Định nghĩa
Bệnh của loài gậm nhấm được truyền sang người qua bọ chét và có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, hạch sưng hoá mủ (thể hạch), viêm phổi (thể phổi) hoặc có hội chứng xuất huyết (thể nhiễm khuẩn huyết hay thể đen).
Căn nguyên
Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Yersin hay Yersinia pestis, có hình que, ngắn, Gram âm, bất động, rất đa dạng, bắt màu ở hai đầu như hình thoi. Bệnh dịch hạch lưu hành ở loài gậm nhấm, nhất là chuột có thể mang vi khuẩn đi rất xa theo tàu biển.
Dịch hạch thể hạch: bọ chét, nhất là bọ chét chuột (Xenopsylla cheopsis) hút máu động vật mắc bệnh rồi truyền qua người qua vết đốt ở da. Nhiễm khuẩn ở da gây bệnh thể hạch, ít lây. Bọ chét sống và có khả năng truyền bệnh trong 12 ngày ở nhiệt độ trên 20° và trong nhiều tuần nếu ở nhiệt độ thấp hơn. Chấy và rận cũng là vectơ truyền bệnh dịch hạch cho người. Vi khuán khu trú trong các hạch bạch huyết, gây viêm, apxe và chảy máu ở hạch.
Vi khuẩn lan theo đường máu gây nhiễm khuẩn huyết, apxe ở phổi và các cơ quan khác.
DỊCH HẠCH THỂ PHOI: do hít phải vi khuẩn, thể này rất hay lây (truyền sang người khác qua ho, khạc). Vi khuẩn tràn vào các phế nang và chết do nhiễm độc máu.
Bệnh dịch hạch không tạo ra miễn dịch.
Dịch tễ học
Dịch hạch đã từng là thảm hoạ của nhân loại qua các vụ đại dịch trong lịch sử. Hiện nay, bệnh vẫn còn ở một số vùng có lưu hành, nhất là ở nông thôn châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông.
Mỗi năm có khoảng 1000 trường hợp từ các vùng này. Các 0 dịch hạch thể phổi đã xảy ra ở An Độ năm 1994. Bệnh dịch hạch hiện vẫn là mối đe doạ. Thực vậy, các vụ dịch có chu kỳ xảy ra ở loài gậm nhấm hoang dại (sóc, thỏ, chuột) có thể truyền sang chuột nhà và từ đấy được truyền sang người.
Triệu chứng
Ủ BỆNH: 2-8 ngày nếu do bọ chét truyền; 24-48 giờ nếu do hít phải vi khuẩn.
DỊCH HẠCH THỂ HẠCH: tại chỗ bị đốt nổi phỏng nước. Bệnh khởi phát đột ngột, sốt 40°, rét run, nôn, tình trạng toàn thân bị ảnh hưởng nhanh chóng. Trong khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, các hạch trong vùng bị bọ đốt sưng to. Hạch bị hoá mủ và vào ngày thứ 8- 10, hạch võ ra; chất chảy ra là dịch có máu lẫn với mô bị hoại tử. Có thể gây tử vong ngay từ ngày thứ 3 do sốc. Cũng có thể chết chậm hơn, vào giai đoạn cuối có các chấm xuất huyết (chết đen). Trong trường hợp khỏi bệnh, các triệu chứng mất dần và thời kỳ lại sức rất lâu.
DỊCH HẠCH THỂ PHỔI: có thể là thứ phát sau thể hạch hay do lây trực tiếp từ người khác (hít phải vi khuẩn). Bắt đầu là viêm phế quản sau đó là viêm phế quản-phổi có khó thở, ho, khạc nhiều đờm nhày rồi lẫn máu, rất truyền nhiễm. Nếu không được điều trị sẽ chết trong 2-5 ngày.
DỊCH HẠCH THỂ NHIỄM KHUẨN HUYẾT: tiến triển nhanh, không nổi hạch, không viêm phổi, chảy máu lan toả (dịch hạch đen).
DỊCH HẠCH THỂ MÀNG NÃO: viêm màng não sau thể hạch 10-15 ngày.
DỊCH HẠCH THỂ NHẸ: thể nhẹ hay gặp trong các vụ dịch.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Tìm vi khuẩn: soi trực tiếp dịch từ hạch chảy ra, từ đờm, máu hay dịch não tuỷ trên tiêu bản nhuộm Giemsa, nhuộm Gram hay miễn dịch huỳnh quang.
Nuôi cấy từ các bệnh phẩm trên (kết quả sau 49-72 giờ).
Cấy máu; dương tính trong thể nhiễm khuẩn huyết. Dương tính chậm trong thể hạch.
Tiêm truyền cho chuột lang dịch rỉ viêm hay đờm
Phản ứng huyết thanh: kết quả muộn, không có ý nghĩa chẩn đoán thực tiễn.
Chẩn đoán
Khởi phát có sốt cao.
Viêm hạch hoá mủ, nhiễm khuẩn huyết, chấm xuất huyết.
Thê phối: có ho, khạc nhiều đờm lẫn máu.
Chẩn đoán xác định: tìm thấy vi khuẩn trong bệnh phẩm hoặc bằng cấy máu.
Chẩn đoán phân biệt: dễ ở vùng có bệnh lưu hành; khó trong trường hợp tản phát. Hạch sưng có thể bị nhầm lẫn với viêm hạch do liên cầu hay tụ cầu. Các triệu chứng toàn thân có thê làm cho nghĩ đến sốt rét, bệnh do rickettsia; các triệu chứng phổi có thể làm cho nghĩ đến viêm phổi khác do vi khuẩn.
Tiên lượng: nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong khoảng 80%. Nếu được điều trị ngay trong 24 giờ đầu tiên, tỷ lệ này là 5-10%.
Điều trị
Ngay trong 24 giờ đầu, tiêm bắp thịt streptomycin 0,5 g; 6 giờ một lần (hay 7,5-15 mg/kg 12 giờ một lần) trong 10 ngày. Cũng có thể dùng tetracyclin (5-20 mg/kg; 6 giờ một lần) hoặc chloramphenicol (tới 100 mg/kg/ngày).
Chloramphenicol là thuốc hàng đầu đối với thể màng não.
Phòng bệnh
Thông báo bắt buộc. Diệt chuột ở các tàu, bến cảng, kho ở bến cảng. Theo dõi, giám sát các vụ dịch ở loài gậm nhấm hoang dại.
Tiêm phòng
Vaccin (2-3 liều) có tác dụng bảo vệ trong khoảng 6 tháng. Cần tiêm nhắc lại để có bảo vệ lâu dài. Do tác dụng của vaccin có hạn và do tác dụng phụ, chỉ tiêm phòng cho những người tới hoặc sống ở các vùng có dịch lưu hành và cho nhân viên phòng thí nghiệm có nguy cơ bị nhiễm.
Dùng thuốc để phòng: doxycyclin 200 mg/ngày trong 1 tuần. Trong trường hợp có chống chỉ định, thay bằng cotrimoxazol.