Trang chủBệnh xương khớpBổ sung vitamin đúng cách để xương chắc

Bổ sung vitamin đúng cách để xương chắc

Vitamin rất cần thiết để duy trì sức khỏe của xương và để giữ cho chúng mạnh mẽ. Khi chúng ta càng lớn tuổi thì mật độ xương giảm và sẽ gây ra bệnh loãng xương. Để duy trì sức khỏe của xương, bạn cần phải cung cấp cho xương đủ caxi và vitamin cần thiết.

Vitamin D

Để duy trì mức canxi và phosphate trong cơ thể cần phải có đủ lượng vitamin D. Thiếu vitamin D gây ra rối loạn xương. Vitamin D giúp hấp thu canxi cho xương khỏe mạnh. Vì vậy, một chế độ ăn giàu vitamin D sẽ giúp cho xương khỏe mạnh.

Vitamin C

Xương của bạn có sự đàn hồi và khỏe là nhờ liên kết collagen. Vitamin c rất cần thiết cho cơ thể vì nó giúp sản xuất collagen. Vitamin c cũng giúp trong hoạt động của các tế bào, cần thiết để làm xương cứng.

Vitamin K

Để giúp tăng mật độ xương, việc bổ sung đủ vitamin K là cần thiết. Nó cũng giúp ngăn ngừa gãy xương và cũng hỗ trợ chức năng hình thành xương mới. Vitamin K kéo canxi trong máu để gửi nó vào xương.

Vitamin B12

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có ửdếu hụt vitamin B12 có khả năng dễ bị gãy xương. Chính vì vậy bạn nên các loại thực phẩm giàu với B12 có thể giúp xây dựng xương mạnh mẽ hơn.

Kali

Kali giúp cân bằng kiềm ương cơ thể để duy trì khối lượng xương. Nó cũng ngăn ngừa canxi được bài tiết ra khỏi cơ thể, duy trì mức độ thích hợp canxi cần thiết để tăng cường cho xương.

Magiê

Đó là một trong những khoáng chất cần thiết nhất cho xương ngoài canxi. Sự hấp thu canxi tăng trong đường ruột cho xương luôn chắc khỏe. Nó cũng giúp xây dựng sức đề kháng cơ thể chống lại các bệnh liên quan đến xương. Tăng lượng tiêu thụ của các loại hạt và rau xanh có thể giúp cung cấp cho cơ thể lượng magiê để duy trì sức khỏe của xương.

Tóm tắt một số vấn đề cần chú ý về loãng xương, biện pháp dự phòng và điều trị loãng xương

Loãng xương là bệnh rất phổ biến, ngày càng gia tăng theo tuổi thọ con người. Hậu quả của loãng xương là gãy xương gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng kinh tế và tăng tỉ lệ tử vong. Loãng xương phần lớn gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Do đó, đối tượng này luôn được ưu tiên lựa chọn để nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố nguy cơ, các biện pháp điều trị hữu hiệu để cải thiện mật độ xương và chất lượng xương.

Các yếu tố nguy cơ loãng xương và gãy xương do loãng xương đã được nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới chỉ ra. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ này còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: chủng tộc, thói quen, văn hóa và điều kiện dinh dưỡng, môi trường lao động, do đó mỗi một quần thể cụ ứìể có thể sẽ có những yếu tố nguy cơ ưu thế và riêng biệt. Đặc biệt là điều kiện dinh dưỡng rất khác nhau giữa các vùng miền, quốc gia, trong đó khẩu phần canxi có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng xương (khối lượng xương đỉnh và tốc độ mất xương). Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ ở mỗi quần thể cụ thể sẽ chỉ ra được các yếu tố nguy cơ ưu thế nhằm tìm ra các giải pháp can thiệp, tác động vào các yếu tố nguy cơ đó giúp cải thiện mật độ xương và chất lượng xương.

Có nhiều phương pháp điều trị loãng xương; sự phối hợp các phương pháp điều ưị không dùng thuốc và dùng thuốc để áp dụng cho mỗi đối tượng một cách hợp lý nhất, trong đó việc bổ sung canxi và vitamin D theo nhu cầu khuyến cáo là rất cần thiết cho mọi đối tượng, là yếu tố cẫu thành,là nguyên liệu không thể thiếu trong điều trị loãng xương. Các thuốc điều trị loãng xương thường được chỉ định khi bệnh nhân có loãng xương, do đó hầu như tất cả bệnh nhân muốn được sử dụng thuốc điều trị loãng xương cần phải đến cơ sở y tế để được chẩn đoán loãng xương (đo mật độ xương bằng phương pháp DXA) sau đó được chỉ định dùng thuốc loãng xương. Trên thực tế, tỉ lệ bệnh nhân loãng xương tiếp cận được với dịch vụ y tế có đủ điều kiện chẩn đọán và chỉ định điều trị thuốc loãng xương là rất thấp, bên cạnh đó chi phí cho thuốc điều trị loãng xương là rất cao so với thu nhập, đặc biệt những phụ nữ nông thôn. Trong khi đó, tỉ lệ giảm mật độ xương và loãng xương tại cộng đồng là rất lớn, do vậy việc can thiệp nhằm làm giảm tốc độ mất xương, cải thiện chất lượng xương cho những đối tượng phụ nữ mãn kinh tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đồng thời cân nhắc chi phí cho phù hợp là điều rất quan trọng. Một trong các biện pháp đó là cách tiếp cận từ chế độ dinh dưỡng, nâng khẩu phần canxi và vitamin D đủ theo khuyến cáo là hướng nghiên cứu mới, bền vững và có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện ở nông thôn Việt Nam.

Theo dõi đáp ứng điều trị loãng xương dựa trên kết quả đo mật độ xương cần thời gian tối thiểu 1-2 năm, hơn thế mật độ xương không chỉ ra được chất lượng xương. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy tốc độ chu chuyển xương phản ánh chất lượng của xương, tốc độ chu chuyển xương tăng lên làm tăng phá hủy các vi cấu trúc phần bè xương, làm giảm chất lượng xương, tăng nguy cơ loãng xương và tăng tính gãy xương. Sử dụng các dấu ấn chu chuyển xương trong theo dõi điều trị loãng xương rất hiệu quả bởi sự thay đổi nồng độ các dấu ấn chu chuyển xương phản ánh cơ chế tác động đặc hiệu trên chuyển hóa xương của thuốc điều trị, từ đó cho biết sự cải thiện về chất lượng xương; đồng thời cho phép đánh giá hiệu quả can thiệp sớm sau 3-6 tháng. Nghiên cứu ứng dụng các dấu ấn chu chuyển xương để theo dõi đáp ứng điều trị loãng xương là một hướng nghiên cứu mới, có tính khoa học và độ chính xác cao.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây