TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN
- Tác nhân gây bệnh:
Tác nhân gây bệnh là Diphyllobothrium latum. Đó là một loại sán to, dài 2-10m, ký sinh ở ruột non của người, chó, mèo, lợn. Sau khi đã trưởng thành về mặt sinh dục, sán dẻ trứng, trứng được bài xuất ra ngoài cùng với phân. Nếu trứng rơi vào nước, thì sau 3-5 tuần sẽ hình thành phôi ở trong trứng. Thời hạn phát triển của phôi tuỳ thuộc vào nhiệt độ và các diều kiện khác. Phôi đã chín, mao ấu trùng coracidium hình cầu, có phủ lông mao và ba đôi móc. Mao ấu trùng chui ra khỏi trứng qua một lỗ của nắp trứng đã mở ra.
Vật chủ trung gian thứ nhất là một loài tôm nước ngọt Cyclopes nuốt phải ấu trùng coracidium. Sau khi bị tôm nuốt, mao ấu trùng rụng hết lông, nhờ có móc nó xuyên qua thành ruột vào xoang của tôm. Sau 2-3 tuần, ấu trùng I biến thành tiền vĩ ấu trùng (giai đoạn II) hình bầu dục, dài 0,5-0,6mm, có đuôi hình cầu với 6 móc phôi.
Vật chủ trung gian thứ hai là các loài cá nước ngọt ăn tôm Cyclopes. Trong ruột cá, những con tôm Cyclopes bị nuốt vào sẽ bị tiêu hoá, ấu trùng II xâm nhập qua thành ruột vào sâu trong mô, dừng lại ở những chỗ khác nhau (cơ lưng, cơ bụng, gan, trứng cá) và biến thành vĩ ấu trùng (giai đoạn III). Có thể có tới 250 vĩ ấu trùng trong cơ thể một con cá. Cá lớn có thể bị lây khi ăn các cá nhỏ hơn. Cho nên cá lớn thường bị nhiễm ấu trùng III nặng hơn cá con.
Người bị lây khi ăn thịt cá và trứng cá sống hoặc nấu chưa chín. Trong ruột người, ấu trùng III biến thành ký sinh vật trưởng thành sống ở đoạn trên của ruột non. ớ một người có thế có một vài con sán Diphyllobothrium latum; ở những nơi có bệnh này phổ biến, thì hàng chục, hàng trăm con có thể ký sinh ở một người. Thời gian chúng sống ở trong cơ thể vật chủ cuối cùng có thể kéo dài 15-20 năm.
- Chẩn đoán bằng xét nghiệm:
Chẩn đoán căn cứ vào sự phát hiện trứng trong phân. Đôi khi có một đoạn sán dài được bài xuất ra theo phân; sau đó số lượng trứng trong phân giảm rõ rệt hoặc sẽ không thấy trứng trong một thời gian. Cho nên, nếu không thấy trứng mà nghi là bị bệnh sán Diphylobothrium, thì phải tiến hành xét nghiệm lại sau 5-10 ngày.
QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM
- Nguồn truyền nhiễm:
Là con người, chó cũng có một vai trò nhất định, lợn, mèo và các dã thú (cáo, gấu) giữ một vai trò nhỏ hơn.
Vật chủ trung gian là tôm nước ngọt, vật chủ bổ sung là nhiều loại cá nước ngọt, cá vàng, cá hồi, cá bống.
- Yếu tố truyền nhiễm:
Duy nhất là thịt cá và trứng cá còn sống hoặc nửa sống nửa chín,
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Con người giữ một vai trò chủ yếu trong việc hình thành các ổ bệnh sán Diphyllobothrium latum ở những vùng có nhiều hồ ao, vùng ven sông; ổ bệnh xẹp đi khi nước thải thôi không chảy vào (Thuỵ Sĩ)
Cũng đã phát hiện ra những ổ bệnh thiên nhiên ở những nơi mà nguồn truyền nhiễm chủ yếu là các động vật hoang dại (gấu, cáo) làm lây bệnh cho tôm cá. Đó cũng là một nguyên nhân làm cho người bị lây bệnh.
Tại những nơi có ổ bệnh này thì hay bị lây nhất là người đánh cá. ở các nơi có tập quán ăn cá sống, bệnh sán này lan truyền rộng rãi. Cá ở hồ thường bị lây nhiều hơn cá ở sông, cho nên dân chúng sống cạnh hồ bị lây nhiều hơn ở ven sông.
Tình trạng vệ sinh của các nơi tập trung dân, mức độ sông, hồ bị nhiễm phân từ các hố xí xây ở trên bờ bị nước mưa dồn xuống sông hồ; mật độ cá và mức độ phát triển của nghề cá, cách thức nấu cá ở địa phương… đều có một vai trò quan trọng trong việc lây lan bệnh sán này.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH
- Các biện pháp phòng bệnh:
Phòng bệnh sán này trước hết nhằm bảo vệ môi trường bên ngoài, đặc biệt là sông, hồ không bị nhiễm phân từ đất liền và tàu thuyền rơi vào. cần phải có biện pháp hợp lý để tập trung và xử lý phân, cần phải làm công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh trong dân chúng ở vùng bị nhiễm sán nặng. Dân chúng phải hiểu những giai đoạn phát triển của sán, phương thức lây bệnh và cách phòng bệnh. Phải tẩy sán cho những người bị nhiễm nhiều nhất và cả cho chó nếu cần, nhất là những người đi xây dựng những hồ và đập chứa nước.
Không ăn cá chưa được nấu chín, ấu trùng của sán này chịu đựng kém nhiệt độ cao, các dung dịch muối; điều này được sử dụng để diệt sán ở cá. Nếu đun nóng cá bị nhiễm ấu trùng, ở nhiệt độ 45-46° trong 10 phút, ở nhiệt độ 50-51° trong 5 phút, thì sẽ diệt được ấu trùng này ở cá. Nếu bảo quản cá bị nhiễm sán trong nước đá ở tủ lạnh gia dinh, thì ấu trùng chết sau 14 ngày.
Nếu ngâm cá trong dung dịch muối 20% hoặc dung dịch bão hoà, hay sát muối khô lên cá, cũng sẽ làm cho ấu trùng sán mất tính linh hoạt sau 24 giờ. Cá muối không nguy hiểm sau khi đã ướp trong nưdc muối từ 2-7 ngày, tuỳ theo cần nặng của cá.
- Tẩy sán Diphyllobothrium bằng cao triết dương xỉ đực, hạt bí đỏ, acridin. ở thể bệnh thiếu máu, thì trước khi tẩy sán, phải điều trị bằng sinh tố B12.