vì vậy hiện nãy kết hợp YHHĐ với Đông y đã phát huy được ưu điểm hạn chế nhược điểm từng phương pháp và đã đem lại kết quả tốt.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Sau đây xin giới thiệu phác đồ điều trị gẫy xương kín của viện Đông y (trừ gẫy xưỡng lớn).

  • Dùng rượu xoa bóp

Xoa bóp vùng xương gẫy nhằm mục đích hành khí hoạt huyết, chống đau, thư can, hoạt lạc.

Công thức bài thuốc:

Nghệ già                 30g                       Huyết giác           40g

Ô đầu                      40g                       Quế chi               12g

Thiên niên kiện      20g                       Địa liền               20g

Đại hồi                   12g                       Long não             15g

Tán nhỏ các vị thuốc, ngâm rượu một tuần. Lọc bỏ bã, pha thêm độ 250ml nước cho vừa đủ một lít

Xoa rất nhẹ nhàng vào da ngoài chi gãy.

Huyết giác
Huyết giác
  • Chỉnh hình

Tuỳ theo vị trí gẫy xương, vận dụng các động tác nắn, ấn kéo để phục hồi lại vị trí của xương. Thường làm dưới quang tuyến X để kiểm tra.

  • Đắp thuốc

Để hành khí, hoạt huyết, tiêu viêm chỉ thống, an thần.

Bài 1: Bài thuốc đắp; Cao thống nhất:

Bột cúc tần            800g                     Sáp ong             200g

Bột quế chi            160g                     Dầu ve    2        lít

Bột đại hoàng          80g

Các vị trên tán nhỏ, rây thành bột min, đun sôi dầu ve cho sáp ong vào đánh tan, dấp lửa, cho bột thuốc đánh cho nhuyễn làm thành cao.

Bài 3: Bài thuốc đắp:

Lá gấc          Vỏ núc nắc

Lá si             Vỏ cây gạo

Thành phần bằng nhau, giã tán bột, làm thành cao với Dầu ve và Sáp ong.

  • Cố định

Dùng nẹp tre hay nẹp gỗ, đối với trẻ em có thể dùng mo cau. cố định tại chỗ, không quá 2 khớp (như YHHĐ). Mỗi tuần bó lại một lần.

  • Thuốc uống trong

Giai đoạn đầu (1-2 tuần) cho uống thuốc chống viêm do tác dụng hành khí, hoạt huyết của thuốc.

Bài thuốc tiêu viêm:

Lá móng tay             12g                      Tô mộc                10g

Ngải cứu                  12g                      Nghệ                      8g

Huyết giác               12g

Uống thuốc sắc hay nấu thành cao để uống trong một ngày.

lá móng tay
lá móng tay

Giai đoạn sau (tuần thứ 3), sưng Ẹhù đã hết. Các bệnh nhân suy nhược cơ thể, người già, gãy xương lớn có thể uống các thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ gân xương.

Bài thuốc bổ khí, huyết, gân xương:

Đảng sâm 16g Đương quy 12g
Hoàng kỳ 12g Bạch truật 12g
Thiên niên kiện 10g Ba kích 16g
Cẩu tích 12g Hoài sơn 16g
Cốt toái bổ 12g Bạch thược I6g
Tục đoạn 12g Mâu lệ 12g

Sắc uống hay nấu thành cao lỏng uống.

Bài thuốc bổ gân xương:

Bột sừng hươu nai 2g bột

Bột mẫu lệ          2g

Bột cốt toái bổ    2g

Làm viên hay uống bột, uống trong một ngày uống 3 – 4 tuần.

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Chỉ định

-Dùng phương pháp Đông y đơn thuần:

Gẫy xương trẻ em, người già.

Gẫy các xương nhỏ: cánh tay, cẳng tay, cẳng chân.

-Kết hợp YHHĐ dùng phẫu thuật kéo liên tục, đóng đinh nội tủy…

Chậm liền xương Gẫy xương đùi.

Khớp giả.

Cứng khớp.

  • Chống chỉ định

Gẫy xương hở.

Đứt mạch máu.

Gẫy gần khớp, mất đoạn xương.

VÀI NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ CHỮA GÃY XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y

Qua 1.256 bệnh nhân do Viện Đông y và Trường đại học y Hà Nội tổng kết:

  • Ưu điểm

Điều trị toàn diện.

Chi phí rẻ tiền

Bệnh nhân thoải mái, thích hợp đối với trẻ em và người già (không chịu được các thủ thuật lớn như đóng định nội tuỷ, thời gian bất động lâu dễ gây biến chứng toàn thân).

Thời gian liền xương và bất động ngắn.

  • Nhược điểm

Phải thay thuốc bó luôn, nẹp tre không đủ sức bất động xương lớn, gãy gần khớp nên dễ gây di lệch.

Không có thuốc tê, thuốc giãn cơ nên chỉnh hình khó khăn.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

2 BÌNH LUẬN

  1. Bị tai nạn gãy xương cẳng chân mắt cá chân phải, hiện đang đóng đinh, nẹp bàn chân bị lệch xiên. Cần tìm thầy chửa nắn bàn chân thẳng lại.
    Cầu mong sớm gặp thầy tốt, ai biết thầy hay chửa giõi làm ơn chỉ giúp. Cảm ơn nhiều!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây