Trang chủĐông y chữa bệnhChứng lao trái trong đông y và điều trị

Chứng lao trái trong đông y và điều trị

Chứng “lao trái” là tật bệnh như thiếu máu tinh và truyền nhiễm, người xưa gọi là bệnh trùng thi, thi chú. về chứng trạng và sách chữa bệnh “lao trái”, từ xưa đã ghi chép trong “Nội kinh”, “Nạn kinh” và “Kim quỹ yếu lược”, nhưng lúc đó đều bao gồm vào những thiên “hư tổn” hoặc “hư lao”. Đời sau sách “Trửu hậu” chứng nhận bệnh này có truyền nhiễm và biến hóa không ngừng mà có chỗ khác với chứng “hư lao”. Sách đó nói: “bệnh tích luỹ lâu ngày dần dần, mòn mỏi rồi đến chết, rồi lại truyền cho người chung quanh, đến chết hết cả nhà. Biết được chứng hậu đó nên chữa gấp ngay”. Như thế có thể thấy rằng lúc bấy giờ với tính chất truyền nhiễm và dự đoán về chứng “lao trái” đã quan sát rất rõ ràng và đã nêu ra được tầm quan trọng là phải chữa gấp.

Sách “Thiên kim phương” đem những bệnh thi chức cho và thiên bệnh của phổi, sách “Ngoại đài” bó yếu trong những thiếu sót chung, truyền thị về nguyên nhân, bệnh lý, chứng trạng biến hoá, cách chữa dự đoán về sau và cách điều dưỡng bệnh “lao trái” đều có phát huy thêm, và có nhận thức khách quan, bệnh này không kể người lớn trẻ con đều dễ truyền nhiễm cả. Sách “Tế sinh phương” bàn về chứng “lao trái” nói: “Chứng “lao trái” là tai hại lớn của loài người” lại nêu ra chứng “ngũ lao”, “lục cực” không giống như chứng “truyền thi”. Đoạn này đã phân tích ranh giới chứng “hư lao” và chứng “lao trái” rất rõ ràng chính xác.

  1. Mục lục

    NGUYÊN NHÂN

  • Lao trùng

Nguyên nhân bệnh “lao trái” từ đời Tông, Nguyên đến nay đã có nói vẽ “lao trùng” như sách “Trực chỉ phương” nói: “trùng bệnh lao ăn trong xương tủy người ta”.

Sách “Y học nhập môn” chép: “Chứng truyền thi cố trái, cha con, anh em truyền nhiễm lẫn nhau, thậm chí đến tuyệt hộ”.

  • Khí huyết hư yếu

Người xưa cho khí huyết hư yếu, là nhân tố căn bản gây ra bệnh này, nguyên nhân gây ra hư nhiệt rất nhiều như thương tổn về thất tình, tình dục không dè dặt, tửu uất quá độ, hoặc sau khi bệnh không được điều dưỡng. Bệnh này thường thường là nguyên nhân trong và nguyên nhân ngoài cùng làm nhân quả với nhau, người thân thể suy yếu thì dễ bị truyền nhiễm, sách “Tố kim y thông” nói: “phàm những trùng bệnh đó… khi người bệnh sắp tắt thở thì theo thớ thịt, chín khiếu rồi truyền vào người hư yếu, lâu ngày thành chứng lao trái”. Lời nói này phù hợp với lý luận “Nội kinh”, bệnh tà xâm phạm được tất nhiên là chính khí đã hư”.

  1. BIỆN CHỨNG

Sự ghi chép về những chứng trạng giống với lao “Xương to khô rốc, bắp thịt sút đi trong ngực đầy hơi suyễn thở khó khăn, đau ở trong lan ra vai và gáy, sách “Kim quỹ yếu lược” nói: ” Chứng mã đao hiệp anh đều do bệnh lao gây nên”. Sách “Ngoại đài bị yếu” ghi chép tương đổi rõ hơn như mục cứu cấp cốt chứng hậu nói: ” lúc đầu đổ mồ hôi trộm sau đó thì khi nóng khi rét rồi dần dần có ho; sau khi sinh ho rồi thì sắc mặt trắng bợt, hai má đỏ như son, vùng tròn bằng đồng tiền to nằm nghiêng bên trái thì xuất hiện ở bên phải, môi miệng tươi đỏ khác thường”. Đó không những nêu ra chứng trạng điển hình của “lao trái” mà còn nói rõ cả quá trình phát triển của chứng đó. Lại dẫn lời nói của Thôi Thị Biệt Lục: ” chứng trạng này phát ra là khô ráo mà noi cục lên, hoặc tụ một chỗ hoặc chia nhiều nơi, hoặc trong bụng có cục, hoặc gần hai bên dưới ngực có chỗ kết nhỏ, nhiều thì đến 5,6 chỗ”. Đoạn này lại miêu tả rõ thêm chứng trạng của bệnh lao trái .

Sách “Thập dược thần thư” của Cát Khả Cưu nói rất đầy đủ, như: “Nôn ra huyết, mửa ra đờm, nóng trong xương, phiền nhiệt, thận hư tinh kiệt, người gầy, má đỏ, mặt bợt miệng khô, họng ráo, tiểu tiện bạch trọc, di tinh, ra mồ hôi trộm, ăn uống không được, khí lực không còn nữa”.

Chứng trạng chủ yếu của bệnh “lao trái” là nóng có cơn, đổ mồ hôi trộm, ho khạc ra huyết mất ngủ gầy mòn, chứng trong biểu hiện là hư hỏa vượng, cho nên Chu Đan Khê nói ” lao trái chủ yếu là âm hư”, Dụ Gia Ngôn nói ” âm hư thì 10 phần đến 8,9 phần, đương hư thì 10 phần chỉ 1,2 mà thôi” này phân tích như sau:

  • Biện về chứng ho ra huyết, khản tiếng

Người bị bệnh “lao trái”, phần nhiều thường ho khan, khạc ra huyết, dần dần khản tiếng, là hiện tượng phần âm của phổi bị suy là hiện tượng chuống vỡ không kêu. Sách “Trương thị y thông nói: “Chứng ho lao do âm hư, tiếng yếu mà khàn, trước cấp sau hoãn, buổi sáng nặng hoặc buổi chiều nặng, chất đờm trong hơi thở yếu mà suyễn. Người bệnh thường ho ra huyết, liên miên khó khỏi, tiếp đó là chứng lao liệt mất tiếng”.

  • Biện về chứng lao nhiệt, nóng trong xương

Chứng “lao trái” phát nóng, thường thường về quá trưa: Nói nóng về quá trưa, nóng trong xương, chứng “lao trái” phát nóng, nóng trong xương, nóng có cơn.

Khi mới sờ tay vào không thấy nóng để lâu thì cảm thấy dần dần nóng nhiều hơn (so với các chứng nóng cơn nói chung thì có các chỗ khác là mới sờ vào da thấy nóng, sờ lâu thì nóng lại giảm nhẹ) rồi hình thể ngày càng gầy dần bắp thịt tiêu hao hết.

  • Biện về chứng tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm

Sách ” Bất cứ tập” nói: “tự ra mồ hôi là thuộc về dương hư, thớ thịt không kín đáo, thì người biểu thưa hở, tự ra mồ hôi, tân dịch phát tiết ra; ra mồ hôi trộm là thuộc âm hư, âm hư thì dương lấn vào, cho nên dương nung nấu phần âm, thì huyết nóng, huyết nóng thì tân dịch tiết ra mà thành mồ hôi trộm”. Người bị “lao trái” nói chung thường thấy luôn có các chứng nóng trong xương và đổ mồ trộm, nếu mồ hôi trộm không chỉ là tân dịch bị tổn thương nặng sinh ra đầu choáng mắt hoa, hồi hộp, mất ngủ đau lưng, di tinh, ăn ít, các chứng hư lần lượt xuất hiện ra, bệnh thế ngày càng chuyển biến ra ác tính.

  1. CÁCH CHỮA

Nói chung cách chữa bệnh “lao trái” nên lấy bổ hư làm chủ, đồng thời dùng xen vào thuốc sát trùng, sách “Y học chính truyền” nêu ra nguyên tắc chữa là:

” Một mặt sát trùng tuyệt gốc, một mặt bổ hư để khôi phục chân nguyên”. Những thuốc sát trùng như hùng hoàng, xạ hương, thất can (gan con rái cá), bách bộ mà trên lâm sàng chữa bệnh này là rất coi trọng cách chữa bể hư, mà trong cách chữa bổ hư lại chú trọng về mặt dưỡng âm. Nay ghi chép phương pháp chủ yếu như sau:

  • Phương pháp bổ âm nhuận phế, chỉ ho, hóa đờm

Dùng bài “Nguyệt hoa hoàn” (1) là phương chủ yếu, chuyên chữa người thể chất yếu ho khan, có huyết, sách “Y học tâm ngộ” nói “bổ ám giáng hoả, tiêu đờm, trừ đờm, chỉ ho, yên suyễn, trợ phế, bình can, tiêu phong nhiệt, sát trùng truyền thi”, đó là cách chữa chứng âm hư sinh ho hay nhất và có thể châm chước đùng những phương Bảo hoàn thang (2), Thái bình hoàn (3) và Nhuận phế cao (4).

  • Phương pháp nhuận âm, thanh nhiệt, hư nóng trong xương, liểm mồ hôi

Dùng những bài Tần giao miết giáp tán (5), Đương quy lục hoàng thang (6) là phương chủ yếu, chuyên chữa chứng lao nóng trong xương, hai gò má đỏ, đổ mồ hôi trộm, hoặc tự ra mồ hôi, những người tỳ vị hư yếu, ăn ít đại tiện sền sệt phải nên cẩn thận.

Lại như những cách bổ thận ích tinh, bổ tỳ kiện vị, bổ tâm yên thận, bổ can, dưỡng huyết đều nên phối hợp mà dùng cho đúng. (Phương thuốc xem ở trong thiên Hư lao) và có thể lựa chọn dùng những bài Bạch phượng cao (7), Bổ tủy đan (8) để điều bổ tỳ vị.

  • Nghỉ ngơi

Bệnh “lao trái” ngoài việc chữa bằng thuốc còn phải coi trọng sự nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Sách “Y học nhập môn” nói : “Người không may bị bệnh này, hoặc lánh vào rừng núi, hoặc ở nhà yên tĩnh thanh tên tĩnh dưỡng, chú ý giữ gìn dè dặt, sự ăn uống, tình dục, mối mong có thể lành bệnh được”. Đó đã nói rõ người bị bệnh “lao trái” cần phải chú ý nhiều đến phương pháp bảo dưỡng ăn ở và tinh thần. Đồng thời cũng cần phải coi trọng việc tẩm bổ, ăn nhiều thức ăn huyết nhục động vật như cá huyết lình, gà mái, trứng vịt, thịt dê và bầu dục dê.

  • Phòng bệnh

Phòng ngừa bệnh “lao trái” thì y gia các thời đại cũng đã coi trọng như sách “Cổ kim y thông” nói: “rất không nên vào nhà có bệnh “lao trái”: Ngoài ra lại còn có phương pháp dùng hùng hoàng mắt mũi đề phòng truyền nhiễm.

  1. TÓM TẮT

Các sách vở ghi chép về bệnh “lao trái” thì đời xưa thường nói chung vào trong các thiên nói về hư tổn, từ sách “Trửu hậu phương” mới đặt vấn để là có tính chất truyền nhiễm và tách riêng ra.

Nguyên nhân bệnh “lao trái”, ngoại nhân thì truyền nhiễm là chủ yếu, nội nhân thì khí huyết hư suy là chủ yếu, những bệnh “lao trái” thì hai nguyên nhân này làm nhân quả lẫn nhau.

Cách chữa bệnh “lao trái”, lấy bổ hư sát trùng làm phương pháp, còn trọng điểm là giối thiệu về các bài thuốc của sách “Thập dược thần như” để lựa chọn mà dùng, đồng thời còn cần chú ý đến dinh dưỡng và sinh hoạt ăn ở, tự mình khép điều dưởng và có thể kết hợp với các cách chữa bằng châm cứu, khí công chẳng hạn.

  1. PHỤ PHƯƠNG

  1. Nguyệt hoa hoàn: Thiên đông, mạch đông, sinh địa, thục địa, sơn địa, bách bộ, sa sâm, xuyên bối, a giao, phục linh, thất can, tam thất.
  2. Bảo hoàn thang: Tri mẫu, bốỉ mẫu, thiên đông, khoản đông hoa, thiên hoa phấn, dĩ nhân, hạnh nhân, ngũ vị, cam thảo, mã dâu linh, tử uyển, bách hợp, cát cánh, a giao, đương quy, địa hoàng, tử tô, bạc hà, bách bộ, sắc cho vào 1 thìa kẹo mạch nha hoà uống sau khi ăn cơm ngày 3 lần.
  3. Thái bình hoàn: Thiên đông, mạch đông, tri mẫu, bối mẫu, khoản đông hoa, hạnh nhân, đương quy, thục địa, sinh địa, hoàng liên, a giao, bồ hoàng, kinh mặc (mực tầu), cát cánh, bạc hà, bạch mật, xạ hương, làm thành bột, cho mật ong vào trước ngào nước đều, rồi cho xạ hương vào, xào sôi 2 – 3 trào, viên to bằng viên đạn, mỗi ngày 3 lần, sau khi ăn nhai 1 viên, tiêu với nước sắc bạc hà nuốt uống dần dần.
  4. Nhuận phế cao: phổi dê 1 bộ, mạch nhân, thị sương, chân tô, chân phán, bạch mật, trước tiên đem phổi dê rửa sạch, rồi đem vị thuốc cho vào nước quấy thành nhựa dính đổ vào trong phổi dê, thêm nấu nước chín ăn.
  5. Tần giao miết giáp tán: Tần giao, miết giáp, sài hồ, đương quy, địa cốt bì, thanh cao, tri mẫu, ô mai.
  6. Đương quy lục hoàng thang: Đương quy, hoàng kỳ, sinh địa, thục địa, hoàng bá, hoàng liên, hoàng cầm.
  7. Bạch phượng cao: Vịt trống 1 con, đại táo 2 thang, sâm linh bình vị tán 1 thang, rượu nấu để lâu 1 bình. Giết vịt bỏ lông, lấy ruột ra lau khô, lấy táo bỏ hột cho sâm lình bình vị vào, cho táo vào đầy bụng vịt lấy chỉ gai khâu lại, dùng nồi đất đặt vịt vào nấu nhỏ lửa, chế thêm rượu ba lần, nấu khô rồi lấy quả táo mà ăn hoặc để chỗ râm cho khô mà dùng tuỳ ý.
  8. Bổ tủy đan: tủy xương sống bò 1 cái, tủy xương sống dê 1 cái, đoàn ngư 1 con, gà quạ 1 con, 4 vị này làm mạch bỏ xương lấy thịt, dùng 1 tô rượu cho vào nồi đất nấu nhừ đánh tan, lại dùng hoài sơn lốn 5 thỏi, liên nhục 1 lạng, đun kỹ.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây