Trang chủBệnh tim mạchMáy kích thích tim (máy tạo nhịp tim)

Máy kích thích tim (máy tạo nhịp tim)

Tên khác: máy tạo nhịp tim (pacemaker).

Định nghĩa

Máy tạo kích thích điện thay thế cho việc kích thích các tâm thất khi không có kích thích từ nút xoang hoặc nhất là do bloc nhĩ thất.

Máy kích thích tim tạm thời

Các máy kích thích đặt tạm thời trong buồng tim được sử dụng cho bệnh nhân có loạn nhịp khó điều trị sau khi bị một cơn đột quỵ nặng hoặc sau khi bị phẫu thuật tim hở. Hộp nguồn điện được đeo ở thắt lưng hoặc đeo ở cánh tay. Nguồn điện được nối với một điện cực được đưa vào trong tim qua đường tĩnh mạch cảnh.

Chỉ định

  1. Nhịp tim chậm cấp tính trong lúc chò đợi đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hoặc đợi cho bệnh nguyên nhân khỏi.
  2. Điều trị nhịp nhanh kịch phát khó chữa hoặc cuồng động nhĩ bằng cơ chế “tăng tốc” (“overdrive”). Máy phát xung có tần số cao hơn là nhịp tim nhanh.
  3. Gây ra một vài kiểu loạn nhịp tự phát ở bệnh nhân và tìm thuốc chống loạn nhịp thích hợp để phòng ngừa.

Máy kích thích tim vĩnh viễn

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC MÁY

  1. Nguồn điện được cấy vào dưới cơ ngực và được nôi qua thông được đưa vào trong tim qua đường tĩnh mạch cảnh. Thông được nối với một điện cực duy nhất được đặt trong tâm thất phải (máy kích thích một buồng tim) hoặc với hai điện cực khi kích thích tâm nhĩ và tâm thất phải (máy kích thích hai buồng).
  2. Pin thường dùng là pin lithi, thời gian sử dụng 8 – 12 năm.
  3. Có thể đặt chương trinh cho một sốthông số như: kiểu kích thích, tần số tim, độ nhậy của mạch phát hiện, khoảng A – V (dẫn truyền nhĩ – thất), biên độ và thời gian của xung và thời kỳ trơ.
  4. Các máy kích thích kiểu “theo dõi” hay “không cạnh tranh” bị các sóng P hoặc phức hợp QRS tự nhiên ức chế )máy chỉ làm việc khi tần số tim thấp hơn tần số phát xung của máy).
  5. Các máy kích thích có tần số được điều chỉnh: ở các bệnh nhân có tâm nhĩ không hoạt động bình thường (bloc xoang – nhĩ, cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ mạn tính), nhịp nút xoang không tăng lên khi làm việc nặng và cũng không thay đổi theo nhu cầu của cơ thể. Để nhịp tim phù hợp với gắng sức, máy có bộ phận nhận cảm đo tần số hô hấp và các chỉ số khác liên quan đến hoạt động thể lực rồi điều chỉnh tần số tim theo các thông tin này.

Máy kích thích một buồng

  1. Điện cực đặt trong tâm nhĩ phải (AAI-R): được chỉ định dùng khi có rối loạn nút xoang. Dẫn tuyền nhĩ – thất bình thường; ví dụ, trong nhịp chậm nhĩ không có bloc nhĩ thất.
  2. Điện cực ở tâm thất phải (VYI-R): được chỉ định dùng trong mọi hội chứng nhịp chậm có bloc nhĩ thất và đáp ứng của tâm thất rất chậm.
  3. Kích thích tâm thất đồng bộ với việc phát hiện ở tâm nhĩ bằng một thông (VDD-R): được chỉ định dùng trong bloc nhĩ thất vẫn còn chức năng của nút xoang.
  4. Máy kích thích hai buồng: một điện cực ở tâm nhĩ phải, một điện cực ở tâm thất phải (DDD-R).

MỘT SỐ CHỈ ĐỊNH DÙNG MÁY

  1. Bloc nhĩ thất hoàn toàn hoặc không hoàn toàn đã gây ngất hoặc thỉu lịm (hội chứng Adams – Stockes). Không nên đặt máy kích thích tim nhằm mục đích phòng ngừa ở người bị bloc nhĩ thất không có triệu chứng lâm sàng.
  2. Hội chứng nhịp nhanh – nhịp chậm (bệnh của tâm nhĩ, bệnh của xoang) có quãng nghỉ của xoang đều hoặc trên 3 giây và/hoặc gây ngất.
  3. Chỉ định đặc biệt: có thể đặt chương trình cho máy để làm ngừng cơn nhịp nhanh kịch phát vào lúc cơn xuất hiện. Trước khi đặt các máy kích thích tim cần phải nghiên cứu bệnh nhân ở một trung tâm chuyên khoa.

THEO DÕI MÁY: sau khi đặt máy, trong tháng đầu tiên cần kiểm tra bệnh nhân hàng tuần. Bệnh nhân cần phải biết cách tự bắt mạch và báo cho bác sĩ mọi sự bất thường về nhịp tim.

Một số trung tâm có thể kiểm tra qua điện thoại tình trạng của pin và của thông.

Nếu vẫn còn cơn ngất: phải tiến hành ghi điện tim liên tục (Holter). Máy hoạt động không tốt là do mạch phát hiện quá nhậy hoặc do điện cực di chuyển. Điều này có thể được phát hiện trên đường ghi Điện tâm đồ (sóng nhanh do máy phát bị thay đổi trục).

Kiểm tra máy sau 6, 9 hoặc 12 tháng tuỳ theo kiểu máy và tình trạng của bệnh nhân. Càng gần lúc máy hết hạn sử dụng thì càng phải kiểm tra dày hơn để quyết định thời điểm thay nguồn điện.

Kích thích diện dược chương trình hoá (SEP)

Nhiều catheter đa cực được đưa qua tĩnh mạch đùi và đưa vào các buồng tim phải.

Các ngưỡng kích thích được đặt cho thông tâm thất và cho thông tâm nhĩ.

  1. Chỉ định để chẩn đoán: chẩn đoán phân biệt nhịp nhanh thất và nhịp nhanh trên thất khi Điện tâm đồ không giải quyết được; nghiên cứu sinh lý bệnh của loạn nhịp thất; ước lượng nguy cơ đột tử sau nhồi máu cơ tim; tiên đoán hiệu quả điều trị chống loạn nhịp (“serial drug testing”).
  2. Chỉ định để điều trị: làm ngừng nhịp nhanh thất bằng kích thích; loại bỏ nguyên nhân gây loạn nhịp bằng dòng điện có tần số radio.
Bảng 14.6. Máy kích thích tạo nhịp tim – Giải thích các ký hiệu

Chữ cái thứ nhất Buồng tim bị kích thích Chữ cái thứ hai Buống tim tiếp nhận Chữ cái thứ ba Đáp ứng khi tiếp nhận Chữ cái thứ tư Lập trinh
v= tâm thất v= tâm thất 1 = ức chế p = lập trình được
A = tâm nhĩ A = tâm nhĩ T = phát động M = lập được nhiều chương trình
D = tâm nhĩ và tâm thất D = tâm nhĩ và tâm thất D = úc chế và phát động o = không lập trình đuọc
  0 = không có 0 = không có R = tự điều chỉnh nhịp
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây