Vacxin Phế Cầu

Bệnh truyền nhiễm

Đại cương về bệnh do phế cầu:

Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm phổi. Đôi khi, vi khuẩn đột nhập vào dòng máu gây nhiễm khuẩn huyết hoặc gây viêm màng não mủ. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, thanh niên và người trên 60 tuổi. Khả năng xâm nhập của phế cầu khuẩn liên quan chủ yếu đến vỏ polysaccharide, thành phần chủ yếu quyết định kháng nguyên của vi khuẩn.

Tỷ lệ mắc bệnh phế cầu hàng năm tại Hoa Kỳ khoảng 15-19/100.000 dân ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc bệnh này rất cao khoảng 200/100.000 dân mỗi năm, trong đó viêm màng não do phế cầu khuẩn khoảng 1-2 trường hợp /100.000 dân. Tỷ lệ tử vong do viêm màng não, đường hô hấp do phế cầu khuẩn ở Việt Nam khá cao từ 10-30%.

Khả năng cảm nhiễm với phế cầu khuẩn rất cao, nhất là những người bị suy giảm miễn dịch, người bị cắt lách, suy chức năng thận, ghép cơ quan, mắc bệnh tim phổi mãn tính, đái tháo đường, nghiện rượu, xơ gan, bị chấn thương sọ não hoặc mắc các bệnh ác tính.

Xem bệnh do phế cầu:

Viêm Phổi do Phế Cầu khuẩn

Các loại Vacxin Phế cầu:

  • Tên chung: Vacxin Phế cầu
  • Tên thương mại: Pneumovax 23
  • Thành phần: Liều đơn chứa 25pg của mỗi trong 23 polysaccharide phế cầu trong 0.5ml nước muôi sinh lý và 0,25% phenol. Không cần pha loãng. Bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ c
  • Nơi sản xuất: Merck Sharp & Dohme
  • Thời gian bảo vệ:Trong vòng 3 năm
  • Hiệu lực bảo vệ: Khoảng 61% ở người bình thường và 21% ở người suy giảm miễn dịch. Nói chung hiệu lực bảo vệ trong dân chúng khoảng 60-70%. Tỷ lệ người khoẻ có đáp ứng với Vacxin khoảng 90%.
  • Tác dụng phụ:

Khoảng một nửa số’ người được sử dụng xuất hiện quầng đỏ và đau nhẹ ỏ nơi tiêm. Hiếm có sốc phản vệ, có thể có sốt nhẹ nhưng ít khi sốt đến 39 độ c.

  • Chỉ định :

Những người trên 60 tuổi

Trẻ em dưới 2 tuổi mắc bệnh hồng cầu liềm,

Tiêm trước 2 tuần cho người chuẩn bị cắt lách

Những người suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh mãn tính có nguy cơ mắc phế cầu khuẩn.

Bệnh nhân chấn thương sọ não hở

  • Cách dùng:Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu liều duy nhất 0,5ml. Tiêm nhắc lại sau 5 năm
  • Chống chỉ định:

Trẻ dưới 2 tuổi

Mới dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc tia xạ

Đang có thai.

 

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận