Bệnh Cúm

Bệnh truyền nhiễm

Định nghĩa:

    • Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, biểu hiện: sốt, đau đầu, đau nhức cơ, kèm theo viêm xuất tiết đường hô hấp trên.
    • Hay gây thành dịch, đôi khi đại dịch.
    • Tiến triển thường lành tính, nặng hơn & gây tử vong cao ở người có bệnh lý tim mạch, hô hấp, người già.
    • Hay gặp vào mùa đông.

DỊCH TẾ HỌC

Tác nhân:

    • Myxovirus influenzae họ Orthomyxoviridae.
    • Có 2 kháng nguyên:

+ Hemagglutinine.

+ Neuraminidase.

    • Chia làm 3 loại A, B, C không có miễn dịch chéo.
    • Gen virusdễ đột biến, không bền vững.

Ổ bệnh:

    • Người bị cúm rõ rệt hoặc tiềm tàng.
    • Có thể có vai trò của ổvirussúc vật.

Đường lây truyền:

    • Lây trực tiếp từ người sang người qua các giọt nước bọt.
    • Virustồn tại ở sàn nhà, bụi, quần áo.

Tính chất dịch:

    • Khả năng lây nhanh và mạnh qua đường hô hấp.
    • Tính kháng nguyên mềm dẻo nên khó khăn về vaccin.
    • Một số virus từng gây dịch đã xuất hiện lại, gợi ý đến vai trò chứa virus của động vật.
    • Dịch cúm:

+ Tính chu kỳ, các dịch lớn 15 năm/ lần. Hemagglutinine và Neuraminidase thay đổi đột ngột, hoàn toàn, đóng vai trò gây dịch lớn.

+ Giữa các đợt dịch lớn, gây bệnh theo mùa (mùa đông), trẻ tuổi đến trường, do kháng nguyên bề mặt tiến triển từ từ và liên tục.

+ Dịch do virus cúm A tiến triển mạnh nhất 2 – 3 năm, lan tỏa, tử vong cao

+ Dịch do virus cúm B 5 – 6 năm, khu trú hơn, phối hợp cúm A

+ Dịch do virus cúm C lẻ tẻ, đơn độc.

LÂM SÀNG:

Cúm thông thường:

  • Giai đoạn ủ bệnh: 1 – 3 ngày, yên lặng
  • Giai đoạn khởi phát:
      • Đột ngột.
      • Mệt mỏi toàn thân.
      • Sốt cao 39 – 40oC, rét run
      • Đau đầu, đau nhức cơ toàn thân.
        • Giai đoạn toàn phát:
      • Có sự đối lập giữa mức độ nặng của dấu hiệu cơ năng – thực thể nghèo nàn.
      • Cơ năng:

+ Sốt cao 40oC, rét run, mạch nhanh, mệt mỏi.

+ Kèm theo đau lan toản toàn thân: đau đầu, trán, hố mắt, cổ, cơ khớp, lưng…

+ Viêm xuất tiết đường hô hấp trên: Viêm kết mạc mắt, họng, mũi, ho..

+ Nặng có thể gặp viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp (do viêm kẽ)

    • Thực thể nghèo nàn: họng đỏ, lưỡi trắng, ran ẩm.
      • Diễn biến ngắn:
    • Tự khỏi sau 4 – 7 ngày.
    • Sốt mất đi đột ngột.
    • Ho, mệt mỏi kéo dài vài tuần.

Cúm biến chứng:

Cúm bội nhiễm:

  • Tổn thương đường hô hấp tạo điều kiện bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt phế quản.
  • Vi khuẩn gây bội nhiễm: H. influenzae, pneumoniae, Staphylococcus aureus
  • Triệu chứng gợi ý cúm bội nhiễm ở phổi :

+ Sốt kéo dài

+ Ho khạc đờm mủ

+ Bạch cầu đa nhân trung tính tăng

Viêm phổi, viêm phế quản phổi, hiếm khi viêm mủ màng phổi

    • Trẻ nhỏ : lưu ý tổn thương đường hô hấp trên (viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản)
    • Biểu hiện ngoài phổi: RL tiêu hóa, viêm màng não tăng lympho, viêm màng ngoài tim…
    • Bệnh gây sẩy thai.

Cúm ác tính :

    • Hiếm gặp, thường tử vong.
    • Phù phổi cấp: HC suy hô hấp cấp tiến triển sau khi có cúm thông thường.
    • Ngoài hô hấp: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm não màng não.
    • Tiến triển: Hay tử vong do thiếu ôxy, sống sót di chứng nặng nề do xơ hóa vách lan tỏa.

Cận lâm sàng:

    • Phân lập virus trên môi trường nuôi cấy tế bào: 3 ngày đầu, lấy từ đường hô hấp trên, máu, dịch não tủy.
    • Huyết thanh chẩn đoán: 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày, hiệu giá gấp 4 lần có giá trị

+ Phản ứng cố định bổ thể.

+ Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (Hirst)

    • VR + HC gà + Hthanh ko cúm –> ngưng kết.
    • VR + HC gà + Hthanh BN cúm –> Ko ngưng kết.

(vì VR cúm có khả năng tự ngưng kết hồng cầu gà)

Chẩn đoán :

Chẩn đoán xác định :

    • Trong giai đoạn dịch tễ học, dựa vào LS : sốt đột ngột + dấu hiệu nhiễm virus, đau mình mẩy, các dấu hiệu hô hấp.
    • Dựa vào XN sinh học, phân lập virus, huyết thanh chẩn đoán (xem CLS).

Chẩn đoán phân biệt:

    • Các loại virus khác (như Parainfluenza, Adenovirus, virus hợp bào hô hấp, Coronavirus, Enterovirus).
    • Các vi khuẩn nội bào (như Mycoplasma, Chlamydiae, Coxiella).
    • Lâm sàng : hội chứng cúm.
    • Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán tác nhân gây bệnh.

ĐIỀU TRỊ

    • Không có điều trị đặc hiệu.
    • Cúm ở người khỏe mạnh:

+ Nghỉ tuyệt đối khi bắt đầu có triệu chứng.

+ Cách ly BN.

+ Giảm đau, hạ sốt, an thần, giảm ho, bồi phụ nước và dinh dưỡng hợp lý.

+ Không dùng kháng sinh.

    • Cúm biến chứng hoặc cơ địa đặc biệt (suy dính dưỡng, già, COPD, suy tím…): Dùng kháng sinh ngay :

+ Beta lactam đường uống ( Amoxicilin + a.clavulanic)

+ Cephalosporin thế hệ 2, 3

    • Cúm ác tính: Điều trị ở khoa hồi sức tích cực

PHÒNG BỆNH :

Không đặc hiệu:

    • Khi đang có dịch : tránh không để bị mệt, lạnh.
    • Đeo khẩu trang.
    • Tránh đến nơi đông người.

Đặc hiệu:

  • Tiêm phòng Vaccin :

“Flu shot” tiêm: vaccin bất hoạt, tiêm trẻ > 6 tháng, người khỏe mạnh, người bị bệnh mạn tính

Vaccin xịt đường mũi: vaccin sống giảm độc lực, cho mọi người khỏe mạnh, ko dùng cho phụ nữ có thai

  • Thuốc:
    • Ngăn cản virus xâm nhập tế bào vật chủ.
    • Amantadine (Mantadix) 200mg/24h x 10 ngày
    • Rimantadine (Rofluan) 100mg/24h x 10 ngày
    • Oxitamivir 1v/ ngày, khi ở vùng có nguy cơ cao, tiếp xúc với người cúm nặng.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận