Sốc điện bên ngoài và máy chống rung

Bệnh tim mạch

Gây sốc điện bằng máy chống rung được dùng trong điều trị cấp cứu rối loạn nhịp tim nặng và trong điều hoà một số loạn nhịp nhanh do nhĩ, thường là sau điều trị bằng thuốc chống đông nếu bị rung nhĩ và không được dùng quinidin.

MÁY CHỐNG RUNG BÊN NGOÀI

Các máy chống rung bên ngoài thông thường tạo ra dòng một chiều 150 – 300 Jun trong 2 miligiây được phóng qua một tụ điện. Phá rung trong điều trị nhịp nhanh do nhĩ đòi hỏi phải gây mê toàn thân ngắn và cần phải được thực hiện ở một nơi thích hợp, có máy theo dõi liên tục và phương tiện hồi sức:

  1. Ghi điện tim liên tục và kiểm tra qua dao động ký để theo dõi hoạt động của bộ phận đồng bộ hoá.
  2. Chuẩn bị bệnh nhân bằng diazepam (10 – 30 mg) hoặc phénobarbital (150 – 300 mg) nếu có thể được.
  3. Đặt điện cực: một điện cực được đặt lên phần trên của xương ức, điện cực kia được đặt khoảng liên sườn 6 bên trái, trên đường nách.
  4. Bôi chất dẫn điện vừa đủ lên da, chỗ đặt điện cực. Tránh không cho hai điện cực chạm nhau trực tiếp hay qua chất dẫn điện.
  5. Bệnh nhân không dùng digital từ 24 giờ trước. Với rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất: bắt đầu với mức 25 – 50 J. Nếu thất bại, tăng mức dần theo từng nấc 50 J cho đến 300 J. Sử dụng mức này ngay từ đầu nếu có ngừng tim, ngừng thở và có rung thất.
  6. Bệnh nhân dùng digital: nếu không thể chò đợi 24 – 48 giờ để thải gần hết digital được thì bắt đầu với mức 5 – 10 J để thử tính hưng phấn của cơ tim (nguy cơ tim đờ).
  7. Sau đó tăng dần mức theo nấc 5 – 10 J cho đến khi thành công hoặc có loạn nhịp có the nguy hiểm.
  8. Biến chứng: hay gặp nhưng thường nhẹ. Hay gặp các loại loạn nhịp khác nhau. Tai biến hay gặp nhất là do sốc điện trùng hợp với thời kỳ cơ tim đang tái cực dẫn đến rung thất (để giảm thiểu phải gây sốc khác ngay lập tức), có thể tiêm 50 – 100 mg lidocain.
  9. Kali huyết thấp làm loạn nhịp nặng dễ xảy ra.

MÁY CHỐNG RUNG TỰ ĐỘNG

Các máy chống rung bên ngoài tự động được dùng để phá rung sớm. Các máy xách tay này được các nhân viên cấp cứu ban đầu (xe cấp cứu, nhân viên cứu hoả, nhân viên cứu hộ) sử dụng. Máy phân tích nhịp tim trong 10 – 30 giây và “ra lệnh” chống rung nếu thấy có rung thất hoặc có nhịp nhanh thất.

Các máy chống rung tự động được cấy vào cơ thể có khả năng theo dõi nhịp tim, nhận biết và điều trị các loạn nhịp nhanh hoặc rung thất.

Các máy này được sử dụng cho người bị loạn nhịp nhanh hoặc bị rung thất tái phát; ví dụ, ở người đã bị nhồi máu cơ tim nhưng không được dùng trong trường hợp bị rung thất có nhồi máu cơ tim cấp.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận