Sỏi niệu đạo

Bệnh ngoại khoa Bệnh thận - tiết niệu
  • Trong các bệnh về sỏi đường tiết niệu, sỏi niệu đạo chiếm khoảng 5%
  • Sỏi niệu đạo phần lớn gặp ở nam giới, ở nữ nếu có phần lớn nằm trong túi thừa niệu đạo.
  • Sỏi niệu đạo là một bệnh chẩn đoán dễ dàng nhưng cần lưu ý về cách xử trí.

NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH

  • Sỏi nguyên phát

Từ thận rơi xuống bàng quang, niệu đạo rồi bị tắc lại không thoát ra ngoài.

  • Sỏi thứ phát

Do chít tắc phía dưới, phía trên bị ứ trệ và lắng cặn hình thành sỏi – Có túi thừa niệu đạo sỏi lắng cặn và to dần.

GIẢI PHẪU BỆNH LÝ

  • Viên sỏi

Thường có một viên, hình thoi to bằng hạt lạc

  • Niệu đạo có sỏi

Vị trí: 1/3 sỏi nằm ở niệu đạo sau, 2/3 nằm ở niệu đạo trước. Thường gặp ở những nơi: xoang tuyến tiền liệt, hành niệu đạo, gốc dương vật, hố thuyền niệu đạo.

Phía trên hòn sỏi – niệu đạo dãn to. Trừ trường hợp niệu đạo có túi thừa.

Tại chỗ viên sỏi – các lớp niêm mạc, thanh cơ bị viêm dầy làm cho khẩu kính niệu đạo bị hẹp lại.

  • Thành phần hoá học của sỏi

Giống như sỏi thận và sỏi bàng quang

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Thường có những triệu chứng báo hiệu: đái buốt, đái khó, đái ra máu cuối bãi.

Đột nhiên bệnh nhân thấy tắc đái, đái khó, có khi bí đái hoàn toàn. Bệnh nhân rặn đái chỉ ra vài giọt nước tiểu đỏ.

Kèm theo là những cơn đau lan xuống tầng sinh môn và qui đầu. về sau là những cơn đau quặn vùng hạ vị do bí đái hoàn toàn.

Ngược lại, sỏi ở trong túi thừa niệu đạo thì không gây rổi loạn tiểu tiện, mặc dầu sỏi phát triển khá to. Nhưng các triệu chứng viêm nhiễm bao giờ cũng thấy xuất hiện.

Về thực thể: có thể sờ nắn thấy hòn sỏi trên đường đi của niệu đạo.

CHẨN ĐOÁN

  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng
  • Thăm khám bằng dụng cụ

Dùng que thăm dò bằng kim loại đưa vào niệu đạo sẽ nghe và cảm giác thấy tiếng chạm sỏi.

Dùng máy soi niệu đạo đưa dần từ lỗ miệng sáo dương vật vào sẽ nhìn thấy hòn sỏi.

  • X. quang

Chụp vùng tiểu khung – dương vật sẽ nhìn thấy hình ảnh cản quang của sỏi.

ĐIỀU TRỊ

Sỏi kẹt niệu đạo gây bí đái cần phải xử trí cấp cứu.

Sỏi ở niệu đạo sau -1/3

  • Cơ sở có máy tán sỏi bàng quang

Bơm xylocaine 1% X 5ml vào miệng sáo. Gây tê niêm mạc niệu đạo. Dùng Sonde nélaton vừa với niệu đạo (20-24ch) lỗ sonde ở chính giữa, đưa sonde nélaton vào sát sỏi, rút ra 5mm, bơm dầu paraffine hoặc glycérine, sau đó bơm nước muối 9% để đẩy sỏi lên bàng quang, đặt sonde folcy chò tán sỏi.

  • Cơ sở không có máy tán sỏi bàng quang

Mở thông bàng quang

Bơm nước đẩy sỏi vào bàng quang để lấy sỏi trong bàng quang.

Nếu bơm sỏi vào bàng quang không được không nên cố làm, phải phẫu thuật niệu đạo lấy sỏi.

  • Sỏi ở niệu đạo trước

Xử lý như ở niệu đạo sau. cần chú ý:

Sỏi ở nơi tiếp giáp giữa niệu đạo tầng sinh môn và niệu đạo di động, không được cho kẹp vào gắp sỏi kéo ra.

Sỏi ở hố thuyền, lấy sỏi qua miệng sáo, rạch rộng miệng sáo, không kéo mạnh, bóp nát sỏi, tách sỏi khỏi niêm mạc niệu đạo, rồi nhấc sỏi ra, khâu miệng sáo, khâu niêm mạc vào da, không gây hẹp miệng sáo.

Sỏi hình thành do nguyên nhân tại chỗ (hẹp niệu đạo, rò, túi thừa….) phẫu thuật lấy sỏi, xử lý luôn nguyên nhân.

Sau tất cả những xử trí lấy sỏi niệu đạo: thủ thuật hoặc phẫu thuật, cần theo dõi đề phòng chít hẹp niệu đạo.

Bệnh ngoại khoa Bệnh thận - tiết niệu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận