Các khối u mạch máu – triệu chứng và điều trị

Bệnh tim mạch

U mạch máu

U MẠCH MÁU Ở TRẺ CÒN BÚ (NƠVI MẠCH MÁU): tổn thương màu đỏ tươi, nổi lên trên mặt da, do loạn sản mạch máu, thường là bẩm sinh, hình thành bởi những mạch máu chủ yếu là mao mạch máu giãn rộng và thành cuộn, với tế bào nội mô tái sinh sản rất nhanh. Người ta phân biệt những thể da, dưới da, hoặc hỗn hợp. Hiếm khi nhìn thấy lúc sơ sinh, u mạch máu xuất hiện dần dần trong thời kỳ tháng đầu tiên sau sinh, lớn lên trong năm đầu tiên để rồi ổn định lại trong một vài tháng. Tới 5 tuổi, 50% số trường hợp của thể bì (da) đơn thuần biến mất không cần điều trị. Tới 7 tuổi thì 70% số trường hợp u mạch máu hết đi, và tới 10 tuổi thì 90% tự khỏi. Chỉ những thể nặng mới phải điều trị bằng corticoid. Hội chứng Kasabach-Merritt là sự kết hợp giữa u mạch máu với đông máu nội-mạch rải rác.

U MẠCH MÁU PHẲNG (vết rượu vang, còn gọi là bớt hoặc vết chàm): tổn thương phẳng, màu hồng, đỏ hoặc hơi tím do giãn mao mạch, thường hay xuất hiện ở da mặt, hoặc ở gáy. u mạch máu này lớn dần trong tháng đầu tiên sau sinh, nhưng không tự mất đi. Có thể điều trị bằng tia laser vào cuối tuổi dậy thì. Hội chứng Protée là sự kết hợp giữa u mạch máu phang với những dị dạng mao mạch-tĩnh mạch hoặc dị dạng mạch bạch huyết ở sâu và những dị dạng ở xương.

U MẠCH MÁU DẠNG củ: hình thành bởi những mạch máu bị giãn. Biểu hiện bởi vết màu đỏ nổi cao, mất đi tự nhiên sau 6-12 tháng (không cần điều trị, nhưng phải theo dõi diễn biến).

U MẠCH MÁU DƯỚI DA SÂU: khối mềm, màu lục nhạt, nằm dưới da, có những tiểu tĩnh mạch chạy ở bên ngoài.

U MẠCH MÁU HÌNH SAO: mảng nổi cao lên trên mặt da, màu đỏ tươi, có một tiểu động mạch ở trung tâm, từ động mạch này xuất phát các mao mạch toả ra xung quanh như hình nan hoa bánh xe. Nếu ấn mạnh vào vùng trung tâm, thì tổn thương tạm thời biến mất. u mạch này thấy trong các trường hợp xơ gan, dùng thuốc tránh thai uống, có thai. Điều trị: đốt điện.

BỆNH U MẠCH MÁU STURGE- WEBER-KRABBE: xem từ này.

BỆNH U MẠCH MÁU VÕNG MẠC VON HIPPEL-LINDAU: xem từ này.

U bạch mạch (u mạch bạch huyết)

U mạch lành tính hình thành bởi những mạch bạch huyết giãn to hoặc thành nang tập hợp lại. u mạch bạch huyết là một cấu trúc hiếm thấy, bóng láng, giống như hột cơm, đàn hồi, nằm ở gốc các chi , ở lưỡi, ở mí mắt. Thể mạch hang thường khu trú ở hố nách, và có thể bị nhiễm khuẩn. Thể trung thất có thể gây ra biến chứng tràn dưỡng chấp màng phổi và tiêu xương tiến triển chậm (6-8 năm), với gãy xương, tạo nên hội chứng xương ma Gorham.

U cuộn mạch

U mạch máu nội-chân bì (trong bề dày của chân bì), hay nằm ở những vùng xúc giác của ngón tay. u cuộn mạch có thế đau và khi khám thực thể thì thấy giống như một nốt (cục) nhỏ màu tím nhạt đường kính vài millimét.

U tuyến cảnh (u tiểu thể động mạch cảnh)

Khối u phát triển phụ thuộc vào hệ thống cận hạch thực vật, còn gọi là u thụ thể hoá học (u cảm thụ quan hoá học). Khối u này chế tiết ra serotonin và gây ra chóng mặt, cơn ngất, đau nửa đầu. Có thể chẩn đoán bằng siêu âm Doppler và chụp động mạch số hoá.

U mạch máu ác tính

Sarcom mạch máu và những u mạch-nội mô là những khôl u hiếm gặp ở người lớn. Các khối u ác tính này đôi khi phát triển ở gan, nhất là sau khi tiếp xúc lâu dài với chlorua vinyl, thori (thorium) hoặc arsen.

Sarcom Kaposi

Tên khác\ bệnh Kaposi, bệnh sarcom mạch-võng mô, bệnh đa sarcom chảy máu

Khối u ác tính phát triển từ những mô lympho-lưới (còn gọi là mô lympho-võng) hoặc nội mô mạch máu, xuất hiện ở nhiều vị trí của chân bì da và có thể lan ra biểu bì. Mới đầu thấy có một vết màu tím nhạt ở da, sau chuyển thành mảng hình tròn hoặc bầu dục, rồi thành nốt nhỏ (hoặc cục). Khối u có thể khu trú ở da, niêm mạc lợi-miệng hoặc trên các niêm mạc khác (nội soi phế quản và ống tiêu hoá để phát hiện). Đã phát hiện thấy bệnh nhân bị nhiễm virus herpes người týp 8 (HHV8) hoặc còn gọi là virus sarcom Kaposi (tiếng Anh viết tắt: KSHV).

THỂ KẾT HỢP VỚI HIV (XEM: BỆNH SIDA): tổn thương bắt đầu ở phần trên cao của thân thể, và có thể lan ra toàn thân với sưng nhiều hạch bạch huyết và di căn vào tạng.

THỂ KHỐNG KẾT HỢP VỚI HIV: xuất hiện ở người già gốc ở vùng châu thổ Địa Trung Hải không bị suy giảm miễn dịch, thể này hay bắt đầu ở ngón chân hoặc cẳng chân bởi nhũng nốt (cục) nhỏ, tiến triển nhưng không di căn.

THỂ SƯNG HẠCH BẠCH HUYẾT: tiến triển và rải rác, sưng nhiều hạch bạch huyết, di căn tối các tạng và tới cmg tiêu hoá. Đặc biệt hay xuất hiện ở Châu Phi xích đạo.

Điều trị

Đốt điện những tổn thương nông, liệu pháp bức xạ những thể khó điều trị hoặc thể ở sâu. Đối với thể toàn thân, liệu pháp hoá chất phối hợp nhiều thuốc hoặc interferon tái tổ hợp alfa-2b.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận