Rối loạn tiểu tiện

Vô niệu

ĐỊNH NGHĨA

Vô niệu là không có nước tiểu hoặc lượng nước tiểu dưới 100 ml / 24 giờ. Trong vô niệu, bàng quang có ít nước tiểu; còn trong bí tiểu tiện thì bàng quang đầy và căng.

CĂN NGUYÊN: suy thận cấp (xem bệnh này).

Đái ra dưỡng trấp: có dịch bạch huyết trong nước tiểu, nước tiểu trắng đục giống như sữa. Dấu hiệu mạch bạch huyết bị vỡ (u, giun chỉ).

Tiểu tiện khó

ĐỊNH NGHĨA: Tiểu tiện khó là tình trạng nước tiểu ra chậm, tiểu tiện khó hay đau khi tiểu tiện.

TRIỆU CHỨNG: khi đi tiểu cần phải sử dụng đến các cơ phụ (cơ bụng, cơ hoành), tia nước tiểu yếu, lưu lượng nước tiểu tối đa < 20 ml/ giây.

CĂN NGUYÊN xem bảng.

NGUYÊN NHÂN GÂY TIỂU TIỆN KHÓ

Bảng 9.5. Các nguyên nhân gây tiểu tiện khó

Viêm bàng quang Tắc cơ học:
Viêm tuyên tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt
u xđ tuyên tiền liệt Hẹp lỗ niệu đạo hay hẹp niệu đạo
Viêm niệu đạo cấp tính: Sỏi bàng quang
Lậu (Neisseria gonorrheae) Xơ niệu đạo do chấn thương
Chlamydia trachomatis Túi thừa niệu đạo
Ureaplasma urealyticum, v.v… Phù niệu đạo tạm thời
Viêm âm đạo: Khối tân tạo:
Candida albicans Khối u hố chậu hay u bàng quang
Gardnerella vaginalis Chất hoá học gây kích thích:
Lậu Chất keo tránh thai
Chlamydia trachomatis Nguyên nhân khác: viêm bàng quang,
Xoắn khuẩn giang mai viêm bể thận mạn tính nhẹ, viêm túi
Trichomonas vaginalis, v.v… thừa, bệnh Crohn.
Tia xạ (xạ trị) Chấn thương

Ứ nước tiểu

Ứ nước tiểu: là tình trạng không làm cho bàng quang rỗng hoàn toàn được (tồn dư sau tiểu tiện).

Ứ nước tiểu hoàn toàn: rất mót tiểu tiện, tiểu tiện đau và không tiểu tiện được, bàng quang bị giãn dần. Cần chẩn đoán phân biệt với vô niệu.

Ứ nước tiểu không hoàn toàn: bí tiểu tiện, tiểu tiện chậm và cần rặn, tia nước tiểu yếu, đái rắt.

Bàng quang giãn: thể tích tồn dư trong bàng quang trên 300 ml, sờ thấy cầu bàng quang và gõ bàng quang thấy đục. Nên dùng biện pháp chụp đường niệu qua tĩnh mạch để đánh giá lượng nước tiểu tồn dư vì thông đái có thể nguy hiểm, nhất là khi bị giãn nhưng nước tiểu trong.

Chụp đường niệu qua tĩnh mạch và thời gian chụp bàng quang cho phép tìm hiểu nguyên nhân và tác động của việc ứ nước tiểu lên phần cao của bộ máy tiết niệu.

Bảng 5.2. Các bệnh gây ứ nước tiểu

Chẩn đoán Khám lảm sàng Khám bổ sung
u xơ hay ung thư tuyến tiền liệt (ỏ người có tuổi) Tia nước tiểu yếu dần và bí tiểu tiện xuất hiện đôi khi bất chợt. Khám trực tràng thấy tuyến tiền liệt to. Các thuốc cholinergic làm tăng bí đái. Khó đăt thông bàng quang; đánh giá lượng nước tiểu tổn dư bằng chụp đường niệu qua tĩnh mạch tốt hớn (các phim đầu và phim trong lúc tiểu tiện) hoặc chụp siêu âm.
Hẹp niệu đạo Tiền sử viêm niệu đạo, thường do lậu (ỏ đàn ồng trẻ) hay do chấn thương niệu đạo. Khó thông, nước tiểu tồn dư nhiều, chẩn đoán bằng chụp đường niệu hay soi niệu đạo.
Sỏi và khối u bàng quang Thường có đái ra máu, bàng quang lúc bị tắc, lúc không bị. Thông bàng quang dễ. Chẩn đoán bằng chụp, soi bàng quang.
Bàng quang bị rối loạn thần kinh Có dấu hiệu thần kinh đi kèm: rối loạn cảm giác ở các khoanh do S2-S4 chi phối, cơ thắt vòng yếu. Thông bàng quang dễ, chẩn đoán xác định bằng đo áp suất bàng quang và ghì điện cơ của cơ thắt vòng.

GHI CHÚ – ở phụ nữ, ứ nước tiểu có thể do khối u ở hố chậu hay do ứ máu kinh nguyệt trong âm đạo do màng trinh không có lỗ thủng hay do hẹp phía trên màng trinh.

Tiểu tiện không tự chủ

ĐỊNH NGHĨA: là tình trạng bài tiết nước tiểu không tự chủ.

CĂN NGUYÊN

  • Ở nam giới: nguyên nhân hay gặp nhất là u xơ tuyến tiền liệt.
  • Lúc gắng sức: nước tiểu chỉ ra khi áp suất trong ổ bụng tăng (gắng sức, ho, hắt hơi). Hay gặp nhất ở phụ nữ đã mãn kinh do trương lực cơ giảm, bàng quang thoát vị vào âm đạo, sa sinh dục nhiều hay ít.
  • Do phản xạ (tiểu tiện không tự chủ, trước đấy không có cảm giác mót tiểu, số lần đi tiểu ban đêm và ban ngày bằng nhau, có hoặc không có nước tiểu tồn dư trong bàng quang): tổn thương tủy đoạn “cao” (trên đoạn tủy cùng), ở người có tuổi, có tổn thương nặng ở vỏ não.
  • Do quá đầy (có ứ đọng nước tiểu, bàng quang giãn và có cầu bàng quang): xẩy ra khi áp suất trong bàng quang thắng sức cản của cơ thắt vòng bàng quang. Gặp ở người có tuổi bị u xơ hay ung thư tuyến tiền liệt, phì đại cổ bàng quang, bàng quang dễ bị kích thích.
  • Đái dầm (xem bài này): một dạng tiểu tiện không tự chủ về chức năng, gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ, hay xẩy ra vào ban đêm.
  • Tiểu tiện không tự chủ ở tư thế đứng: cơ thắt vòng bàng quang bị yếu do bị tổn thương khi mổ (cắt tuyến tiền liệt), sau chấn thương (vỡ xương chậu), sau chiếu xạ hoặc do nguyên nhân thần kinh (đốt sống chẻ đôi).
  • Bàng quang bị rối loạn thần kinh (xem hội chứng này).
  • Dị dạng bẩm sinh: niệu đạo lạc chỗ, đổ ra ở gần cổ bàng quang hay ở trong âm đạo (ở phụ nữ). Dò bàng quang bẩm sinh.
  • Lỗ dò bàng quang-âm đạo và niệu đạo-âm hộ ở phụ nữ.
  • Trạng thái lú lẫn và cuồng sảng, rối loạn trầm cảm, rối loạn tâm thần.
  • Thuốc: thuốc lợi niệu quai, thuốc an thần và thuốc ngủ, thuốc kháng cholinergic (thuốc chống trầm cảm, kháng histamin, chống co thắt), thuốc phiện, thuốc chống calci.

Dùng thuốc kháng cholinergic dài ngày có thể làm cho kích thích nên sự co của cơ bàng quang yếu đi do đó làm cho bàng quang không thải hết nước tiểu.

  • Rối loạn nội tiết: đường huyết cao, calci huyết cao.
  • Di chứng phẫu thuật hay điều trị bằng tia xạ.

KHÁM BỔ SUNG: chụp đường niệu qua tĩnh mạch gồm có chụp bàng quang, soi bàng quang, đo áp suất bàng quang, xét nghiệm tế bào và vi khuẩn trong nước tiểu.

Tiểu tiện nhiều vào ban đêm

ĐỊNH NGHĨA: tăng tiểu tiện vào ban đêm khiến bệnh nhân phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu. Bình thường, bài xuất nước tiểu ban đêm giảm ít hơn ban ngày từ 2 đến 4 lần và người khoẻ mạnh không cần phải thức dậy ban đêm để đi tiểu.

CĂN NGUYÊN

  • Tâm lý: thường kèm theo mất ngủ và sợ hãi.
  • Bệnh ở đường niệu thấp: mọi nguyên nhân gây tiểu tiện khó, nhất là u xơ tuyến tiền liệt, đều có thể gây ra tiểu tiện nhiều vào ban đêm.
  • Suy tim hoặc suy thận: mất khả năng đào thải nước tiểu được cô đặc (tỷ trọng trên 1.018) vào ban đêm.
  • Tiểu đường không được điều trị vể cân bằng, đái tháo nhạt.

Thiểu niệu: lượng nước tiểu hàng ngày thấp dưới 400 ml. Nguyên nhân: mất nước, suy thận, suy tim, bệnh thận có tắc nghẽn.

Có bọt khí trong nước tiểu: có không khí trong nước tiểu. Hội chứng hiếm gặp do lỗ dò ruột-bàng quang hay do viêm bàng quang tràn khí do các vi khuẩn sinh hơi tạo thành các bọt khí ở thành bàng quang.

Đái rắt

ĐỊNH NGHĨA: tăng số lần tiểu tiện.

CĂN NGUYÊN

  • Tâm lý: trạng thái sợ hãi, bị kích thích thường gây uống nhiều nước và đái rắt.
  • Bệnh ở đường tiết niệu thấp: mọi nguyên nhân gây tiểu tiện khó đều có thể gây đái rắt. Đái rắt mà lượng nước tiểu không tăng chứng tỏ dung tích bàng quang bị giảm.
  • Đa niệu: mọi trường hợp đa niệu đều gây đái rắt.

Đa niệu

ĐỊNH NGHĨA: tăng thể tích nước tiểu trên 3500 ml / ngày.

CĂN NGUYÊN

  • Đa niệu sinh lý: hấp thu quá nhiều chất lỏng. Chứng uổng nhiều nước.
  • Đái tháo nhạt: có thể tới hơn 20 lít / ngày do thiếu hormon chống bài niệu (ADH). Cũng được gặp trong bệnh đái tháo nhạt do thận (các tế bào ống thận không đáp ứng với hormon chống bài niệu. Thể này có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải.
  • Tiểu đường: đa niệu là triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường không được điều trị hay điều trị chưa tốt, có đường huyết cao và đường niệu cao.
  • Suy thận nặng: đa niệu do cơ chế bù trừ, qua đó các cầu thận còn lành cố gắng lọc tối đa. Nước tiểu có tỷ trọng nhẹ, dưới 1010 nhưng hằng định.
  • Điều trị bằng thuốc lợi niệu: có đa niệu trong giai đoạn phù bị rút khi điều trị suy tim, điều trị hội chứng thận hư hay điều trị xơ gan.
  • Giai đoạn khỏi bệnh thận có tắc nghẽn, khỏi hoại tử ống thận cấp .

Ứ nước tiểu (có tồn dư nước tiểu trong bàng quang sau khi tiểu tiện) xem bảng 5.2.

Mót buốt khi tiểu tiện: cơ thắt vòng bàng quang co cứng từng cơn, gây cảm giác mót đi tiểu.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây