Quai bị là một bệnh cấp tính do virut gây ra, làm tổn thương các tuyến nước bọt (tuyến mang tai) và đôi khi các tuyến sinh dục và hệ thần kinh.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN
- Tác nhân gây bệnh:
Tác nhân gây bệnh quai bị là virut. Tiểu thể nguyên sinh có kích thước 150- 200nm , thường hình cầu. về nhiều phương diện, virut quai bị giống virut cúm: nó dễ nuôi cấy trên phôi gà và làm ngưng kết hồng cầu gà nhờ có một men đặc hiệu là neuraminidaza làm ngưng tụ hồng cầu.
Virut quai bị cùng với virut cúm D, thuộc nhóm virut cúm. ở ngoài cơ thể, virut quai bị cũng yếu như virut cúm.
Ngoài cơ thể người ra, thì khỉ và mèo cũng tiếp thụ được bệnh quai bị. Những động vật phòng thí nghiệm khác (thỏ, chuột, chuột lang, V.V..) không tiếp thụ bệnh này.
Những mẫu virut được phân lập ở những nơi khác nhau và thời gian khác nhau đều có một cấu trúc kháng nguyên như nhau.
+ Bệnh sinh: virut quai bị lây truyền bằng giọt nhỏ và vào cơ thể bằng đường niêm mạc mắt hoặc mũi họng. Sau khi vào miệng, chúng xâm nhập vào tuyến nước bọt, từ đó cùng với dòng máu lan truyền đi khắp cơ thể. Các tuyến nước
bọt (như tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới Ịưỡi) bao giờ cũng bị tổn thương. Đôi khi các tuyến sinh dục (tinh hoàn, buồng trứng) và cả tuyến tuỵ cũng bị tổn thương. Gần đây, người ta còn nói đến những biến chứng thần kinh như viêm màng não có nước vàng.
+ Biểu hiện lâm sàng: bệnh phát sinh sau một thời kỳ ủ bệnh từ 3-30 ngày, thường là 18 ngày. Bệnh diễn biến ra dưới thể lâm sàng rõ rệt, có sốt sưng tuyến nước bọt, và đôi khi kèm theo những hiện tượng khác (như viêm tinh hoàn, viêm màng não). Những năm gần đây, người ta thấy có những thể bệnh nhẹ mà người bệnh vẫn đi lại bình thường.
- Chẩn đoán:
Quai bị thường có triệu chứng rõ rệt, nên không cần chẩn đoán bằng xét nghiệm. Những cần xét nghiệm khi có những biến chứng như viêm màng não. Lúc đó, người ta phân lập virut từ nước bọt hay từ nước não tuỷ và xét nghiệm máu ở thời kỳ đầu của bệnh và trong thời kỳ hồi phục để xác định sự tăng dần của kháng thể đặc hiệu.
QUÁ TRÌNH DỊCH
- Nguồn truyền nhiễm:
Loài người là ổ dự trữ duy nhất virut quai bị . Nguồn truyền nhiễm chủ yếu là người bệnh, ở cuối thời kỳ ủ bệnh và trong 4-5 ngày sưng tuyến mang tai. Những quan sát dịch tễ học và các thí nghiệm chỉ ra rằng từ ngày thứ 6-9 kể từ lúc bệnh bắt đầu, thì virut thôi không ra nước bọt và người bệnh không làm lây những người xung quanh. Tuy vậy, đôi khi người khỏi còn mang virut trong một thời gian ngắn (20 ngày).
Những năm gần-đây, người ta mới phát hiện ra những người mắc bệnh nhẹ vẫn đi lại như thường, nên rất nguy hiểm và những người bị nhiễm virut mà không có triệu chứng, có thể trở thành người mang virut trong một thời gian ngắn; Tuy vậy, ý nghĩa dịch tễ học của những người này cần nghiên cứu thêm.
Trên thực tế, người bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất, không có người khỏi và người lành mang virut trong bệnh quai bị.
- Đường truyền nhiễm:
Virut quai bị lây truyền bằng giọt nước bọt của người bệnh. Cách lây truyền bằng dồ chơi, bát đũa, quần áo cũng thấy, nhưng rất hiếm ; vì virut không tồn tại được lâu ở ngoài cơ thể. Đó là nguyên nhân tại sao bệnh thường lây khi có tiếp xúc ít nhiều với người bệnh (ở cùng gia dinh, cùng vườn trẻ).
- Tính cảm thụ và tính miễn dịch:
Trẻ em và người lớn đều tiếp thụ bệnh quai bị. Nhiễm virut quai bị tạo miễn dịch mạnh, với kháng thể làm trung hoà virut trong máu và các dịch thể. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể thu được miễn dịch vững bền, tuy nhiên, người ta cũng đã gặp một số người lớn cũng như trẻ em có thể bị tái nhiễm, nhưng hiếm. Có những người tưởng rằng chưa bị mắc bênh từ nhỏ mà trong vụ dịch vẫn không mắc, nhưng thực ra trước đây đã có lần nhiễm virut ở thể ẩn không có triệu chứng, và cũng thu được miễn dịch.
Tính miễn dịch mạnh này làm cho cơ thể được giải phóng tương đối nhanh chóng khỏi tác nhân gây bệnh trong tuần thứ 1-2 kể từ lúc bệnh bắt đầu.
Có thể phát hiện tính miễn dịch bằng phản ứng trong da hoặc phản ứng huyết thanh.
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Quai bị thường gây dịch và ít khi có tính tản phát. Những vụ dịch bị hạn chế trong thời gian và không gian ; quai bị thường lây sang những người sống chung quanh với người bệnh (trong gia dinh, vườn trẻ). Tỷ lệ mắc bệnh thấp (5-6%) so với các bệnh truyền nhiễm khác lây bằng giọt nước bọt (như súm, sởi). Bệnh thường nhẹ, ít gây tử vong.
Quai bị lây truyền mạnh trong trẻ em từ 5-15 tuổi, ít thấy dưới 2 tuổi và trên 50 tuổi. Nam thường hay mắc hơn nữ.
Bệnh thường xảy ra trong mùa lạnh, như đối với các bệnh lây truyền bằng giọt nước bọt, không nhận thấy tính chu kỳ rõ rệt của các vụ dịch.
PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH
- Biện pháp chống dịch:
Quai bị là một bệnh nên khai báo
Người mắc bệnh phải dược cách ly tại nhà. Nếu bệnh nặng hoặc không có điều kiện chống dịch tốt (nhà chật chội, có nhiều trẻ em) thì phải đưa người ốm vào bệnh viện trong những ngăn buồng riêng. Cách ly cho đến khi hết các biểu hiện lâm sàng (9 ngày).
Những trẻ em tiếp xúc với người bệnh, dưới 10 tuổi, phải cách ly trong 21 ngày. Trong thời kỳ này, tại các tập thể trẻ em, cần có những biện pháp để phát hiện những người mắc bệnh.
Không cần tẩy uế buồng bệnh. Chỉ nên tẩy uế quần áo, khăn mùi xoa. Cũng nên súc miệng bằng thuốc sát khuẩn, tuy không ít công hiệu.
- Phòng bệnh quai bị:
Phải tuân thủ các biện pháp vệ sinh chung trong các nhà trẻ, vườn trẻ, trường học và phải giáo dục các tập quán vệ sinh, bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ tuổi.
- Phòng bệnh đặc hiệu:
- Huyết thanh người khỏi, nếu tiêm trong những ngày đầu thời kỳ ủ bệnh có thể ngăn ngừa được bệnh ; nếu tiêm trong những ngày cuối, thì sẽ làm cho bệnh nhẹ và không .có biến chứng như viêm tinh hoàn.
- Vacxin: người ta chế vacxin bằng virut cấy trên phôi gà và giết chết bằng focmol. Tiêm dưới da một liều 0,lml hoặc 2 liều cách nhau 2 tuần. Vacxin còn đang ở trong giai đoạn nghiên cứu.