Viêm dạ dày – ruột cấp

Bệnh tiêu hóa

Tên khác: ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp, viêm tiểu-đại tràng cấp.

Định nghĩa

Niêm mạc của dạ dày và ruột bị viêm cấp do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nhiễm độc.

Căn nguyên: xem bảng 8.9.

NHỮNG THỂ NHIỄM TÁC NHÂN VI SINH (với thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 6 đến 24 giờ):

  • Không viêm (nhiễm vi khuẩn sinh độc tốruột):những rối loạn xảy ra là do độc tố ruột mà những vi khuẩn tiết ra, bệnh nhân ăn thức ăn nhiễm những vi khuẩn này và chúng sinh sản trong cơ thể. Chức năng của tiểu tràng bị tác động (gây ra hội chứng giống bệnh tả). Trong phân bệnh nhân không thấy có bạch cầu.
  • Có viêm (nhiễm vi khuẩn xâm lấn):bệnh nhân ăn phải thức ăn nhiễm những chủng vi khuẩn, mà khi vào trong cơthể, chúng sẽ xâm nhập vào trong lớp niêm mạc ruột, gây ra loét và có thể chảy máu, gây viêm niêm mạc đại tràng sigma-trực tràng, và các đoạn khác của đại tràng, làm tiết dịch rỉ viêm giàu các chất điện giải và protein (gọi là hội chứng lỵ). Trong phân của bệnh nhân có bạch cầu.

NHIỆM ĐỘC HOẶC NHIỄM ĐỘC- NHIỄM KHUẨN DO THỨC ÁN (thời kỳ ủ bệnh ngắn, dưới 6 giờ): những rối loạn xảy ra là do các độc tố của vi khuẩn đã tiết ra và nằm sẵn trong thức ăn bị nhiễm khuẩn.

Triệu chứng

THỂ KHÔNG VIÊM (nhiễm vi khuẩn sinh độc tố ruột): ỉa chảy nhiều phân lỏng, cơ thể bị mất nước, đôi khi mất nước nặng, bệnh nhân buồn nôn, nôn, hơi bị đau bụng.

Vi khuẩn sinh dộc tố ruột Nguyên sinh dộng vật đdn bào
Bacillus cereus Cryptosporidium
Clostridium perfringens Entamoeba histolytica
Escherichia coll sinh độc tố ruột (ETEC) Giardia lamblla
Staphylococcus aureus  
Vibrio cholerae Virus
VI khuẩn xâm hại Adenovirus đường ruột
Campylobacter (các giống khác nhau) Coronavirus
Clostridium difficile Parvovirus
Escherichia coll xâm hại ruột (0157/H7) Rotavirus
Salmonella (các giống khác nhau) Virus Coxsackie
Shigella (Các giống khác nhau) Virus Norwalk
Vibrio parahaemolyticus Virus ECHO
Yersinia enterocolitica

Chẩn đoán phân biệt, xem: ỉa chảy cấp tính

THỂ có viêm (nhiễm vi khuẩn xăm hại): ỉa chảy phân có chất nhày, và có thể có lẫn máu, phân không nhiều lắm, cơ thể mất nước vừa phải, nhưng thường bị đau bụng ở hố chậu trái, sốt, và đôi khi có trạng thái nhiễm độc, thậm chí có thể rơi vào tình trạng sốc, với thiểu niệu (đái ít) và suy thận cấp.

Điều trị

– Bồi phụ nước bằng đường uống: đa số trường hợp bị hội chứng ỉa chảy có thể khỏi tự nhiên. Chỉ cần cho bệnh nhân ăn súp mặn, uống nước trái cây, các đồ uống ngọt không có cà phê, tuỳ tình hình có thể cho uống những dung dịch đặc biệt dành cho phục hồi nước bằng đường uống
(xem từ này) để bù lại lượng nước, Na, K, và C1 bị mất do ỉa chảy. Nếu thấy cần thiết thì bồi phụ nước bằng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

  • Những thuốc không đặc hiệu: kaolin, pectin, than hoạt, lactobacille. Tuy nhiên, hiệu quả của những thuốc này chưa được chứng minh.
  • Thuốc giảm nhu động(codein, diphenoxylat, loperamid): có thể làm bệnh đỡ tạm thời, nhưng không nên sử dụng trong trường hợp có sốt, ỉa chảy nặng và phân lẫn máu (mầm bệnh là vi khuẩn xâm hại), và chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Thuốc kháng sinh: chỉ nên sử dụng cho bệnh nhân nặng (sốt > 38°c, đau bụng, ỉa chảy > 6 lần mỗi ngày), cho những trường hợp mang
mạch máu giả (nhân tạo), có phồng động mạch, bị suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, u lympho, bệnh hồng cầu hình liềm). Thuốc kháng sinh có thể kéo dài thời kỳ bệnh nhân mang mầm bệnh sau khi đã khỏi bệnh.

ía chảy ở người đi du . lịch:

xem bệnh này.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận