Phác đồ điều trị bệnh thủy đậu

Bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Dựa vào dich tễ , lâm sàng, xét nghiệm

Dịch tể học

Có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu

Lâm sàng:

+ Sốt nhẹ 37-380 C, đôi khi sốt cao 39-400 C

+ Mệt mỏi

+ Nổi nốt phỏng: thoạt đầu là những nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da, ngứa trong vòng 24h trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong, rất nông, xung quanh nốt phỏng có đường viền da mảnh, màu đỏ. Sau 48 giờ nốt phỏng khô lại: chất dịch bên trong nốt phỏng trở nên có màu đục, vùng trung tâm nốt phỏng thu nhỏ lại và khô, sờ vào nốt phỏng vẫn mềm (khác với đậu mùa sờ vào thấy cứng)

+ Vị trí nốt phỏng: rãi rác khắp nơi, hay gặp nhất ở mặt, ngực, trên da đầu và chân tóc. Đôi khi vết phỏng mọc ở niên mạc như ở trong má, vòm họng với những vết loét trợt nhỏ. Các nốt phỏng tồn tại cùng một thời gian với nhiều lứa tuổi khác nhau .

+ Hạch cổ thường nhỏ

+ Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, sau đó vẩy vàng xuất hiện khoảng ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vẩy, thường không để lại sẹo

Cận lâm sàng

– Công thức máu, công thức bạch cầu: bình thường. Khi có bội nhiễm bạch cầu ĐNTT tăng, CRP dương tính

  • Chụp phổi khi có sốt, ho, đau ngực, khó thở
  • Chọc dò tủy sống khi có biểu hiện HC màng não
  • Phân lập virus ở nốt phỏng, ở máu khi bệnh nhân đang sốt qua nuôi cấy trên môi trường tế bào khi có điều kiện

Biến chứng

Biến chứng thần kinh

  • Có thể biểu hiện là một viêm não vô khuẩn, viêm não, viêm chất trắng, hội chứng Guillain-Barre
  • Viêm não – màng não xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8

chậm nhất có thể gặp ở ngày thứ 21 của bệnh. Biểu hiện lâm sàng là đột ngột sốt tăng lên, nhức đầu, li bì, nhiều khi co giật và liệt. Khám có hội chứng màng não,. nước não tuỷ trong, có tăng bạch cầu lympho, albumin tăng nhẹ

Viêm phổi

  • Xquang phổi có hình thâm nhiễm dạng nốt và viêm phổi kẽ
  • Biểu hiện: ho, sốt, thở nhanh, đau ngực
  • Xuất hiện ngày thứ 3-5 của bệnh

Viêm da bội nhiễm

  • Do liên cầu hoặc tụ cầu

Các biến chứng khác

  • Viêm cơ tim, viêm giác mạc, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm thận, xuất huyết nội tạng, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, mất điều hoà tiểu não
  • Các nốt sẩn ở cùng một lứa tuổi

Điều trị

  • Nghỉ học bắt buộc cho đến khi khỏi bệnh
  • Dùng các thuốc sát trùng ngoài da bôi tại chỗ: xanh methylen
  • Dùng thuốc kháng sinh histamin chống ngứa
  • Điều trị Acyclovir

+ Đươc chỉ định cho những trường hợp thuỷ đậu có nguy cơ bị biến chứng

+ Có thể dùng trong vòng 24 giờ đầu khi các nốt phỏng xuất hiện

+ Liều lượng: viên 800mg, dùng 5 lần /ngày trong vòng 5-7 ngày.Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: 20mg/kg x 6 giờ / lần. Ở người bị suy giảm dịch thường dùng đường tiêm tĩnh mạch 10-12.5mg/kg x 8 giờ/lần trong 7 ngày .

– Trong trường hợp có biến chứng:

+ Các tổn thương da mủ thường do tụ cầu: điều trị bằng oxacillin (Bristopen) hoặc vancomycin

+ Biến chứng viêm phổi có thể điều trị bằng kháng sinh cephalosprorin thế hệ 3 (Ceftazidim) hoặc nhóm Quinolon (Levofloxacin), (không sử dụng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em < 12 tuổi )

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

Hỏi đáp - bình luận