Trang chủBệnh truyền nhiễmBệnh Sán Lợn - Chẩn đoán và điều trị

Bệnh Sán Lợn – Chẩn đoán và điều trị

Định nghĩa: nhiễm Taenia solium ở người do ăn phải ấu trùng sán có trong thịt lợn.

Căn nguyên

Thể trưởng thành của Taenia soỉium sống trong ruột túc chủ cuối cùng là người. Do thường chỉ có một con sán nên còn được gọi là “sán đơn độc”, dài 3-5 m. Sán có phần đầu hình cầu, cực đỉnh có khoảng 20 cái móc.

Trứng sán ra theo phân cùng với các đốt tận. Các đốt này bị phân rã ở đất và lợn (túc chủ trung gian) ăn phải trứng sán. Trứng trở thành ấu trùng, sống ở các thớ cơ vân. Ấu trùng sán có màu trắng đục, đường kính chứng 1 cm và có phần đầu lớn vào bên trong, ấu trùng có thể sống được 70 ngày ở nhiệt độ 1-4°.

Người bị nhiễm nếu ăn phải thịt lợn có ấu trùng không được nấu chín. Trong ruột non, ấu trùng thành sán trưởng thành trong vòng 2-3 tháng.

Dịch tễ học

Do kiểm tra thú y nên Taenia solium hiếm gặp ở các nước công nghiệp. Tại các nước này, cứ 99 trường hợp bị nhiễm sán bò (Taenia saginatà) mới gặp 1 trường hợp nhiễm sán lợn (Taenia solium). Bệnh vẫn còn được gặp nhiều ở các nước đang phát triển, nơi còn ăn thịt lợn sống hay không được nấu kỹ.

Triệu chứng

Đau bụng, buồn nôn, táo bón xen kẽ với ỉa chảy, đôi khi ăn rất nhiều và sút cân.

Bệnh Sán Lợn

Xét nghiệm cận lâm sàng

Phát hiện trứng trong phân không phân biệt được sán bò với sán lợn vì cần phải quan sát một đốt hay phần đầu (hình cầu, đầu có 2 vòng móc và 4 giác hút). Hay thấy tăng bạch cầu ưa acid.

Điều trị

Praziquantel, liều duy nhất 10mg/kg hoặc niclosamid 2g ở người lớn, uống làm 2 lần lúc đói, cách nhạu 1 giờ (lg cho trẻ 2-6 tuổi và 0,5g cho trẻ dưới 2 tuổi). Nếu bị nhiễm hai loại sán thì dùng mebendazol liều 100 mg, ngày 2 lần trong 2-3 ngày..

Phòng bệnh

Kiểm tra thú y và nấu chín thịt lợn. Điều trị ngay để tránh người mang ấu trùng.

Người mang ấu trùng sán

Rất hãn hữu, người có thể trở thành túc chủ trung gian của Taenia solium; hoặc do ăn phải trứng qua tay bẩn hay do thịt lợn bệnh không được nấu kỹ, hoặc do các đốt lên ngược vào dạ dày. Âu trùng (Cystercus cellulosae) khu trú ở mô dưới da (cục), ở cơ, nhất là cơ mắt, đôi khi ở trong não. Các triệu chứng tuỳ thuộc vào nơi ấu trùng khu trú. Các phản ứng mô yếu khi nào đầu sán còn sống nhưng ấu trùng sán chết lại gây ra các phản ứng mạnh, có sốt. Có thể thấy đau cơ, rối loạn ở nhãn cầu (soi mắt có thể thấy ấu trùng sán) hay các triệu chứng thần kinh rất khác nhau, các cơn co giật, rối loạn dịch não tuỷ do ấu trùng sán ở trong não (não nhiễm sán). Đôi khi có khối u phân nhánh ở đáy não (Cysticercus ramosus).

Khẳng định chẩn đoán bằng việc tìm thấy ấu trùng ở các sinh thiết da hay cơ. Tăng bạch cầu ưa acid trong máu, đôi khi trong dịch não tuỷ có tăng bạch cầu ưa acid và tăng albumin; các phản ứng huyết thanh (ngưng kết hồng cầu, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, ELISA). X quang có thể cho thấy hình ảnh các ấu trùng bị calci hoá. Chụp cắt lớp não. Chẩn đoán chắc chắn thấy có ấu trùng ở mẫu sinh thiết.

Điều trị: albendazol hay praziquantel trong 15-30 ngày; cắt bỏ bằng ngoại khoa nếu có thể được.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây