Vacxin bệnh Tả

Bệnh truyền nhiễm

Đại cương về bệnh tả:

Bệnh tả là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây qua đường tiêu hoá do phẩy khuẩn tả gây nên. Bệnh có thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ tới 5 ngày. Thường từ 2-3 ngày. Bệnh lây khi còn mầm bệnh trong phân. Bệnh lây mạnh nhất trong thời kỳ tiêu chảy.Ngưòi lành mang vi khuẩn có thể gieo rắc mầm bệnh trong vài tháng, sử dụng kháng sinh sẽ rút ngắn thời kỳ lây truyền. Hiếm có những trường hợp mang mầm bệnh kéo dài nhiều năm và đào thải vi khuẩn từng đợt qua phân.

Nguy cơ mắc bệnh rất thay đổi.Người thiểu năng acid dịch vị có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.Trẻ bú sữa mẹ ít khi mắc bệnh.Bệnh tả nặng do typ sinh học Eltor họăc 0139 thường gặp ỏ người có nhóm máu o. Sau khi mắc bệnh miễn dịch thu được sẽ bảo vệ chống tái nhiễm trong thời gian dài. Sau khi nhiễm v.cholerae 01 sẽ tránh được type này và type Eltor nhưng ngược lại sau khi nhiễm Eltor thì chỉ bảo vệ khỏi bị type Eltor mà thôi.Nhiễm chủng 01 cũng không bảo vệ khỏi nhiễm chủng 0139 và ngược lại.

Tác nhân gây bệnh: Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) nhóm huyết thanh 01 có 2 type : cổ điển và Eltor.Những vụ dịch từ năm 1960 trở lại đây chủ yếu do V.Eltor gây ra.Vi khuẩn có 3 type huyết thanh là Inaba, Ogawa và Hikojima. Tuy nhiên, cuối năm 1992, người ta lại phát hiện thêm một type huyết thanh mới là Vibrio Cholerae 0139. Vi khuẩn có sức đề kháng cao. Ở ngoài môi trường nó có thể sống được nhiều ngày.

Sự lưu hành: Bệnh tả tản phát quanh năm ở đồng bằng miền Nam và duyên hải miền Trung. Thỉnh thoảng bùng phát thành những ổ dịch nhỏ ở đồng bằng sông cửu Long . Bên cạnh đó, các nước láng giềng và các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương vẫn có dịch tả lưu hành.

Ổ chứa: Người bệnh và những người mắc bệnh không có triệu chứng là nguồn bệnh quan trọng.

Gần đây người ta đã chứng minh được ổ chứa vi khuẩn trong môi trường ở các động vật thủy sinh , các động vật phù du sống trong nước mặn và nước lợ ở các vùng cửa sông, đầm phá.

Phương thức lây truyền: Bệnh lây truyền do ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm phẩy khuẩn tả.Những nguồn nhiễm khuẩn phổ biến là:

  • Nước uống: Bị nhiễm ngay từ đầu nguồn(do bị nhiễm phân có phẩy khuẩn tả) hoặc trong quá trình dự trữ (do tiếp xúc với tay người có nhiễm phẩy khuẩn tả) và nước đá sản xuất từ nguồn nước bị nhiễm tả.
  • Thực phẩm bị nhiễm phẩy khuẩn tả trong/ sau khi chế biến.
  • Hải sản bắt được từ những vùng nước bị nhiễm tả và ăn sống hoặc không nấu kỹ.
  • Rau quả : Trồng và bón bằng phân tươi, tưới nước có phân người hoặc vẩy nước bị nhiễm rồi ăn sống .

Biểu hiện trong các thể bệnh nặng chủ yếu là nôn và tiêu chảy dữ dội phân có màu trắng như nước vo gạo hoặc màu trong lẫn những hạt lổn nhổn trắng như hạt gạo, nêu không được điều trị sẽ nhanh chóng dẫn đến mất nước, nhiễm độc aicd, trụy mạch, hạ huyết áp và sốc dẫn đến tử vong. Thể nhẹ giống như tiêu chảy thường. Tỷ lệ mắc/ chêt có thể tới trên 50% tùy từng vụ dịch. Nếu được điều trị đúng thì tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 1%.

Vacxin tả

Vacxin tả là một hỗn dịch của phẩy khuẩn tả đã bị giết bằng nhiệt. Vacxin này có hiệu lực hạn chế trong việc phòng ngừa bệnh tả trong vòng 6 tháng. Vacxin tả không có hiệu lực chống lại phẩy khuẩn tả typ 0139.

  • Tên chung: Vacxin Tả uốhg
  • Tên thương mại: Vacxin Tả uống
  • Nơi sản xuất: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
  • Thời gian bảo vệ: 24 tháng
  • Tác dụng phụ:

Sau khi uống có cảm giác buồn nôn, sốt nhẹ và mệt mỏi.

Các tác dụng phụ khác thường không đáng kể

  • Chống chỉ định:

Các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính

Các bệnh cấp tính và mãn tính đang thòi kỳ tiến triển

  • Sử dụng:

Dùng đường uống, liều l,5ml

Miễn dịch cơ bản: uống 2 liều cách nhau 14 ngày.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận