Huyết động học tim

Bệnh tim mạch

Thông tim

Đưa một ống thông mảnh, mềm (catheter) vào tĩnh mạch (ỏ nếp khuỷu, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch đùi) hoặc động mạch (động mạch đùi) và đẩy vào tận trong tim. ống thông cản tia X nên có thể theo dõi qua X quang. Trong ống thông chứa đầy chất chống đông pha loãng để tránh tạo cục máu đông trong mạch máu.

– Thông tim phải: ống thông được đưa vào tĩnh mạch (tĩnh mạch đùi, nền, cổ hoặc dưới đòn) và được đẩy vào tận tâm nhĩ phải, tâm thất phải rồi tới động mạch phổi.

  • Thông tim trái (ngược dòng): thông được luồn vào trong động mạch đùi và được đẩy qua lỗ van động mạch chủ để vào tâm thất trái.
  • Thông tim bằng thông có bóng của Swan-Ganz: xem áp suất bị chặn ở mao mạch phổi

Ngoài ra, thông tim còn cho phép:

  • Lấy các mẫu máu ở các buồng tim và ở các mạch khác nhau để phân tích khí trong máu.

Bảng 14.5. Các thông số huyết động học chính ở người lớn (đo lúc nghi ngơi)

Lưu lượng tim Lưu lượng tâm thu Chỉ số tim Tiêu thụ oxy

Chênh lệch oxy động – tĩnh mạch Khả năng bão hoà oxy của hemoglobin

5,5 – 6,5 l/phút 48 ml/một lần bóp/m2 3,1 – 3,8 l/phúư m2 130 – 150 ml/phúư m2 3,5-4,7 thể tích/100 ml máu 1,39 ml/g Hb
Áp suất trong động mạch chủ
– Lúc tâm thu 100 – 140 mm Hg
– Lúc tâm trương 60 – 90 mm Hg
Áp suất trong tâm thất trái
– Lúc tâm thu 110 – 140 mm Hg
– Cuối tâm trương < 12 mm Hg
Áp suất trong tâm nhĩ trái < 9 mm Hg
Áp suất mao mạch phổi bị chặn < 9 mm Hg
Áp suất trong động mạch phổi
– Lúc tâm thu 15-30 mm Hg
– Lúc tâm trương 3-12 mm Hg
Áp suất trong tâm thất phải
– Lúc tâm thu 15 – 30 mm Hg
– Cuối tâm trương < 8 mm Hg
Áp suất trong tâm nhĩ trái < 8 mm Hg
Áp suất tĩnh mạch trung tâm 8-14 cmH20
Diện tích lỗ van hai lá > 3 cm2
Diện tích lỗ van động mạch chủ > 2 cm2
Sức cản phổi 20- 120 dyn/giây/cm ‘5
Sức cản ngoại vi 770 – 1500 dyn/giãy/cm ‘5
  1. Ghi áp suất và sự thay đổi lưu lượng ở các buồng tim và các mạch máu khác nhau.
  2. Tiêm một chất cản quang để thấy rõ các mạch máu (chụp mạch vành) và các buồng tim (chụp tâm thất) hoặc đưa các chất phóng xạ vào (nhấp nháy đồ với Tl- 201).
  3. Tính thể tích nối tắt (shunt) trong hoặc ngoài tim, sức cản ở đại tuần hoàn và ở tiểu tuần hoàn, diện tích các lỗ van.
  4. Làm giãn chỗ mạch vành bị tắc (nong mạch vành qua da)
  5. Đóng kín chỗ thông liên nhĩ, thắt ống động mạch.
  6. Nong mạch, sửa van và sinh thiết tim.

Không chỉ định thông tim khi có suy tim nặng. Phải có một kíp mổ sẵn sàng để phòng tai biến có thể xảy ra.

Lưu lượng tim

Giá trị bình thường: 5,5 – 6,5 lít/ phút.

Lưu lượng tim là lượng máu được một tâm thất bơm vào động mạch trong một đơn vị thời gian. Lưu lượng của hai tâm thất được coi là bằng nhau, trừ khi có nôi thông giữa tim trái và tim phải hoặc van tim bị hở nên có dòng chảy ngược ở thì tâm trương. Phương pháp cổ điển để tính lưu lượng tim là phương pháp Fick: lưu lượng tim bằng lượng oxy mà phổi thu nhập trong 1 đơn vị thời gian chia cho hiệu độ bão hoà oxy trong máu động mạch và độ bão hoà oxy trong máu tĩnh mạch. Lấy máu động mạch bằng cách chích máu từ động mạch đùi và lấy máu tĩnh mạch qua thông đặt ở động mạch phổi.

Trong lâm sàng, người ta thường dùng phương pháp pha loãng (tiêm một chất màu hoặc một chất phóng xạ) hoặc phương pháp pha loãng nhiệt (tiêm dung dịch glucose 5% để lạnh). Tiêm chất chỉ điểm vào tĩnh mạch ngoại vi hoặc vào động mạch phổi ở trạng thái sốc rốĩ lấy máu ở một động mạch. Một số phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp không gây chảy máu (ghi – đo Doppler dòng máu qua động mạch chủ).

Chỉ số tim là lưu lượng tim được biểu thị bằng số lít tim bơm trong một phút cho m2 diện tích cơ thể. Giá trị bình thường: 3,1 – 3,8 1/phút/m2

Áp suất tĩnh mạch trung tâm

Áp suất tĩnh mạch trung tâm được đo bằng một ống thông có một đầu nằm trong tĩnh mạch chủ trên. Áp suất ở tĩnh mạch chủ trên phản ảnh áp suất trong tâm nhĩ phải và đó cũng là áp suất trong tâm thất phải ở cuối thì tâm trương. Áp suất này phụ thuộc vào thể tích máu, vào độ mềm dẻo của thất phải và vào sức cản ở phổi. Áp suất tĩnh mạch trung tâm cũng có thể là chỉ điểm về áp suất cuôi tâm trương của tim trái với điều kiện là sức cản của phổi là bình thường (không bị bệnh phổi, tăng áp suất mạch phổi, tắc mạch phổi) và tâm thất phải bình thường. Đo áp suất tĩnh mạch trung tâm đặc biệt hữu ích trong điều trị sốc.

Giá trị bình thường: 8 – 14 cm H2O (1 cm H2O = 0,74 mmHg). Các giá trị này không cho phép kết luận chắc chắn về thể tích máu và / hoặc về tình trạng của cơ tim. cần phải xem xét một cách linh hoạt tuỳ theo tiến triển lâm sàng, đặc biệt là ảnh hưởng của việc truyền tĩnh mạch.

Nêu truyền 200 ml dung dịch sinh lý trong 10 phút làm tiến triển tốt về lâm sàng, làm tăng huyết áp động mạch mà không làm tăng áp suất tĩnh mạch trung tâm thì có thể kết luận giảm thể tích máu là nguyên nhân chính gây sốc. Ngược lại, nếu áp suất tĩnh mạch trung tâm tăng, tình trạng lâm sàng không được cải thiện thì có thể kết luận sốc là do rối loạn chức năng của tâm thất.

Áp suất tĩnh mạch trung tâm tăng cao hơn 14 cm H2O: có giảm thể tích máu và/ hoặc rối loạn co bóp tâm thất. Truyền dịch vào tĩnh mạch là nguy hiểm.

Áp suất tĩnh mạch trung tâm giảm thấp hơn 7 cm H2O: thể tích tuần hoàn 1 bị giảm tuyệt đối hoặc tương đối. Có thể truyền dịch vào tĩnh mạch.

Áp suất ở mao mạch phổi bị chặn

Giá trị bình thường: thấp hơn 9 mmHg (12 cm H20).

Áp suất ở mao mạch phổi bị chặn được đo bằng cách luồn một ống thông đặc biệt (ống thông Swan – Ganz) vào một tĩnh mạch lớn. Phương pháp này cho giá trị đáng tin cậy hơn là áp suất tĩnh mạch trung tâm nhưng đòi hỏi phải có phương tiện và cán bộ chuyên khoa. Nếu không có bệnh van hai lá thì áp suất này tăng/giảm có ý nghĩa như áp suất tĩnh mạch trung tâm. Áp suất này cũng nói lên áp suất thuỷ tĩnh trong các mao mạch phổi (là áp suất quyết định trong phù phổi).

Ngoài ra, ống thông đặt trong động mạch phổi còn cho phép đo phân áp oxy trong máu tĩnh mạch pha trộn là chỉ số nói lên việc cấp máu cho mô. Nếu mô được tưới máu đủ thì phân áp cao hơn 30 mm Hg (4 kPa).

Đặt ống thông động mạch

Thông động mạch cho phép theo dõi liên tục huyết áp động mạch khi huyết động học không ổn định, nhất là trong phẫu thuật tim – mạch, bị nhồi máu cơ tim có biến chứng hoặc trong trạng thái sốc. Đặt thông lưu còn cho phép theo dõi khí máu trong phù phổi hoặc trong các bệnh làm thay đổi khả năng vận chuyển oxy của máu. Đặt thông ở động mạch quay có thể làm cẳng tay và bàn tay bị hoại tử thiếu máu.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận