Thân chung động mạch – dị tật tim bẩm sinh

Bệnh tim mạch

Thân chung động mạch là một dị tật bẩm sinh ở tim rất hiếm gặp. Theo Abbott (1936), loại dị tật này khoảng 2% trong tổng số các bệnh tim bẩm sinh và theo Kjellberg (1956) khoảng 1%; tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi mới gặp một trường hợp.

Về phôi thai học và giải phẫu bệnh học, dị tật này xuất hiện vào tuần thứ sáu của thời kỳ phát triển bào thai, thân động mạch không tách đôi ra thành động mạch chủ và động mạch phổi, máu từ hai tâm thất chảy thẳng vào một thân chung động mạch và từ đây máu được phân lưu ra làm hai hưởng – một phần vào đại tuần hoàn để đi nuôi cơ thể và một phần vào tuần hoàn phổi (tiểu tuần hoàn) để làm nhiệm vụ trao đổi khí. Sự phân lưu này có thể có hai loại: một loại – các nhánh động mạch phổi xuất phát ngay từ quai lên của thân chung động mạch {hình 44a) và một loại – xuất phát từ quai xuống của thân chung động mạch (hình 44b).

Sự rối loạn huyết động học trong dị tật bẩm sinh loại này phụ thuộc vào khôi lượng máu trộn chảy vào hai hệ đại và tiểu tuần hoàn: số lượng máu trộn (của hai tâm thất) chảy vào vòng tiểu tuần hoàn càng lớn bao nhiêu thì hiện tượng thiếu oxy trong máu (hypoxémie) càng ít bấy nhiêu và bệnh nhân có thể sống được thời gian khá lâu. Tuy vậy, trong bệnh này, trạng thái xơ cứng động mạch phổi càng ngày càng tiến triển làm cho áp lực ở nhánh động mạch phổi càng ngày càng giảm đi và trạng thái thiếu oxy trong máu (tím tái) càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, giống như trong phức hợp Eisenmenger.

– Về lâm sàng: Trong các trường hợp nhẹ (máu trộn chảy vào vòng tiểu tuần hoàn nhiều), các dấu hiệu lâm sàng thể hiện ra ít và nhưng bệnh nhân này có thể sống tới 17 – 23 tuổi (V. A. Bukharin, 1967). Đại đa số các trường hợp nặng (máu trộn chủ yếu chạy vào vòng đại tuần hoàn), các dấu hiệu của sự thiếu oxy máu xảy ra rất sớm (tím tái; đầu ngón tay, ngón chân có hình dùi trống; khó thở, dễ mệt mỏi, yếu toàn thân, v.v…) và bệnh nhi chết vào lúc 1 tuổi, 1 tuổi rưỡi, vào lúc ông động mạch được lấp kín tự nhiên.

– Về điện tâm đồ: Có thể ghi nhận được dấu hiệu trục diện tim hưởng phải, dày thất phải và trái.

– Về X quang: Có thể thấy phế trường đậm và rốn phổi cao, đặc biệt tim và các mạch máu gần tim làm thành một hình ảnh nửa chữ s {hình 44c). Chụp X quang cản quang các buồng tim, thấy một thân chung động mạch rất rõ rệt (hình 44d).Thân chung động mạch

Hình 44. Thân chung động mạch

Về điều trị: Khả năng điều trị bệnh này bằng phẫu thuật rất hạn chế. Một số phẫu thuật mang tính chất bảo tồn với mục đích làm tăng số máu trộn chảy qua phổi để trao đổi khí (như cắt màng phổi thành, bơm vào xoang màng phổi bột talc dễ gây dính và tăng tuần hoàn phổi – theo A.M. Amôsov, hoặc thắt hẹp quai xuống của cung động mạch chủ để làm tăng áp lực ở động mạch chủ, nở rộng các nhánh động mạch phế quản – theo N. K. Galankin và B. M. Sukerman cũng không đem lại kết quả mong muôn.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận