Đối tượng có nguy cơ cao suy dinh dưỡng – calo và/hoặc protein
NHỮNG NGƯỜI GIÀ SỐNG CÔ ĐƠN: vì những lý do tâm lý và kinh tế, họ hay coi thường và chuẩn bị cho mình những bữa ăn thiếu thốn.
NHỮNG BỆNH THỰC THỂ
- Bệnh cấp tính: bệnh nhân bỏng nặng, đa chấn thương, bệnh nhân phải phẫu thuật ở ống tiêu hoá, bệnh nhân được điều trị ở các đơn vị chăm sóc tăng cường.
- Bệnh mạn tính: bệnh nhân ung thư, nhất là khi phải điều trị bằng bức xạ và hoá chất. Bệnh nhân rối loạn tiêu hoá mạn tính, viêm đa khớp dạng thấp, hư đa khớp, rối loạn nội tiết, đái tháo đường.
BỆNH TAM THẨN: những bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú từ nhiều năm ở trung tâm chuyên khoa thường hay có những dấu hiệu suy dinh dưỡng. Chứng chán ăn tâm thần là một trong những nguyên nhân của suy dinh dưỡng.
CHỨNG BÉO PHÌ: người béo phì vẫn có thể bị thiếu hụt protein và vitamin một cách nghịch lý, vì sự mất cân bằng trong việc lựa chọn thức ăn của họ.
NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN: những người nghiện rượu, morphin, cocain, và những chất ma tuý khác thường là những người bị suy dinh dưỡng protein-năng lượng (protein- calo) nặng.
TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: họ thường ăn uống thất thường và không cân bằng (tiếng Anh: “quick food” = thức ăn nhanh). Tình trạng kém dinh dưỡng có thể đưa lại hậu quả nặng nề ở những đứa trẻ vị thành niên có thai, và là nguyên nhân gây chậm phát triển cho đứa con.
SUY DINH DƯỠNG PROTEIN-CALO (PROTEIN-NĂNG LƯỢNG) (xem bài này): năng lượng đắt nhất là năng lượng do protein cung cấp, những nhóm người này thường bị suy dinh dưỡng protein.
Điều tra về tình hình dinh dưỡng
Mới đầu nên tìm kiếm tất cả các bệnh cấp tính và mạn tính có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Còn điều tra về dinh dưỡng đúng nghĩa thì nói chung khó khăn và cũng ít đáng tin cậy. Những người béo phì thường cho biết mức thu nạp năng lượng của họ thấp hơn sự thật từ 30-50%, những bệnh nhân chán ăn lại nói quá lên. Những người nghiện rượu hiếm khi nói chính xác mức ăn của họ, và người bị đái tháo đường thường từ chối không nói rõ chế độ ăn kiêng của mình. Thường phải tiến hành hỏi về tình trạng ăn uống theo cách sau:
- Cân nặng của đối tượng: lúc mới sinh, cuối thời kỳ đi học, lúc làm nghĩa vụ quân sự, vào lúc cưới vợ hoặc chồng, sau những lần có thai.
- Đề nghị đối tượng kể ra tất cả những gì họ ăn và uống trong mỗi bữa ăn, trong khoảng 24 hoặc 48 giờ gần nhất. Thỉnh thoảng nên cắt ngang những lời kể, và hỏi kỹ thêm về tình hình tiêu thụ thực phẩm của họ.
- Những bệnh nhân tỷ mỉ và được động viên có thể làm bảng kê thức ăn hàng ngày của họ trong suốt một tuần.
Khám lâm sàng
KHÁM DA
- Phù: có thể là một biểu hiện của giảm protein-huyết hoặc bệnh tê phù (thiếu vitamin Bl).
- Viêm môi, chốc mép: là dấu hiệu thiếu các vitamin nhóm B.
- Tụ máu, vết bầm tím: dấu hiệu thiếu vitamin K, bệnh scorbut (bệnh chảy máu lợi).
- Da khô, bệnh tăng sừng hoá: dấu hiệu của thiếu vitamin A.
MẮT
- Chứng khô mắt, quáng gà: thiếu vitamin nhóm A.
- Viêm bờ mi, viêm kết mạc: thiếu các vitamin nhóm B.
VÙNG MIỆNG HỌNG
- Tình trạng các răng: bệnh nhân bị mất răng hoặc có bộ răng xấu.
- Chảy máu lợi: bệnh scorbut (thiếu vitamin C).
- Teo lợi: thiếu calci.
- Viêm lưỡi: thiếu các vitamin nhóm B.
- Teo các gai lưỡi: thiếu chất sắt.
GAN TO: thường đi kèm tình trạng thiếu protein.
NUNG MỦ MẠN TÍNH HOẶC LỖ RÒ: có thể gây ra thiếu protein.
BIẾN DẠNG XƯƠNG: thiếu vitamin D, thiếu calci.
Biện pháp nhân trắc
- Đo cân nặng và chiều cao: đôi khi người ta sử dụng chỉ số khối lượng thân thể = cân nặng (kg)/chiều cao2 (m2).
Giá trị bình thường: chỉ số > 23 kg/m2.
Chỉ số này không cho biết tình trạng phù hoặc thừa mô mỡ.
- Đo bề dầy nếp da: nếp da bao gồm hai bề dầy của biểu bì và hai bề dầy của mô liên kết dưới da. Người ta thường đo bề dầy nếp da ở phía sau cơ tam đầu cánh tay ở khoảng giữa vai và khuỷ tay. Phép đo này thường được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ học.
- Đo chu vi cánh tay: đo ở cánh tay, ở khoảng giữa vai và khuỷu tay.
- Đo chu vi hộp sọ: ở trẻ em, số đo này tỷ lệ với tình trạng dinh dưỡng, nhưng cũng phụ thuộc vào những yếu tố phát triển di truyền.
Xét nghiệm cận lâm sàng
HUYẾT ĐỒ
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ: nghĩ tới thiếu chất sắt.
- Thiếu máu hồng cầu to: nghĩ tới thiếu Vitamin B12 hoặc thiếu acid
- Giảm bạch cầu (< 1500/pl): nghĩ tới thiếu protein.
CÁC XÉT NGHIỆM HOÁ SINH
- Suy dinh dưỡng protein: albumin huyết thanh thấp dưới 35 g/1, urê và Creatinin trong máu thấp, transferin thấp.
+ Đo chỉ số bài tiết Creatinin ra nước tiểu có thể đánh giá được khối cơ theo cân nặng “lý tưởng” tuỳ theo chiều cao. Bình thường, nam giới có mức bài tiết là 23 mg/kg/24 giờ và phụ nữ là 18 mg/kg/24 giờ. Như vậy một nam giới cao 180cm phải có mức bài tiết Creatinin “lý tưởng” là 1670 mg/24 giờ. Nếu người này chỉ bài tiết ra nước tiểu 1200 mg/24 giờ, thì chỉ số của anh ta sẽ là 1200/1670 = 0,72, điều này có nghĩa là anh ta chỉ đạt được 72% của khối cơ lý tưởng của mình.
+ Giảm bài tiết hydroxyprolin trong nước tiểu (là xét nghiệm có ích, nhất là đối với trẻ vị thành niên).
- Suy dinh dưỡng lipid (hàm lượng trong huyết thanh):
+ Cholesterol và triglycerid giảm.
+ Caroten và Vitamin A giảm.
- Đường-huyết: có thể hạ rất thấp ở những đối tượng bị đói và chưa ăn. Tuy nhiên những giá trị cao, kiểu đái tháo đường, cũng có thể thấy ở ngay cả những đối tượng suy dinh dưỡng, nếu đo sau bữa ăn 2 giờ, vì khả năng giảm dung nạp đối với glucose của những đối tượng này bị giảm.
- Rối loạn chuyển hoá calci: hay xảy ra trong trường hợp suy dinh dưỡng (bệnh còi xương). Calci-huyết, phospho-huyết, calci-niệu đều giảm thấp. Phosphatase kiềm có thể tăng.
- Sắt trong huyết thanh: cũng có thể giảm sút trong trường hợp mất dinh dưỡng. Nếu bị suy dinh dưỡng protein kết hợp, thì khả năng gắn sắt toàn bộ cũng giảm.
- Thời gian prothrombin giảm : nghĩ tới thiếu hụt vitamin
- Những xét nghiệm đặc hiệu: ở những phòng xét nghiệm chuyên khoa, người ta có thể định lượng được hàm lượng trong huyết thanh của những vitamin A, B, B12, C và acid folic.
XÉT NGHIỆM BÌ: suy dinh dưỡng protein-calo làm giảm nhanh chóng những phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Vì vậy, xét nghiệm với tuberculin có thể âm tính và chỉ trở lại dương tính sau khi đối tượng được nuôi dưỡng trở lại bình thường.