Trang chủBệnh truyền nhiễmBệnh Sán Hymenolepis Nana và Sán Hymenolepis Diminuta

Bệnh Sán Hymenolepis Nana và Sán Hymenolepis Diminuta

Bệnh Sán Hymenolepis Nana

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh là Hymenolepis nana:

Đó là một sán dây nhỏ, kích thước 2cm, có vòi hút với gai và nhiều đốt nhỏ. Sinh học của sán này rất đặc biệt, thông thường sán này phát triển mà không cần vật chủ trung gian. Trứng sán khi còn ở trong tử cung của sán mẹ đã có thể gây nhiễm. Phôi sẽ nở ra khỏi trứng đã được nuốt vào cùng với thức ăn, nước hoặc tay bẩn; khi đã xâm nhập vào nhung mao của niêm mạc ở đoạn trên ruột non, chúng sẽ biến thành ấu trùng cầu.

Ấu trùng cầu ép lên những mạch máu nuôi dưỡng nhung mao và sau 6-8 ngày,

nhung mao sẽ rụng khỏi niêm mạc và bị phá huỷ. Sán non được giải phóng ra sẽ rơi vào ống ruột, bám vào thành của đoạn dưới ruột non, nhờ vòi hút và các móc ở vòi hút. Sau 14 ngày, chúng trở thành ký sinh vật trưởng thành. Từ ký sinh vật trưởng thành, sẽ rụng ra những đốt có mang trứng chín.

Như các thực nghiệm đã chứng tỏ sán hymenolepis có thể hoàn thành chu kỳ phát triển của nó khi có mặt của vật chủ trung gian (bọ chét và các côn trùng khác). Nhưng phương thức phát triển này của sán hymenolepis ở một số địa phương (châu Âu) không có ý nghĩa dịch tễ học vì đã bị ký sinh vật bỏ qua.

Chỉ còn một vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ, đó là vấn đề tự bị nhiễm ở trong ruột. Một số tác giả cho rằng khi các đốt chín rụng ở trong ruột thì ấu trùng có thể được giải phóng ra khỏi màng bọc của trứng và lại xâm nhập vào nhung mao mà không cần phải ra khỏi cơ thể vào môi trường bên ngoài. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh rất rõ rệt ở trẻ em. Đặc trưng là những thay đổi lớn ở các cơ quan tiêu hoá và hệ thần kinh, ở một số người bệnh, còn thấy ngất và những cơn như động kinh. Những hiện tượng này sẽ hết sau khi đã tẩy sán.

  1. Chẩn đoán:

Chẩn đoán bệnh bằng cách tìm trứng sán hymenolepis nana trong phân. Nếu chú trọng đến tính định kỳ của việc giải phóng trứng ra ngoài cơ thể, thì có thể phát hiện trứng ở những lần xét nghiệm lại sau một khoảng cách 2-3 tuần.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm là người:
  2. Yếu tố truyền bệnh:

Cơ bản là bàn tay hoặc các đồ dùng hàng ngày bị nhiễm phân tươi có trứng sán đang ở giai đoạn nhiễm khi được giải phóng ra ngoài.

Thời gian trứng sống ở môi trường bên ngoài tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. ở trong bộ, chúng sống từ 5 phút đến 3 giờ rưỡi; ở trên ngón tay, từ 5 phút đến 1,5 giờ. Như vậy, trứng sán không sống lâu ở môi trường bên ngoài, nhưng cũng có đủ thời gian để làm lây bệnh.

Trứng sán dễ lan truyền theo tay bẩn, theo bộ khi dùng chung bộ và hố xí. Những ổ bệnh có thể hình thành rất nhanh chóng trong tập thể trẻ em. Ớ đấy, yếu tố lan truyền bệnh cơ bản là những điều kiện vệ sinh, sinh hoạt không thoả đáng, ổ bệnh có thể có ngay trong gia đình, mà nguồn lây là người lớn bị nhiễm sán không có triệu chứng.

D. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Bệnh sán H.nana phổ biến khắp thế giới và đặc điểm dịch tễ học của nó giống bệnh giun kim.

Bệnh sán này rất phổ biến ở trẻ em 3-12 tuổi, đặc biệt là ở thành phố. Người lớn ít bị nhiễm hơn.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH

Biện pháp phòng và chống bệnh sán H.nana gồm những biện pháp vệ sinh và điều trị giống như trong bệnh giun kim.

Phải chú ý đặc biệt đến nguồn truyền bệnh: phải tẩy sán cho tất cả những người bị nhiễm sán bằng cao chiết dương xỉ đực, dùng thành 3 đợt cách nhau 10-12 ngày. Tốt hơn là dùng thuốc trên kết hợp với xanh methylen và yatren. Những người đã chữa khỏi (xét nghiệm phân âm tính) phải được theo dõi trong 6 tháng. Nếu lại phát hiện trứng sán, thì phải điều trị lại.

Để phát hiện đầy đủ nguồn truyền nhiễm, cần phải khám có hệ thống các trẻ em ở các lớp mẫu giáo, vỡ lòng và khám cả các cô mẫu giáo, các người lớn phục vụ ở nhà ăn công cộng và các người trong gia đình những người bị bệnh sán.

Cần dạy cho trẻ em các tập quán vệ sinh, dùng bô riêng. Hàng ngày dội bô bằng nước sôi, giữ sạch sẽ sàn nhà.

Cần phải diệt ruồi, giữ gìn thực phẩm không cho ruồi đến bậu, vì không thể loại trừ khả năng ruồi truyền trứng sán lên thực phẩm.

Bệnh Sán Hymenolepis Diminuta

Ở người, cũng có thể có sán H.diminuta, nhưng rất hiếm thấy. Sán này to hơn sán H.nana, kích thước 20-30cm, đôi khi 60cm. Người là vật chủ cuối cùng tuỳ nghi. Chuột mới là vật chủ cuối cùng bắt buộc. Vật chủ trung gian là nhiều loại côn trùng (sâu bọ ăn bột, gián, bọ chét), ấu trùng sán phát triển ở các xoang cơ thể chúng.

Người bị lây, nếu ăn phải những vật chủ trung gian, khi dùng bánh mì chưa chín tới, khi nếm bột mì nhão còn sống. Vật chủ trung gian bị nhiễm khi nuốt phải trứng sán rơi vào bột cùng với phân chuột.

Biện pháp phòng bệnh là diệt chuột, diệt sâu bọ ăn bột, gián và các côn trùng khác. Chữa bệnh bằng cao chiết dương xỉ đực hoặc hạt bí ngô trong vòng 1 ngày.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây