Trang chủChăm sóc bệnh nhânChăm sóc người bệnh Lỵ Amíp

Chăm sóc người bệnh Lỵ Amíp

Lỵ A míp là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica. Hầu hết ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện mở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột là gan, màng bụng, màng phổi, ngoài tim.

Tác nhân gây bệnh chính là Entamoeba histolytica, trong cơ thể tồn tại dưới ba dạng: thể hoạt động ăn hồng cầu; thể không ăn hồng cầu; thể bào nang.

Bệnh lỵ A míp lây qua đường tiêu hóa, phương thức lây bệnh: gián tiếp qua thức ăn, nguồn nước, thú vật mang mầm bệnh. Lây trực tiếp qua bàn tay bị nhiễm bẩn các bào nang và thức ăn lên miệng. Lứa tuổi mắc lỵ A míp nhiều nhất ở 20-30 tuổi, ít măc ở trẻ dưới 5 tuổi.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Bệnh lỵ a míp là một bệnh đa dạng. Phần lớn người nhiễm amíp có ít hoặc không có triệu chứng. Khi có triệu chứng biểu hiện ở nhiều thể:

Cấp tính

Triệu chứng thường gặp là hội chứng lỵ: đau bụng, mót rặn, đi ngoài phân nhầy máu.

Đau bụng ở vùng manh tràng, dọc theo khung đại tràng và nhất vùng hố chậu trái do tổn thương đại tràng sigma.

Mót rặn: cảm giác buồn đi đại tiện một cách bức thiết, đau rát hậu môn.

Đi ngoài phân nhầy máu, đôi khi xen kẽ với đi ngoài phân lỏng, số lượng không nhiều nhưng đi nhiều lần.

Thể nhẹ: toàn trạng tốt, đi ngoài phân nhầy máu mũi, phân có ít dưỡng bào.

Thể trung bình: mệt nhọc, đi ngoài phân nhầy máu mũi 5-15 lần, phân có nhiều dưỡng bào, niêm mạc có nhiều vết loét điển hình.

Thể nặng: toàn trạng suy nhược, mất nước, rối loạn điện giải, có thể trụy tim mạch, bụng chướng, mót rặn, đi ngoài phân nhầy máu 15 lần/ngày. Niêm mạc trực tràng tổn thương nặng, nhiều vết loét xuất huyết.

Bán cấp

ít khi mót rặn, đau bụng ít, đi ngoài phân lỏng, ít nhầy, đôi khi có táo bón, có thể diễn biến thành thể cấp.

Mạn tính

Sau một giai đoạn cấp tính hay bán cấp, bệnh trở thành mạn tính với nhiều đợt bệnh cách nhau. Triệu chứng lâm sàng như viêm đại tràng mạn:

Đau bụng liên tục hay từng cơn, có thể không khu trú hay tập trung ở khung đại tràng, manh tràng.

Rối loạn tiêu hóa: thường là tiêu chảy, đầy hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn như sữa, chất bột. Bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sụt cân.

U amíp

Thường thấy ở manh tràng, đại tràng ngang, trực tràng, đại tràng sigma, có thể gây lồng ruột. Chẩn đoán khó, dễ nhầm với các khối u thực sự của đại tràng.

BIẾN CHỨNG

Thủng ruột

Thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc là biến chứng gây tử vong thường gặp nhất. Ở thể trung bình, thể nặng các niêm mạc và lớp dưới niêm mạc đại tràng bị phá hủy nặng nề gây thủng ruột: biểu hiện lâm sàng đau bụng dữ dội, sốt cao, co cứng thành bụng, cần xử trí ngoại khoa cấp.

Xuất huyết tiêu hóa

Do tổn thương mạch máu, đôi khi trầm trọng cần truyền máu cấp và dùng thuốc diệt amíp

Lồng ruột

Thường gặp nhất ở vùng manh tràng. Viêm loét đại tràng sau lỵ: không tìm thấy amíp trong ruột, nhưng phản ứng huyết thanh (+) với hiệu giá cao.

Viêm ruột thừa do amíp

Các biến chứng hiếm: nhiễm khuẩn tiền liệt tuyến, nhiễm khuẩn âm đạo, áp xe não, áp xe lách.

ĐIỀU TRỊ

Thuốc diệt amíp

Thuốc diệt a míp khuếch tán.

Thuốc diệt amíp trực tiếp trong lòng đại tràng.

Điều trị triệu chứng

Điều trị nhiễm khuẩn tại ruột: điều trị bào nang trong phân, dưỡng bào trong phân.

Điều trị nhiễm khuẩn ngoài ruột.

XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Xét nghiệm phân tìm a míp: soi, cấy phân.

Nội soi: soi trực tràng và đại tràng sigma.

X-quang ruột già.

Huyết thanh chẩn đoán.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LỴ AMÍP

1. Nhận định

Hỏi

Tiền sử đau bụng, vị trí đau: quanh rốn hay vùng đại tràng? đau ở bên phải hay bên trái khung đại tràng? Đau quặn bụng hay âm ỉ, liên tục từng con, hay dữ dội?

Đi ngoài phân lỏng có nhầy máu mũi? số lần đi ngoài, số lượng phân?

Có biểu hiện mót rặn?

Có biểu hiện sốt, nhiệt độ cao nhất?

Có mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hay nôn?

Bụng có đầy hoi không?

Có đau rát vùng hậu môn?

Có bị sụt cân so với 1 tháng gần đây?

Thăm khám thể chất

Dấu hiệu sinh tồn:

Nhiệt độ: có thể không sốt hoặc sốt cao trong trường hợp biến chứng thủng ruột, nhiệt độ > 39° c.

Mạch: bình thường theo tuổi, có thể nhanh nhỏ và không đo được trong trường hợp mất nước trụy tim mạch đối với thể nặng.

Huyết áp: bình thường theo tuổi, có thể tụt huyết áp hoặc không đo được trong trường họp trụy tim mạch.

Nhịp thở bình thường theo tuổi, có thể thở nhanh, khó thở.

Da, niêm mạc

Đánh giá tình trạng mất nước: mức độ mất nước.

Da khô nhăn, môi khô.

Vẻ mặt mệt mỏi, bơ phờ, nhăn nhó do đau bụng.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn: môi khô lưỡi bẩn.

Hô hấp

Khó thở: thở nhanh, thở nông trong tình trạng mắc lỵ amíp thể nặng, mất nước, rối loạn điện giải dẫn đến trụy tim mạch.

Tuần hoàn: trong trường hợp mất nước sẽ có biểu hiện

Mạch nhanh nhỏ.

Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh.

Giai đoạn chưa có dấu hiệu mất nước huyết áp có thể ổn định.

Giai đoạn muộn mạch, huyết áp không đo được.

Tình trạng toàn thân

Khám bụng xem có phản ứng thành bụng hay không: vị trí đau, tình trạng chướng bụng.

Đại tiện: tính chất phân.

Nước tiểu.

2. Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh lỵ amíp

Chăm sóc người bệnh lỵ amip cấp, bán cấp, thể nhẹ:

Giảm đau bụng, giảm co thắt đại tràng giúp người bệnh dễ chịu

  • Chăm sóc

Thực hiện thuốc giảm đau bụng, giảm co thắt cho người bệnh theo y lệnh (thuốc uống hay thuốc tiêm).

Đo dấu hiệu sinh tồn.

Hướng dẫn người bệnh chườm vùng khung đại tràng.

Cho người bệnh ăn thức ăn mềm dễ tiêu như cháo thịt nạc, com mềm, hạn chế ăn chất tanh. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước.

Hướng dẫn người bệnh vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Yệ sinh cá nhân, vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau mỗi lần đi ngoài.

Lấy bệnh phẩm xét nghiệm đúng quy trình.

Xử lý chất thải (phân, dịch nôn) theo quy định trước khi đổ vào bồn cầu.

  • Theo dõi

Theo dõi tình trạng đau bụng của người bệnh: đau bụng thường đau ở vùng manh tràng (hố chậu phải, rất dễ nhầm với viêm ruột thừa), dọc theo khung đại tràng (dễ nhầm với loét dạ dày) và nhất hố chậu phải do tổn thương đại tràng sigma.

Theo dõi tình trạng mót rặn: đau rát vùng hậu môn, kèm cảm giác đòi hỏi đi đại tiện.

Theo dõi phân: phân nhầy máu, đôi khi kèm phân lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần. Thể bán cấp có thể đi ngoài phân táo.

Theo dõi mạch, nhiệt độ huyết áp.

Theo dõi tình trạng xuất huyết niêm mạc trực tràng do tổn thương.

Chăm sóc người bệnh lỵ amip mạn tính, thể nặng

Bù nước và điện giải trong trường hợp nặng, suy kiệt

  • Chăm sóc

Bù đủ nước và điện giải cho người bệnh bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.

Đặt ngay đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, thực hiện truyền dịch theo chỉ định.

Đo mạch, nhiệt độ huyết áp theo giờ tùy từng tình trạng mỗi người bệnh.

Đảm bảo thông khí cho người bệnh: cho người bệnh thở ô xy nếu có khó thở theo y lệnh, nằm đầu cao dề chịu.

Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, thuốc điều trị theo y lệnh đầy đủ, kịp thời và chính xác.

Hạ sốt khi sốt cao trong trường hợp biến chứng như nhiễm khuẩn, thủng ruột,… bằng cách chườm mát, lau người nước ấm, uống thuốc hạ sốt theo y lệnh.

Lấy bệnh phẩm xét nghiệm máu, cấy máu, phân đúng quy trình.

  • Theo dõi

Nhịp thở, kiểu thở, tím tái.

Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp 3 – 6 giờ/lần, tùy tình trạng mỗi người bệnh.

Theo dõi dấu hiệu mất nước và điện giải.

Theo dõi con đau bụng: đau âm ỉ hay đau dữ dội (trong trường hợp biến chứng thủng ruột, viêm phúc mạc), theo dõi chướng bụng.

Theo dõi đau vùng gan.

Theo dõi tình trạng mót rặn.

Theo dõi phân: nhầy máu mũi, số lần đi ngoài, số lượng phân.

Dinh dưỡng, vệ sinh và theo dõi các biến chứng

  • Chăm sóc

Cho người bệnh ăn thức ăn mềm dễ tiêu, đối với trường họp táo bón ăn ít chất xơ, tinh bột. Hạn chế uống sữa, chất bột đối với trường hợp khó tiêu, chướng bụng, kiêng mỡ, chất tanh.

Sắp xếp người bệnh nằm buồng bệnh thuận lợi cho việc đi vệ sinh.

Đối với người bệnh nặng cần cho nằm giường có lỗ để giúp đại tiếu tiện dễ dàng hoặc đóng bỉm.

Vệ sinh răng miệng, thân thể, hậu môn, sinh dục bằng nước ấm, thay quần áo hàng ngày, người bệnh nặng cần có sự hồ trợ trong chăm sóc.

Người bệnh bị biến chứng sa trực tràng cần ngâm rửa nước ấm và các dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần đi ngoài.

Xử lý chất thải bằng dung dịch khử khuẩn chloramin B theo quy định để khoảng 10-15 phút trước khi đổ vào bồn cầu.

Báo ngay bác sỳ khi có diến biến bất thường.

  • Theo dõi

Các dấu hiệu như đau bụng dữ dội (thủng ruột), đau vùng gan (áp xe gan), xuất huyết niêm mạc trực tràng, chướng bụng,…

Xuất huyết tiêu hóa do tổn thưong mạch máu: nôn ra máu, đi ngoài ra máu với số lượng nhiều.

Lồng ruột, viêm ruột thừa cấp do amip,…

Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh

Hướng dẫn cách theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến biến chứng như thủng ruột, xuất huyết, trụy mạch, khó thở,… báo ngay NVYT để xử lý kịp thời.

Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín uống sôi, thức ăn phải được đậy kín tránh ruồi nhặng.

Sử dụng nước sạch: nên sử dụng nguồn nước đã được lọc và chín.

Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chăm sóc người bệnh và sờ vào các vật dụng của người bệnh.

Xử lý các chất thải như phân, rác, chất nôn,… của người bệnh đúng quy định.

 

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây